Nguyễn Ánh và cuộc chiến chống lại Tây Sơn

LĐTĐ -Nguyễn Ánh là con thứ 3 của Nguyễn Phúc Luân. Khi Nguyễn Ánh lên 4 tuổi thì Nguyễn Phúc Luân bị quyển thần Trương Phúc Loan phế truất và bắt giam. Nguyễn Ánh được chúa Nguyễn Phúc Thuần đưa vào cung nuôi. Năm 1777, khi Nguyễn Ánh 17 tuổi thì cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Nguyễn Phúc Thuần bị quân Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh một mình chạy thoát ra đảo Thổ Chu. Một tháng ông trở lại Long Xuyên tập hợp binh sỹ quyết tử đánh chiếm lại Sài Gòn rồi xây thành đắp lũy ở phía tây sông Bến Nghé tiến hành cuộc chiến chống lại quân Tây Sơn.

Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ tiến đánh Sài Gòn, Nguyễn Ánh chống cự không được bỏ chạy ra đảo Phú Quốc. Đến tháng 8 năm 1782, Nguyễn Ánh trở lại Gia Định thu thập quân sĩ tiếp tục mưu đồ chống lại quân Tây Sơn. Nhưng, Nguyễn Ánh liên tiếp bị quân Tây Sơn đánh bại phải đưa cả gia đình sang Xiêm cầu viện. Tháng 12 năm 1784, Nguyễn Huệ đưa quân giải cứu Sài Gòn đánh tan quân Xiêm. Thất vọng trước quân Xiêm, tìm kiếm sự giúp đỡ của người Pháp và đến năm 1787, Nguyễn Ánh trở về nước xây dựng lực lượng tiếp tục sự nghiệp khôi phục vương triều. Năm 1788, Nguyễn Ánh đánh chiếm Quy Nhơn và các tỉnh phía Nam, đến năm 1801 tiến quân chiếm được thành Phú Xuân.

Nguyễn Ánh là vị vua có cá tính nhất quán rất quyết liệt điều đó thể hiện trong việc đánhquân Tây Sơn và sau này ông đã thiết lập một vương triều để lai nhiều dấu ấn trong giai đoạn lịch sử này. Ông là vị vua có thể thức dậy từ canh 5 và với 1 mo cơm năm muối vừng đã đi chặng đường 12 km từ Huế xuống sông Hương ra cửa Thuận An để xem và tham gia vào việc triều thần và quân lính đóng tàu như thế nào. Thời Nguyễn Ánh, ông thiết lập chế độ tam vô  rất độc tài (không lập trạng nguyên, không tể tướng và không hoàng hậu) tất cả quyền lực tập trung vào vua. Và điều ở Nguyễn Ánh mà đời sau còn phê phán đó là ông là một đế vương trả thù rất quyết liệt đến tận 9 đời sau và việc ông đối xử quân Tây Sơn.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan

Cuộc chiến suốt hơn 20 năm do Nguyễn Ánh tiến hành thực chất là cuộc chiến giữa 2 thế lực, một bên đại diện cho dòng dõi quý tộc và một bên đại diện cho giai cấp nông dân. Bởi Nguyễn Huệ dấy binh khởi nghĩa vì quyền lợi của lê dân trăm họ đang rên xiết dưới ách thống trị hà khắc của chế độ phong kiến Đàng Trong mà Nguyễn Ánh là người đại diện. Nguyễn Huệ muốn đập tan các thế lực cát cứ để đưa giang sơn về một mối thì Nguyễn Ánh lại lo bảo vệ cho chế độ chúa Nguyễn - Đàng Trong của mình. Nguyễn Huệ đặt độc lập dân tộc lên trên hết, thù trong được đặt sau giặc ngoài. Vì vậy, khi quân Xiêm xâm lược việc trước tiên ông tiến hành là đánh tan quân Xiêm. Đến khi quân Thanh tràn sang, ông đã  thần tốc hành quân ra Bắc đại phá quân Thanh bảo vệ độc lập cho dân tộc. Trong khi đó Nguyễn Ánh chỉ biết lo cho quyền lợi cá nhân đi cầu cứu quân Xiêm sang đánh lại Tây Sơn…

Gia Long và triều Nguyễn

Năm 1802 khi đã lấy lại được toàn bộ đất đai cũ của các chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh cho lập đàn tế cáo trời đất, thiết triều tại Phú Xuân, đặt niên hiệu là Gia Long năm thứ nhất và cử Lê Quang Định làm Chánh sứ sang nhà Thanh xin phong vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên nước là Nam Việt sẽ lẫn với nước của Triệu Đà (gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây) nên đổi là Việt Nam. Năm 1804 nước ta có tên là Việt Nam. Năm 1806, vua Gia Long chính thức làm lễ xưng vương ở điện Thái Hòa.

