Nguy cơ mất an toàn từ quán cà phê đường tàu

(LĐTĐ) Dù đã được báo chí, cơ quan chức năng cảnh báo nguy hiểm, nhưng tình trạng kinh doanh, vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra. Hiện một số hộ kinh doanh cà phê trên đường tàu ở Hà Nội đã rục rịch mở cửa trở lại đón khách, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt.
Hà Nội nỗ lực "xoá sổ" các quán cà phê đường tàu - Vì sự an toàn là trên hết Khung cảnh xóm cà phê đường tàu sau 1 tuần thực hiện đóng cửa

Một số quán vẫn vi phạm an toàn giao thông

Gần đây, báo Lao động Thủ đô nhận được phản ánh của nhiều người dân sống gần khu vực phố Hàng Bông, Phùng Hưng… quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về tình trạng một số hộ kinh doanh cà phê trên đường tàu, tiếp tục mở bán cho khách du lịch. Theo người dân, từ cuối tháng 4/2022, những hàng quán dọc đường tàu khu vực Phùng Hưng đã bắt đầu được tân trang và mở cửa đón khách trở lại. Mặc dù lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực vào cuộc chấn chỉnh, tuy nhiên, tình trạng kinh doanh, vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra khá công khai.

Nguy cơ mất an toàn từ quán cà phê đường tàu
Ảnh chụp sáng 8/8 trên đoạn đường sắt đi ngang khu dân cư phố Trần Phú - Phùng Hưng.

Ghi nhận của phóng viên sáng 8/8, chỉ trong khoảng chưa đầy 500m đoạn đường sắt đi ngang khu dân cư phố Trần Phú - Phùng Hưng có đến gần chục quán cà phê đang tất bật đón khách. Khu vực nguy hiểm nhưng nhiều du khách lớn tuổi có, trẻ có, thậm chí cả khách nước ngoài đổ về khu vực cà phê “xóm đường tàu” vẫn ngang nhiên đi lại, vô tư chụp ảnh giữa đường ray. Dù biết rõ những nguy cơ về an toàn hành lang đường sắt, cũng như cơ quan chức năng đã cắm biển cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm chụp ảnh giữa đường tàu. Chị Trần Thu Linh (việt Kiều Đức) cho biết, đã lâu chưa về Hà Nội, qua những người bạn tôi thấy khá tò mò, nên dù hơi sợ, nhưng vẫn phải canh giờ tàu chạy để đến đây trải nghiệm…

Sau thời gian bị đóng cửa do dịch bệnh và lệnh cấm vi phạm hành lang an toàn đường sắt, những người lao động đang cố gắng mưu sinh để duy trì cuộc sống, hiện một số hộ kinh doanh cà phê trên đường tàu ở Hà Nội vẫn tiếp tục mở cửa trở lại đón khách. Đa số các hộ kinh doanh trên phố đường tàu đều sắp xếp bàn ghề trong khuôn viên cửa hàng, không dám tràn ra khu vực đường tàu. Thế nhưng việc bất chấp nguy hiểm để kiếm sống chẳng khác nào họ đang đưa bản thân ra đùa giỡn, thách thức tử thần. Nói về việc kinh doanh, buôn bán hoặc sinh hoạt ngay trên đường tàu, rất nhiều người dân nơi đây vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Phần lớn người dân đều cho rằng việc họ nắm rõ giờ tàu chạy nên việc nguy hiểm là không có.

Tại “xóm đường tàu” ven đường Phùng Hưng, đã không ít lần cơ quan chức năng đến làm việc, lập biên bản xử lý các hàng quán kinh doanh. Nhiều người dân không chấp hành luật lệ giao thông, đứng ngồi trên đường sắt cũng bị xử phạt. Tuy nhiên, ngay khi lực lượng chức năng rời đi, chỉ một thời gian sau, hoạt động kinh doanh khu vực đường tàu lại tấp nập, nhộn nhịp trở lại.

Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên - Phó trưởng Công an phường Hàng Bông, (quận Hoàn Kiếm) cho biết, dịch bệnh Covid 19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động trở lại bình thường (nhất là ngành Du lịch), vào các dịp cuối tuần, lượng du khách trong và ngoài nước đến khu vực tuyến đường sắt để quay phim, chụp ảnh ngày càng đông đã phát sinh nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch như cà phê, giải khát, ăn nhanh… tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn giao thông đường sắt, cũng như mất trật tự, an ninh xã hội. Để đảm bảo an toàn giao thông, Công an phường thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, xử phạt và thu giữ các phương tiện vi phạm của các hộ dân. Tuy nhiên, do chủ yếu du khách vi phạm là người nước ngoài nên cũng ít nhiều gây khó khăn trong công tác vận động, nhắc nhở.

Nơi nào vi phạm xử lý trước khi “ngồi tính”!

Dù đã được báo chí, cơ quan chức năng cảnh báo nguy hiểm nhưng tình trạng kinh doanh, vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra một cách công nhiên, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của chính người dân. Trước tình trạng này, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực vào cuộc chấn chỉnh, nhưng hiệu quả chưa rõ ràng.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Nguyễn Anh Quân cho biết, Ủy ban nhân dân quận đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng của quận, phường tăng cường xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn quận; tổ chức cho 100% các hộ dân sinh sống hai bên tuyến đường sắt ký cam kết không tái vi phạm hành lang an toàn đường sắt, nhất là các hộ kinh doanh, không bày bàn ghế cho khách ngồi gây cản trở giao thông đường sắt.

“Để đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông đường sắt, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo Công an quận, Ủy ban nhân dân các phường, các ban ngành đoàn thể tiếp tục duy trì phương án nêu trên và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm; tăng cường lực lượng tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức ký cam kết với các hộ kinh doanh không lấn chiếm”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm thông tin.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Bông, lực lượng chức năng sở tại luôn thực hiện chỉ đạo xuyên suốt của Thành phố và quận Hoàn Kiếm, đặt an toàn giao thông lên trên hết. “Các hộ dân sống trong khu vực này phải tuân thủ quy định an toàn hành lang đường sắt. Chúng tôi sẽ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và nghiêm túc xử lý khi có sai phạm”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Bông cho biết.

Thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng, Thành phố luôn khuyến khích phát triển các dịch vụ du lịch, tuy nhiên phải đúng với quy định của pháp luật và đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối với du khách, nếu đã là "vi phạm" thì phải kiên quyết dẹp bỏ. Để chấn chỉnh tình trạng này và tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt, Ủy ban nhân dân các quận cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn đường sắt tới người dân; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường sắt; ngăn chặn, giải tán các điểm tụ tập đông người quay phim, chụp ảnh, ngồi uống cà phê trong lòng đường sắt; chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam giải toả dứt điểm các điểm vi phạm từ phía các hộ kinh doanh trong khu vực tiếp giáp dọc theo đường sắt có hành vi họp chợ, buôn bán trong hành lang an toàn đường sắt.

Luật sư Phạm Hải Long (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, việc kinh doanh trên đường sắt đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh không tuân thủ theo những quy định về an toàn giao thông đường sắt. Đồng thời, gây mất an toàn giao thông đường sắt và an toàn cho chính cá nhân, tổ chức kinh doanh. /.

Việc kinh doanh cà phê, quán ăn nhẹ hai bên đường sắt chủ yếu thuộc khu vực quận Hoàn Kiếm đã được truyền thông cũng như các cấp đề cập từ mấy năm trước. Có ý kiến cho rằng, một khi du khách thích nghĩa là nơi đó hấp dẫn. Vấn đề chính quyền sở tại phải có các văn bản hướng dẫn về chỉ giới an toàn và cách thức vận hành. Ý kiến khác lại cho rằng, bất luận thế nào hành vi kinh doanh trong hành lang an toàn đường sắt cũng là vi phạm Luật Giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của tính mạng. Nay sau hơn 2 năm đại dịch, cuộc sống đang dần trở lại trạng thái bình thường mới, du khách, người dân lại ‘tấp nập” kéo đến các quán ven đường tàu. Vấn đề đặt ra, chính quyền sở tại phải có biện pháp dứt khoát theo hướng: Tồn tại hay không tồn tại? Nếu cho phép tồn tại phải ban hành văn bản pháp quy kèm theo hướng dẫn về kinh doanh an toàn. Không thể mãi loay loay giữa có và không!

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động