Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Tại nhiều diễn đàn, rất đông đoàn viên công đoàn, người lao động thắc mắc về chính sách tiền lương mới từ 1/7 sẽ được thực hiện như thế nào, đặc biệt là với đối tượng viên chức, người lao động.
Giáo viên quan tâm về chính sách tiền lương mới Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ Bảng lương mới của công chức, viên chức sẽ có cơ cấu như thế nào?

Những câu hỏi như: Từ 1/7/2024, mức tăng lương tối thiểu vùng thấp nhất là bao nhiêu theo dự kiến; từ 1/7/2024, mức đóng bảo hiểm y tế thay đổi như thế nào; theo chính sách tiền lương mới, giáo viên mầm non có thâm niên lâu năm và giáo viên mầm non ít năm công tác sẽ được tính như thế nào; khi cải cách tiền lương, lương của viên chức không giữ chức danh lãnh đạo tính thế nào; mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động liệu có thay đổi;... là những câu hỏi mà rất nhiều đoàn viên công đoàn và người lao động đưa ra ở thời điểm này khi chính sách tiền lương mới sắp được thực hiện.

Điển hình như tại buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động” do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức hồi tháng 5.

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024
Các chuyên gia trả lời nhiều câu hỏi của đoàn viên, người lao động về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động.

Tại buổi đối thoại trên, đông đảo đoàn viên công đoàn, người lao động đã gửi tới các chuyên gia nhiều câu hỏi về những chế độ, chính sách pháp luật mới được điều chỉnh, bổ sung, liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, từ 1/7/2024 khi cải cách chính sách tiền lương, nhiều đoàn viên, người lao động quan tâm đến cách tính tiền lương mới để bảo vệ quyền lợi của mình.

Về câu hỏi mức lương tối thiểu vùng sẽ thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương từ tháng 7/2024, bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024, mức lương người lao động được sẽ được tăng khoảng 6% đối vùng 1, 2, 3, 4.

Đối với mức lương mức vùng 1 sẽ tăng lên 4.960.000 đồng/tháng; mức lương theo giờ tăng lên 23.800 nghìn đồng/giờ. Trong trường hợp mức lương của người lao động đã cao hơn rồi thì doanh nghiệp không có trách nhiệm điều chỉnh cao hơn, tăng lương tối thiểu vùng chỉ có tác dụng với người lao động lương bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024
Chị Trịnh Thị Thúy Nga đến từ Trường THCS Mai Hắc Đế đặt câu hỏi về việc khi thực hiện chính sách tiền lương mới thì người lao động đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua có được nâng lương trước thời hạn nữa không?

Với câu hỏi: Từ 1/7 tới đây khi thực hiện chính sách tiền lương mới thì người lao động đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua có được nâng lương trước thời hạn nữa không?. Bà Hồ Thị Kim Ngân phản hồi: Việc thực hiện chế độ cải cách tiền lương theo vị trí việc làm, cũng như tiền lương cơ sở sẽ được điều chỉnh làm sao để đáp ứng được đời sống của cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, hiện chưa có Nghị định về điều chỉnh cải cách tiền lương. Từ 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương, nguyên tắc tiền lương khi cải cách sẽ không giảm đi, hoặc thấp hơn thang bảng lương mà chúng ta đang tính hiện nay, đảm bảo sự yên tâm của người lao động.

Tiền lương cơ bản chiếm khoảng 70% quỹ lương, và 30% là phần phụ cấp, có 10% dành cho phần tiền thưởng. Việc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở sẽ được tính trên quỹ tiền thưởng, hưởng 10% quỹ tiền thưởng, nên không lấy danh hiệu này để nâng bậc lương.

Tại buổi đối thoại cũng về chính sách tiền lương do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy tổ chức ngày 14/6 vừa qua, các chuyên gia cũng đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của đoàn viên công đoàn, người lao động liên quan đến những chế độ, chính sách pháp luật mới được điều chỉnh, bổ sung, liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội để người lao động kịp thời nắm bắt và chủ động bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024
Anh Vũ Đức Thắng đến từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đặt câu hỏi về việc sau khi cải cách tiền lương thì tiền lương của viên chức có chức danh lãnh đạo và không có chức danh lãnh đạo được tính như thế nào?