Là vua sáng lập triều Nguyễn của một quốc gia thống nhất, vua Gia Long đã quyết định rất nhiều việc để đặt nền móng cho vương triều có một địa bàn thống trị rộng lớn từ Bắc đến Nam. Vua bãi bỏ chức tể tướng để tránh lộng quyền, nghiêm dụ quan lại không được sách nhiễu dân, đặt ra 6 bộ: Bộ Lại (coi việc tuyển bổ quan lại), Bộ Hộ (lo tài chính, thuế khóa), Bộ Lễ (lo việc triều hạ, khánh lễ, học hành), Bộ Binh (việc quốc phòng), Bộ Hình (coi việc pháp luật), Bộ Công (bộ xây dựng), các Bộ do các thượng thư đứng đầu. Vua Gia Long cho tổ chức lại các đơn vị hành chính từ trung ương xuống, quản lý đinh, khẩu ruộng đất và thuế khóa áp dụng theo hình mẫu thời Lê Sơ nhưng được thực hiện trên quy mô lớn hơn, quy củ hơn. Năm 1815 bộ “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là “Luật Gia Long” gồm 22 quyển với 398 điều luật đã được ban hành. Công cuộc khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long được tiếp tục. Việc trị thủy, đắp đê vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng được vua Gia Long chú ý ngay từ đầu.

Ngai vàng của vua Nguyễn trong Điện Thái Hòa

Về đối ngoại, một mặt vua Gia Long tranh thủ sự ủng hộ và giữ lễ thần phục của nhà Thanh, mặt khác vua Gia Long lại dùng lực lượng quân sự bắt các nước Chân Lạp và Ai Lao phải thuần phục. Đối với các nước phương Tây, vua Gia Long tỏ ra nghi ngại, từ chối việc nước Anh xin mở của hàng buôn bán, những yêu sách của chính phủ Pháp  đều bị vua khước từ.

Vua Gia Long cũng rất chú trọng việc học hành, vua cho dựng Văn Thánh ở làng An Ninh nằm về phía Tây Kinh thành và các doanh trấn để thờ Khổng Tử, lập Quốc Tử Giám ở Kinh đô để dạy các quan và sĩ tử ưu tú trong nước, năm 1807 mở khoa thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn. Bản thân nhà vua, ngoài việc học Đạo Nho, ông còn nghiên cứu văn hóa phương Tây vì vậy vua Gia Long có đủ kiến thức để chỉ đạo đóng các thuyền chiến bằng đồng. Vua Gia Long còn cho xây dựng lại kinh thành Huế theo kiểu kết hợp giữa kiến trúc xây phòng thành Việt Nam và của Pháp, công trình tồn tại đến ngày nay.

Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân, tháng 11 năm 1818, vua Gia Long lâm bệnh và hạ chiếu cho con trai Nguyễn Phúc Đảm thay vua quyết định việc nước (vua Gia Long có 13 hoàng tử và 18 Công chúa, vua quyết định chọn vị hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị, vì ông này  vốn là người hay bài xích đạo Công giáo và không có chút tình cảm nào với người Pháp – tư tưởng này hợp với vua Gia Long. Đồng thời vua Gia Long đã viết trong di chiếu rất rõ rằng: “Hãy đối xử tử tế với người Âu nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của họ”).

Ngày 19 tháng 2 năm Kỷ Mão (tức ngày 3 tháng 2 năm 1820) vua Gia Long qua đời, thọ 59 tuổi, ở ngôi 18 năm, miếu hiệu là Thế Tổ, thụy hiệu Cao Hoàng Đế. Lăng của vua Gia Long hiệu Thiên Thọ, tại làng Đình Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tôn thờ vua Gia Long tại Chánh Án Miếu ở Thế Miếu trong Đại nội Kinh thành Huế.

