Nhận lương hưu bằng tiền mặt chậm hơn trả online nhưng người hưởng... vẫn vui

(LĐTĐ) Ngày đầu tiên thực hiện chi trả lương hưu tháng 7/2024 bằng tiền mặt theo mức hưởng mới tới người hưởng tại Hà Nội, theo ghi nhận của phóng viên, công tác chi trả được cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) và nhân viên Bưu điện phục vụ chu đáo, nhanh chóng. Người dân đến nhận lương hưu đều bày tỏ phấn khởi bởi tháng này, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tiền lương hưu thực lĩnh được tăng thêm 15% so với tháng 6/2024.
Từ 1/7/2024: Tăng lương hưu 15% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay Người dân Thủ đô phấn khởi khi nhận lương hưu mới ngay trong ngày đầu chi trả Gần 80% người dân Thủ đô đã nhận lương hưu, trợ cấp BHXH mức hưởng mới qua tài khoản

Có mặt khá sớm tại điểm chi trả Nhà Văn hóa số 2 phường Đội Cấn (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) để nhận lương hưu, chỉ sau 5 phút làm thủ tục, bà Phạm Thị Kim Den (82 tuổi, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) đã nhận được lương hưu. Bà phấn khởi cho biết, lương hưu tháng 7/2024 của bà được tăng thêm khoảng 1 triệu đồng so với tháng trước đó.

Nhận lương hưu bằng tiền mặt chậm hơn trả online nhưng người hưởng... vẫn vui
Bà Phạm Thị Kim Den (82 tuổi, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) phấn khởi nhận được lương hưu mới. Ảnh: B.D.

Là giáo viên nghỉ hưu đã 28 năm nay, bà Den cho biết: Khi mới nghỉ hưu, lương hưu tôi thấp lắm. Sau nhiều lần tăng lương, đến nay lương của tôi được gần 6,7 triệu đồng, và tháng này được tăng lên gần 7,7 triệu đồng.

“Không phải chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người đều phấn khởi, đều mong muốn được tăng lương. Nhà tôi, ngoài 2 vợ chồng được tăng lương hưu, từ tháng này, các con đi làm cũng được tăng lương. Nhưng với người già như chúng tôi, chỉ trông với mỗi đồng lương hưu, nhiều khoản phải chi lắm, nên khi nhận được thông tin lương hưu tăng 15% tôi rất mừng. Đây như một món quà và cũng là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho thế hệ nhà giáo đã về hưu như chúng tôi”, bà Den phấn khởi khoe.

Nhận số tiền lương hưu tháng 7 được tăng thêm 600 nghìn đồng, bà Nguyễn Thị Tâm (89 tuổi ở phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) cũng không giấu nổi niềm vui. Bà Tâm cho biết: Qua nhiều lần được Nhà nước điều chỉnh tăng, tiền lương hiện nay bà được nhận là 4,1 triệu đồng, tăng khoảng 600 nghìn đồng so với mức lương tháng 6/2024.

Bà cũng bày tỏ niềm vui và sự an tâm bởi bên cạnh số tiền lương hưu ổn định hằng tháng, bà Tâm còn được cấp thẻ BHYT miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi ốm đau. Bản thân bà bị bệnh đái tháo đường, huyết áp… đã nhiều năm, thường xuyên phải đến viện để khám chữa bệnh, nên tấm thẻ BHYT và khoản lương hưu ổn định hằng tháng giúp có thể giúp bà tự chăm lo cho cuộc sống về già của mình.

Chia sẻ về việc sử dụng tiền lương tăng thêm vào cuộc sống, bà Phạm Thị Thành (81 tuổi, ở ngõ 195 Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) cho biết, khoản tiền lương hưu tăng thêm tháng này sẽ giúp bà có thêm một khoản để chăm lo tốt hơn cho cuộc sống. Là cán bộ Ủy ban Kiểm tra Trung ương về nghỉ hưu từ năm 1998 với đồng lương hưu khi đó 550 nghìn đồng/tháng, đến nay lương hưu của bà Thành đã tăng lên đáng kể sau nhiều lần điều chỉnh, được hơn 4,8 triệu đồng/tháng. Tại kỳ điều chỉnh tăng lương thêm 15% của tháng 7/2014, bà Thành được lĩnh gần 5,6 triệu đồng/tháng.