Về câu hỏi sau khi cải cách tiền lương thì tiền lương của nhóm viên chức có chức danh lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo được tính thế nào, ông Vũ Hồng Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Quản lý và Phát triển năng lực tổ chức, giải đáp: Trước đây, Nhà nước tính lương theo hệ số, nhưng khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ bỏ hệ số, quy thành một mức tiền cụ thể. Tới đây, khi xếp lương theo vị trí việc làm đòi hỏi các đơn vị phải có kỹ thuật đánh giá vị trí công việc. Ví dụ như sắp xếp đơn vị của mình có bao nhiêu chức danh, các điều kiện mà chức danh đó phải có sẽ tương ứng với mức lương ghi trong hợp đồng làm việc.

Khi cải cách tiền lương, tiền lương tăng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống lương mới. Trong quá trình tính toán, Nhà nước sẽ có các yếu tố, khu vực tham chiếu để quy đổi từ mức lương có hệ số sang mức lương bằng tiền hay còn gọi là lương theo giá trị công việc. Với cách làm này sẽ đảm bảo mức lương của viên chức, người lao động không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

Khi thay đổi cách tính tiền lương, phụ cấp thâm niên của giáo viên bị cắt, thì mức lương mới có đảm bảo bằng mức lương cũ? Với câu hỏi này, ông Vũ Hồng Ngọc cho hay: Phụ cấp thâm niên nghề là khoản thu nhập tương đối lớn đối với giáo viên. Khi Nhà nước chuyển sang xây dựng tiền lương theo vị trí việc làm thì phụ cấp thâm niên được tính theo yêu cầu công việc. Tức là sẽ không còn phụ cấp thâm niên bên ngoài, mà được tính vào giá trị công việc của người đó đang đảm nhiệm. Nhưng về quy định cụ thể thế nào thì sẽ chờ văn bản hướng dẫn.

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024
Chị Nguyễn Thị Hạnh đến từ Trường Mầm non Yên Hòa nêu câu hỏi về mức lương đóng BHXH của giáo viên mầm non khi áp dụng bảng lương mới.

Với câu hỏi mức lương cao nhất của giáo viên mầm non hạng 3 sau khi cải cách tiền lương là bao nhiêu?, ông Vũ Hồng Ngọc giải đáp: Mức lương thấp nhất của giáo viên mầm non hạng III là 3,129 triệu đồng. Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non hạng III là 7,286 triệu đồng.

Ông Vũ Hồng Ngọc cũng cho biết, hiện nay, chính sách về cải cách tiền lương vẫn đang ở bước dự thảo, xây dựng văn bản do vậy chúng ta vẫn phải chờ hướng dẫn cụ thể của Chính phủ để xác định được thang bảng lương và mức lương của mỗi ngành nghề.

Trả lời câu hỏi, từ ngày 1/7/2024, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động thay đổi thế nào, bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho biết: Tiền lương của người lao động hiện nay đang căn cứ trên hợp đồng lao động để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Do vậy, khi cải cách tiền lương, tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn giữ nguyên; còn mức lương sẽ căn cứ trên hợp đồng lao động để thực hiện đóng.

Đến tháng 7/2024, thực hiện cải cách tiền lương, công chức, viên chức không còn hệ số lương mà chuyển sang mức tiền nhất định thì sẽ thực hiện đóng theo hợp đồng làm việc. Tùy thuộc theo bảng lương Nhà nước thực hiện như thế nào, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thu theo như vậy.

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024
Ông Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn giải đáp thắc mắc của đoàn viên, người lao động liên quan đến tiền lương.

Còn với câu hỏi, các doanh nghiệp có bắt buộc phải trả lương tháng 13 và các tiền thưởng dịp lễ, Tết cho người lao động hay không?, ông Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn cho biết: Lương tháng 13 hay những quyền lợi thưởng khác là những điều khoản do người sử dụng lao động và người lao động tự xác lập, trên cơ sở điều kiện thực tế. Bản chất lương tháng 13 và các khoản thưởng khác đó là cơ chế tạo động lực khuyến khích trên cơ sở sự đóng góp, cống hiến cũng như hiệu quả, tính chất công việc.

Do đó, dưới góc độ Luật thì không bắt buộc, tuy nhiên, tại đơn vị, khi người lao động làm việc, chủ sử dụng lao động muốn đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh tối đa nhất thì cần có cơ chế tạo động lực. Pháp luật có quy định có chế độ thưởng, trước đây thưởng bằng tiền, hiện nay thưởng có thể bằng tiền hoặc hiện vật.

