Người vô hình trong pháp luật Việt Nam – họ là ai?

LĐTĐ - Người chuyển giới - những người mang giới tính sinh học nữ khao khát trở thành nam, và những người mang giới tính sinh học nam tin rằng mình là nữ - đã luôn luôn tồn tại như một bộ phận của xã hội từ xưa đến nay.

Người chuyển giới vật vã mưu sinh

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên góc độ quyền của người chuyển giới do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tiến hành trong những năm gần đây đã cho thấy rất nhiều vấn đề mà những người chuyển giới đang phải đối mặt.

Đầu tiên, phải nhắc đến là vấn đề sức khỏe,  người chuyển giới gặp nhiều vấn đề cả thể chất lẫn tinh thần. Họ không dám đi khám tại các cơ sở y tế vì sợ bị kỳ thị, tự dùng hoóc-môn không có hướng dẫn, phẫu thuật cấy ghép “chui” do không được pháp luật cho phép. Jesscica - người chuyển giới nữ ở Sài Gòn tâm sự: do chưa có cơ sở y tế nào quan tâm đến chúng em, không tư vấn, càng không tiêm hoóc-môn nên Jesscica đã phải tự tìm hiểu, tự mua thuốc và tự tiêm. “ Em may mắn vì sau nhiều lần sang Thái Lan phẫu thuật đã được các bác sĩ tư vấn nên có chút kinh nghiệm. Còn nhiều người trong giới của cô đã tử vong do thiếu hiểu biết, tự tiêm nên bị sốc.” – Jesscica nói trong nước mắt.

Chính sự kỳ thị của cộng đồng xã hội đã khiến nhiều người chuyển giới, dù có học vấn hay không, họ cũng hầu như không xin được việc dù đây là nguyện vọng tha thiết để đảm bảo sự sinh tồn. Hậu quả là nhiều người phải làm những công việc chịu sự kỳ thị nặng nề hơn, như đi hát đám ma hoặc thậm chí bán dâm. Và nhiễm HIV là hậu quả nhãn tiền mà không ít người mắc phải. Khi mới chuyển giới, Jesscica đi xin việc ở đâu cũng không được nhận vì giấy tờ khác ở ngoài. Người quen lúc đầu cũng tìm một vài chỗ cho làm nhưng một thời gian lại phải cho nghỉ, vì những chỗ Jesscica làm thường là những ảnh viện áo cưới, trang điểm cô dâu, khi thay đồ cho cô dâu người ta ngại.

Trên thực tế, người chuyển giới hầu như không được sự thừa nhận và bảo vệ nào của pháp luật, bởi theo quy định của pháp luật  hiện không cho phép thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, hộ chiếu) cũng như trong các đăng ký nhân thân khác (như khai sinh, hộ tịch…) trừ trường hợp giới tính sinh học có khuyết tật bẩm sinh hoặc phải nhờ sự can thiệp của y học mới định hình chính xác. Pháp luật cũng không cho phép phẫu thuật chuyển giới dựa vào ý muốn chủ quan.

“Nhiều người chuyển giới dường như đang sống “ngoài vòng pháp luật”, do không có chứng minh thư, không sử dụng tên khai sinh, và không được thừa nhận giới tính thực tế sau phẫu thuật. Thiếu sự bảo vệ của pháp luật, họ trở thành một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Đã đến lúc xã hội và Nhà nước phải thừa nhận và có biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chuyển giới trên cả phương diện pháp lý và trong đời sống thực tế”, ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho biết.

Với Jesscica, sau những tháng ngày vất vả, giờ cô đã có việc làm ổn định, mở được cửa hiệu thuê quần áo cưới của riêng mình, nhưng trong thâm tâm cô vẫn muốn được xã hội công nhận. Jesscica tâm sự: Mong muốn của tôi cũng không nhiều, đó là những người chuyển giới không được đổi giới tính thì cũng cho chúng tôi đổi tên để bớt rắc rối trong cuộc sống. Nguyện vọng của Jesscica cũng chính là nguyện vọng của cộng đồng người chuyển giới ở nước ta.

Phương An

Nên xem

Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào?

Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào?

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 sẽ bao gồm việc bãi bỏ mức lương cơ sở, thực hiện hợp đồng lao động theo quy định mới, xác định mức lương tối thiểu, mở rộng quan hệ tiền lương và hoàn thiện chế độ nâng bậc lương.
Hệ sinh thái “Net Zero” đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

Hệ sinh thái “Net Zero” đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

(LĐTĐ) Lộ trình thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của doanh nghiệp điển hình, Vinamilk, đang không chỉ giúp doanh nghiệp có những bước đi đầu tiên bài bản, mà đã dần tạo ra tác động lên cả “hệ sinh thái” khi thay đổi tư duy về sản xuất xanh, nông nghiệp bền vững bên ngoài phạm vi các nhà máy, trang trại…
Lá cờ đầu trong sự nghiệp phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo của Thủ đô