“Chúng tôi thực sự rất vui trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, giúp chúng tôi được sống những năm tháng tuổi già vui vẻ, không phải phụ thuộc vào con cháu. Sáng nay, tôi đã dậy sớm, đến đây sớm hơn thường lệ để mong nhận được lương hưu mới”, bà Thành phấn khởi chia sẻ.

Nhận lương hưu bằng tiền mặt chậm hơn trả online nhưng người hưởng... vẫn vui
Người dân trên địa bàn phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội phấn nhận lương hưu bằng tiền mặt tại Điểm chi trả Nhà Văn hóa số 2. Ảnh: B.D.

So với phương thức nhận lương hưu qua tài khoản ATM (cơ quan BHXH đã chi trả đồng loạt vào 1/7/2024), phương thức nhận lương hưu bằng tiền mặt được thực hiện sau 3 ngày (triển khai đồng loạt trên địa bàn thành phố Hà Nội vào 4/7/2024).

Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hải Hòa - Phó Giám đốc BHXH quận Ba Đình cho biết: Hiện trên địa bàn quận có 46.765 người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng, trong đó có 1.560 người đang sử dụng hình thức nhận chế độ bằng tiền mặt. Trong kỳ chi trả này, tại điểm chi trả Nhà Văn hóa số 2 phường Đội Cấn có gần 200 người, chủ yếu ở độ tuổi trên 80 tuổi.

Để hỗ trợ người hưởng, tại các điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, cùng với cán bộ Bưu điện, BHXH quận Ba Đình đều bố trí cán bộ hỗ trợ người dân. Trong đó, tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân chuyển đổi phương thức nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản ngân hàng. “Dù người dân nhận lương hưu về trợ cấp BHXH theo hình thức nào, chúng tôi đều sẵn sàng tinh thần phục vụ, đảm bảo người hưởng được nhận chế độ nhanh nhất và an toàn nhất”, bà Hòa cho biết.

Được biết trước đó, thực hiện Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 10/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận cùng BHXH quận Ba Đình, Công an quận và các đơn vị liên quan đồng loạt ra quân tuyên truyền, vận động người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH nhận tiền qua thẻ ATM. Đồng thời, kết hợp rà soát, xác minh, đồng bộ dữ liệu thông tin người hưởng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhờ đó, đã nâng tỷ lệ người dân nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại quận Ba Đình đạt 96,4%.

Với số người nhận lương hưu bằng hình thức tiền mặt (1.560 người), ngày 4/7, BHXH quận và Bưu điện đã thực hiện chi trả tại các điểm chi trả trên địa bàn. Sau ngày này, số còn lại chưa đến lĩnh, Bưu điện sẽ sẽ thực hiện chi trả tiền mặt tại 2 bưu cục Đốc Ngữ và Nguyễn Thái Học trong thời gian từ 10-20/7.

Thông tin về công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội, BHXH Thành phố cho biết, hiện có khoảng 593.000 người hưởng các chính sách BHXH và trợ cấp BHXH hằng tháng với số tiền trên 4.000 tỷ đồng. Trong số này, tính đến đầu tháng 7/2024, có khoảng 95% người đăng ký hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH nhận tiền qua thẻ ATM; số còn lại (khoảng 31.000 người) nhận qua phương thức trực tiếp bằng tiền mặt - được thực hiện chi trả từ ngày 4/7/2024.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hải Phòng: Thường trực Thành ủy gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI

Hải Phòng: Thường trực Thành ủy gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI

(LĐTĐ) Với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”, sáng 5/10/204, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2024.
Cảnh sát 141 liên tiếp phát hiện các vụ việc có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Cảnh sát 141 liên tiếp phát hiện các vụ việc có dấu hiệu phạm pháp hình sự