Nếu thực hiện chế độ thưởng thì đơn vị sử dụng lao động cần xây dựng quy chế thưởng, trong quy chế cần xác định rất rõ đối tượng thưởng, thời gian, điều kiện thưởng, mức thưởng… Trước khi ban hành quy chế, đơn vị sử dụng lao động cần tham khảo ý kiến người lao động.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết ngày 26/6/2024: Hà Nội nhiều mây đêm và sáng có mưa vừa

Dự báo thời tiết ngày 26/6/2024: Hà Nội nhiều mây đêm và sáng có mưa vừa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/6 khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông.
Tiếp tục lan tỏa, thúc đẩy phong trào thi đua chăm lo tốt hơn cho người lao động

Tiếp tục lan tỏa, thúc đẩy phong trào thi đua chăm lo tốt hơn cho người lao động

(LĐTĐ) Tối nay (25/6), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Chương trình Bảng xếp hạng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" đã vinh danh 67 doanh nghiệp tiêu biểu có nhiều đóng góp cải thiện môi trường làm việc, quan tâm chăm lo đời sống, phúc lợi cho người lao động.
Nghệ An: Nguy cơ bùng phát dịch sởi trên diện rộng

Nghệ An: Nguy cơ bùng phát dịch sởi trên diện rộng

(LĐTĐ) Tính từ đầu năm đến hết ngày 22/6/2024, tỉnh Nghệ An ghi nhận 45 trường hợp mắc sởi rải rác tại 11 địa phương
LĐLĐ huyện Đan Phượng: Đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với CNVCLĐ

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với CNVCLĐ

(LĐTĐ) Với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, cải thiện đời sống người lao động, các cấp Công đoàn huyện Đan Phượng đã chú trọng triển khai nhiều phong trào thi đua mang dấu ấn của tổ chức Công đoàn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và Thành phố.
Các nhà thầu đồng loạt đề nghị làm rõ trách nhiệm bồi thường

Các nhà thầu đồng loạt đề nghị làm rõ trách nhiệm bồi thường

(LĐTĐ) Đại diện các nhà thầu có đơn kháng cáo đều cho rằng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vẫn hoạt động bình thường, đồng thời đề nghị làm rõ trách nhiệm bồi thường của các bên liên quan.
Trình phương án đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Trình phương án đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư xây dựng dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1).
Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội triển khai chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội triển khai chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam, ngày 25/6, Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CBCCVCLĐ) tiêu biểu năm 2024; khen thưởng con CBCCVCLĐ đạt thành tích cao, hỗ trợ con CBCCVCLĐ vượt khó học giỏi năm học 2023 - 2024.

Tin khác

Tiếp tục lan tỏa, thúc đẩy phong trào thi đua chăm lo tốt hơn cho người lao động

Tiếp tục lan tỏa, thúc đẩy phong trào thi đua chăm lo tốt hơn cho người lao động

(LĐTĐ) Tối nay (25/6), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Chương trình Bảng xếp hạng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" đã vinh danh 67 doanh nghiệp tiêu biểu có nhiều đóng góp cải thiện môi trường làm việc, quan tâm chăm lo đời sống, phúc lợi cho người lao động.
Phối hợp liên ngành để bảo vệ quyền lợi người lao động

Phối hợp liên ngành để bảo vệ quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chương trình phối hợp hoạt động giữa Liên đoàn Lao động và Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều kết quả tích cực và có hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Công đoàn khối giáo dục

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Công đoàn khối giáo dục

(LĐTĐ) LĐLĐ huyện Mỹ Đức vừa tổ chức tuyên dương 27 tập thể và 28 cá nhân có thành tích xuất sắc nhiệm vụ trong hoạt động Công đoàn khối giáo dục năm học 2023-2024.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua năm 2024 và chỉ đạo các cấp Công đoàn tổ chức triển khai nội dung thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu của cơ quan, đơn vị…
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Huyện ủy Phú Xuyên, Ban Chấp hành LĐLĐ huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, sâu sát, hướng về cơ sở. Đảm bảo chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm, cùng với hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, các cấp Công đoàn quận Hoàn Kiếm chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), qua đó đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động

(LĐTĐ) 6 tháng đầu, với tinh thần trách nhiệm cao, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã tập trung chỉ đạo hoạt động của các cấp Công đoàn trong quận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Trong đó LĐLĐ quận đặc biệt chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Thiết thực bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động

Thiết thực bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tích cực phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, trong đó, đặc biệt quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Đa dạng hoạt động chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Đa dạng hoạt động chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); truyền thông tư vấn khám sức khỏe cho 1.000 CNVCLĐ; hội thi nữ CNVCLĐ tài năng, duyên dáng…
Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Vui mừng, xúc động là cảm xúc của anh Đỗ Văn Đức - công nhân Tổ đốt lò của công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà khi đón nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” từ các cấp Công đoàn Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động