Lá cờ đầu trong sự nghiệp phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo của Thủ đô

(LĐTĐ) Ba Đình là quận gắn với những sự kiện chính trị trọng đại, là trung tâm về hành chính, chính trị, giáo dục, y tế…, có vị trí quan trọng của đất nước cũng như Thủ đô Hà Nội. Những năm qua, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngành Giáo dục quận Ba Đình luôn được xếp ở vị trí tốp đầu tiêu biểu trong 30 quận, huyện, thị xã của Thành phố.
ABBANK triển khai hàng loạt chương trình ý nghĩa mừng sinh nhật 31 năm

ABBANK triển khai hàng loạt chương trình ý nghĩa mừng sinh nhật 31 năm

(LĐTĐ) Trong tháng sinh nhật mừng 31 năm hình thành và phát triển (tháng 5/2024), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã triển khai hàng loạt các chương trình ưu đãi cho khách hàng, chương trình thiện nguyện cùng hàng loạt hoạt động ý nghĩa, gắn kết tinh thần nội bộ dành cho cán bộ, nhân viên (CBNV).
Lấy ý kiến cán bộ Công đoàn về các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát của Công đoàn

Lấy ý kiến cán bộ Công đoàn về các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (17/6), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ Công đoàn về việc sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát của Công đoàn.
Sôi nổi hội thi “Ẩm thực quê hương” huyện Phú Xuyên

Sôi nổi hội thi “Ẩm thực quê hương” huyện Phú Xuyên

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Xuyên tổ chức Hôi thi nấu ăn với chủ đề “Ẩm thực quê hương”.
Hôm nay (17/6), Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Hôm nay (17/6), Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

(LĐTĐ) Hôm nay (17/6), Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 7. Trong 11 ngày làm việc của đợt 2 (từ ngày 17-28/6), Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng và xem xét thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết.

Tin khác

Hôm nay (17/6), Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Hôm nay (17/6), Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

(LĐTĐ) Hôm nay (17/6), Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 7. Trong 11 ngày làm việc của đợt 2 (từ ngày 17-28/6), Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng và xem xét thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết.
UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân phố Định Công Hạ

UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân phố Định Công Hạ

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ cháy nhà dân trên phố Định Công Hạ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký văn bản chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ việc...
Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng để “gỡ khó” cho sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng để “gỡ khó” cho sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vật liệu phát triển nhanh, bền vững, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn. Trong đó, tăng cường triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở công nhân trong khu công nghiệp và các chương trình, dự án xây dựng nhà ở khác.
Kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Hải quan nhiệm kỳ 2015 - 2020

Kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Hải quan nhiệm kỳ 2015 - 2020

Từ ngày 12 đến ngày 14/6/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 42. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) chủ trì Kỳ họp.
Ông Phùng Công Sưởng được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong

Ông Phùng Công Sưởng được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong

(LĐTĐ) Ban Bí thư Trung ương Đoàn bổ nhiệm nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiền Phong, giữ chức Tổng Biên tập Báo Tiền Phong kể từ ngày 15/6/2024.
Thành phố Hồ Chí Minh: Xuất hiện mưa đá, cây xanh bật gốc

Thành phố Hồ Chí Minh: Xuất hiện mưa đá, cây xanh bật gốc

(LĐTĐ) Đây là một hiện tượng hiếm khi xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) do đó đã khiến người dân thích thú, thậm chí nhiều người dân xem đây là cơ hội để check-in...
Phát triển kinh tế báo chí truyền thông thời kinh tế số

Phát triển kinh tế báo chí truyền thông thời kinh tế số

(LĐTĐ) Ngày 14/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”. Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh dự hội thảo.
Thủ tướng phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000km cao tốc

Thủ tướng phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000km cao tốc

(LĐTĐ) Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Bộ Nội vụ rà soát, phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000km cao tốc trước ngày 31/12/2025, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Nhà báo Phạm Quốc Huy giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật

Nhà báo Phạm Quốc Huy giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật

(LĐTĐ) Nhà báo Phạm Quốc Huy - Phó Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật kể từ ngày 14/6/2024.
"Vừa chạy vừa xếp hàng", không để xảy ra tình trạng chậm trễ trong xây dựng luật

"Vừa chạy vừa xếp hàng", không để xảy ra tình trạng chậm trễ trong xây dựng luật

(LĐTĐ) Quán triệt phải đổi mới cách làm trong xây dựng luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với nhau và với các cơ quan của Quốc hội tại giai đoạn 2 của kỳ họp thứ 7 trong việc thảo luận, cho ý kiến, xem xét, thông qua các dự án luật; tuân thủ quy định, "vừa chạy vừa xếp hàng", không để tình trạng chậm trễ.
Xem thêm
Phiên bản di động