Nhìn nhận về Nguyễn Ánh các học giả đều chia cuộc đời của ông thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu chiếm quá nửa cuộc đời là thời gian bằng mọi giá Nguyễn Ánh bảo vệ chế độ cát cứ. Giai đoạn cuối đời khi đã giành được ngai vàng, Nguyễn Ánh lại có nhiều đóng góp cho vương triều và đất nước vì thế trong danh mục những minh vương dựng nghiệp lớn lại có cả tên ông.

Nguyễn Phan
 

Nên xem

Việt Nam lần đầu đăng cai cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa thế giới năm 2025

Việt Nam lần đầu đăng cai cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa thế giới năm 2025

(LĐTĐ) Ngày 26/9, tại Hà Nội, đã diễn ra họp báo công bố khởi động cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa thế giới 2025 (Miss Multicultural World 2025). Đây là một sự kiện quốc tế quy mô lớn, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Phố phường Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phố phường Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Trung tâm Hà Nội đang khoác lên mình một diện mạo rực rỡ và trang trọng để chào đón kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Dọc các tuyến phố chính và khu vực phố đi bộ Hồ Gươm, cờ, hoa và hàng loạt pano, áp phích cỡ lớn được lắp đặt, mang những thông điệp ý nghĩa về sự kiện lịch sử trọng đại này.
Tiêm vắc xin sốt xuất huyết: Biện pháp phòng, chống hiệu quả

Tiêm vắc xin sốt xuất huyết: Biện pháp phòng, chống hiệu quả

(LĐTĐ) Vắc xin sốt xuất huyết là biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu, dành cho số đông. Các kết quả nghiên cứu cho thấy đây là vắc xin an toàn và dùng được cho trẻ em là đối tượng nhạy cảm và tỷ lệ mắc sốt xuất huyết rất cao.
Cuộc thi "Thanh âm Hà Nội": Vinh danh những sáng tác về Thủ đô nghìn năm văn hiến

Cuộc thi "Thanh âm Hà Nội": Vinh danh những sáng tác về Thủ đô nghìn năm văn hiến

(LĐTĐ) Chiều 26/9, tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ trao giải thưởng và ra mắt ấn phẩm Cuộc thi sáng tác ca khúc “Thanh âm Hà Nội”. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà dự và trao giải.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/9: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/9: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/9, khu vực Hà Nội sáng sớm có sương mù trưa chiều giảm mây trời nắng, nhiệt độ từ 24 độ C đến 34 độ C.
Công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội

Công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội. Đây là mô hình mới về tổ chức Công đoàn cơ sở, được thành lập đầu tiên thuộc ngành Xây dựng Hà Nội theo quy định của Điều 14, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII.
Triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản”

Triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản”

(LĐTĐ) Chương trình do Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Trung tâm Thông tin - Triển lãm Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức, sẽ diễn ra vào ngày 2/10 tại Nhà Triển lãm 61 Tràng Tiền. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Tin khác

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

(LĐTĐ) Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cựu quân nhân; cựu chiến binh; gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Trần Đình Văn

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Trần Đình Văn

(LĐTĐ) Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bỏ phiếu kín thông qua và ban hành Nghị quyết số 1184/NQ-UBTVQH15, quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm, tặng quà gia đình chính sách

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm, tặng quà gia đình chính sách

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), chiều 26/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đi thăm, tặng quà tri ân gia đình chính sách tại quận Bắc Từ Liêm.
Tỉnh Bình Dương đã biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể

Tỉnh Bình Dương đã biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể

(LĐTĐ) Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh "3 xây dựng" của tỉnh Bình Dương gồm: Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh năng động, hiệu quả; xây dựng xã hội hài hòa, nhân văn và bền vững; xây dựng chính quyền địa phương kiến tạo, liêm chính.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà người có công tại huyện Hoài Đức

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà người có công tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đến thăm, tặng quà người có công tại huyện Hoài Đức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

(LĐTĐ) Sáng 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bình Phước có buổi khảo sát vị trí xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Quyết định hợp lòng dân

Quyết định hợp lòng dân

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là sự kiện trọng đại của thành phố Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, Thành phố đã có kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện này trên cơ sở thể hiện được tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại các quận, huyện: Dương Kinh, Cát Hải, Bạch Long Vĩ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Xem thêm
Phiên bản di động