Nguyên do khiến bé quấy khóc và cách chọn sữa cho trẻ sơ sinh phù hợp
Tác dụng không ai ngờ tới của sữa mẹ | |
Hiệu quả của probiotics trong kiểm soát tăng men gan, giảm viêm loét dạ dày hành tá tràng |
Trung bình tổng thời gian bé khóc trên 3 tiếng đồng hồ một ngày, mỗi tuần có trên 3 ngày như thế và xảy ra kéo dài trên 1 tuần, cơn khóc thường xảy ra vào chiều tối hay ban đêm.
Khi đó, mặt bé thường nhăn nhó khó chịu, khóc to khó dỗ, đầu gối co lên, lưng cong trông rất đau đón. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé quấy khóc và mẹ có thể làm gì để “áp chế” hiện tượng này? Những thắc mắc của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Quấy khóc hay còn gọi là “khóc mã đề” là tình trạng bé khóc dai dẳng trên 3 tiếng đồng hồ. |
Những nguyên nhân khiến bé quấy khóc
Khi bé quấy khóc kèm theo những dấu hiệu như gây tiếng động rối rít, liếm môi, mút ngón tay hoặc dò dẫm tìm vú mẹ, rất có thể bé yêu của mẹ đang khóc vì đói bụng. Đây cũng được xem là nguyên nhân đầu tiên khiến bé quấy khóc.
Mặt khác, nếu bé quấy khóc sau khi ăn, có thể đó là vì bé cần được ợ hơi. Khi bú, bé thường nuốt luôn không khí. Vì vậy, bé sẽ cảm thấy bứt rứt nếu lượng khí này không được thoát ra ngoài.
Nôn trớ trào ngược cũng thường là nguyên nhân khiến bé quấy khóc vì khi trào ngược, thức ăn dạ dày (có tính acid) hoặc dịch dạ dày được đẩy lên thực quản có thể khiến bé đau hoặc khó chịu. Nôn trớ thường khiến bé mệt mỏi, khó chịu dẫn đến quấy khóc.
Ngoài ra, những kích ứng nhỏ cũng có thể là nguyên nhân. Mẹ hãy kiểm tra xem bé yêu có đang ở tư thế không thoải mái hay bị va đập hay trầy xước không Mẹ nên cởi hết đồ trên người bé để tìm nguyên nhân gây khó chịu, có thể do quần áo quá chật hoặc tay chân bé bị vướng nên thiếu lưu thông.
Nguyên nhân phổ biến khác có thể đến từ những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân (cơn đau Colic). Dù chưa được làm sáng tỏ nhưng các cơn đau thắt của bé có thể là do: bé được cho bú quá no hay các cữ bú quá gần nhau, bé bị dị ứng với sữa động vật (đối với trẻ bú bình) hoặc thức ăn mẹ ăn vào (đối với trẻ bú mẹ), hoặc với một số chất kích thích như nicotin, cafein mà mẹ sử dụng; bé bị đầy hơi, chướng bụng; bé chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ trong những tháng đầu đời…
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột hoặc tâm lý cũng có thể là nguyên nhân gây ra các cơn khóc này.
Mẹ làm gì để bé hết quấy khóc?
Mẹ có thể chọn các sản phẩm dinh dưỡng có công thức theo cơ chế làm đặc (có bổ sung hàm lượng tinh bột đúng tiêu chuẩn giúp làm sệt lại trong dạ dày). Việc sử dụng sản phẩm dinh dưỡng làm đặc, nhất là những bé được cho là khóc do trào ngược dạ dày thực quản sẽ giúp bé yêu giảm nôn trớ, từ đó có thể giảm thời gian quấy khóc, đồng thời giúp bé dễ tiêu hoá và hấp thu những dưỡng chất cần thiết.
Lưu ý thêm rằng: mẹ nên chọn sữa bột dành cho trẻ sơ sinh có bổ sung Probiotic – đây được xem là thực phẩm hữu ích giúp làm giảm quấy khóc do cơn đau Colic ở bé nhờ tính năng cải thiện hàng rào bảo vệ của các tế bào biểu mô đường tiêu hóa, tăng sản xuất kháng thể tại chỗ IgA, điều chỉnh hệ miễn dịch (bao gồm cả lympho T) và các vi khuẩn đường ruột khác.
Nếu bé đang bú mẹ, mẹ cần thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống, không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Hy vọng bài viết trên có thể giúp mẹ “giải mã” những cơn quấy khóc khó chịu ở bé.
Để tránh tình trạng bé quấy khóc vì nôn trớ, mẹ có thể chọn sữa bột dành cho trẻ sơ sinh có bổ sung Probiotic như Optimum Comfort, đồng thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lí để bé có thể hấp thu tốt và ngủ ngon hơn.
P.V
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46