(LĐTĐ) Nhằm bảo đảm tình hình an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông dịp lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội được tăng cường làm nhiệm vụ tại những tuyến đường, địa bàn trọng điểm, khu vực giáp ranh, qua đó chủ động, kịp thời phòng, chống hiệu quả với loại tội phạm.
"Sập bẫy" lừa đảo, cụ bà suýt mất 300 triệu đồng

"Sập bẫy" lừa đảo, cụ bà suýt mất 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Cụ bà N.T.M (80 tuổi ở Hà Nội) đã nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, tự xưng là cán bộ Công an, thông báo bà M tham gia trong đường dây mua bán ma túy và rửa tiền. Bà M đã rất sợ hãi, giấu không dám nói với ai và ra ngân hàng định chuyển 300 triệu đồng cho đối tượng. Thấy nghi ngờ, ngân hàng đã trình báo Công an nên đã kịp thời ngăn chặn thành công vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói trên.
Hà Nội sẵn sàng nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Hà Nội sẵn sàng nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và thành phố Hà Nội, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động lên phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025. Đồng thời, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa và các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến.
Quận Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Quận Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 5/10, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp Trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tây Hồ (cơ sở 2).
Duyên dáng Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

Duyên dáng Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi sự kiện 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 4/10, chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài" đã diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội.
Triệt xóa đường dây làm giấy tờ giả quy mô lớn tại Bình Dương

Triệt xóa đường dây làm giấy tờ giả quy mô lớn tại Bình Dương

(LĐTĐ) Các đối tượng đã tạo nhiều tài khoản zalo, facebook liên kết với trang fanpage, hội nhóm kín trên mạng xã hội để nhận làm giả bằng tốt nghiệp thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung học phổ thông... sau đó giao nhận trực tiếp với người đặt mua.

Tin khác

Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), nhiều ý kiến cho rằng, việc mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT là quy định nhân văn, song cần xem xét, cân nhắc để bảo đảm tính khả thi, khả năng cân đối Quỹ BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, việc xây dựng Luật Nhà giáo là nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề...
Người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ nhiều hơn

Người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ nhiều hơn

(LĐTĐ) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động là một trong số các nội dung ưu việt của chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tuy nhiên, hiện doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với chính sách này. Trước thực tế đó, tới đây, Luật Việc làm sẽ sửa đổi quy định này theo hướng đảm bảo tính khả thi trong thực tế.
Sửa Luật Việc làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Sửa Luật Việc làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), với nhiều đề xuất sửa đổi quan trọng. Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị bổ sung người lao động bị mất việc sau thiên tai, khủng hoảng được vay vốn hỗ trợ việc làm.
Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đề nghị bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên thay vì từ 3 tháng trở lên như hiện nay.
Đảm bảo quyền lợi của người dân trong bão lũ

Đảm bảo quyền lợi của người dân trong bão lũ

(LĐTĐ) Ảnh hưởng từ cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Trong điều kiện giao thông bị gián đoạn do nhiều tuyến phố ngập sâu, cây cối, cột điện gãy đổ làm gián đoạn hoạt động của một số cơ sở khám chữa bệnh. Trước tình hình đó, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã phối hợp với BHXH các địa phương và các cơ sở y tế cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị cho bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT).
Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp. Tán thành việc cần thiết sửa đổi luật, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nhóm chính sách đề xuất cần phải bao trùm đầy đủ, toàn diện và giải quyết được một cách căn cơ, triệt để các vấn đề vướng mắc đã được chỉ ra.
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Các vấn đề đảm bảo an toàn, tiền cấp quyền, chống ô nhiễm môi trường... khi khai thác khoáng sản được nhiều đại biểu thảo luận, góp ý.
Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Với quy mô gần 1/4 dân số Việt Nam, nhóm học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm khi xây dựng và thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế (BHYT). Việc tham gia BHYT không chỉ đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe toàn diện cho HSSV, mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực khỏe mạnh, chất lượng cho đất nước trong tương lai.
Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

(LĐTĐ) Từ ngày 15/9, người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ áp dụng bảng lương, phụ cấp mới. Theo đó, mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định; quỹ tiền lương không được vượt quá kế hoạch của người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động