Người “truyền lửa” nghề khảm trai

(LĐTĐ) Hơn 40 năm dành trọn tình yêu với nghề khảm trai, nghệ nhân Phạm Văn Bắc (sinh năm 1964), thôn Thượng, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội vẫn tận tâm truyền nghề, chế tác ra những tác phẩm có giá trị nghệthuật cao.
Sức sống khảm trai Chuyên Mỹ Hà Nội: Tăng cường kết nối vùng đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho các làng nghề

Quyết tâm theo nghề truyền thống

Nghề khảm trai là một nghề thủ công từ xưa đã khá phát triển ở xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên). Mặc dù trải qua biết bao thăng trầm, có lúc tưởng như bị mai một, nhưng chính những người nghệ nhân, người thợ tâm huyết đã và đang gìn giữ, phát huy nghề truyền thống cho đến ngày nay. Trong đó, có nghệ nhân Phạm Văn Bắc (thôn Thượng, xã Chuyên Mỹ) vẫn đang hằng ngày say mê giữ lửa nghề truyền thống.

Người “truyền lửa” nghề khảm trai
Ông Phạm Văn Bắc đã gắn bó với nghề khảm trai hơn 40 năm. Ảnh: K.Tiến

Sinh ra ở cái nôi của nghề khảm trai, ông Phạm Văn Bắc được tiếp cận với nghề ngay từ khi còn nhỏ. Lúc rảnh rỗi, sau những buổi học văn hóa, ông lại về xưởng khảm của gia đình để học nghề. Đến năm 13 tuổi, ông đã bắt đầu ý thức được việc phải học và đi theo nghề một cách nghiêm túc. Ngay từ thời bao cấp, ông Bắc đã được nhận lương, nhận gạo hợp tác xã hỗ trợ để học nghề khảm trai. “Khi mới bắt đầu học nghề, tôi cũng trải qua nhiều khó khăn, vất vả, nhiều lúc đã muốn bỏ cuộc, bởi các công đoạn khảm trai đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Trong đó, phải chú ý đến các công đoạn về chọn gỗ thế nào để đạt tiêu chuẩn, chọn nguyên liệu trai, ốc thế nào để tạo nên một sản phẩm tốt… Sau này tôi nhận ra rằng, muốn thành nghề trước hết phải rèn tính kiên trì, nhẫn nại”, ông Bắc chia sẻ.

Đến khoảng năm 15 tuổi, ông Bắc đã thạo nghề, tuy nhiên, thời đó, đồ khảm chưa được người tiêu dùng ưa chuộng nên ông phải làm thêm cả việc khác để có tiền trang trải cuộc sống. Đến năm 18 tuổi, ông đi bộ đội, sau khi hoàn thành nghĩa vụ lại trở về quê lập nghiệp. Thời gian đầu, ông nhận khảm những bộ bàn ghế, giường, tủ... nhưng công việc ít, số tiền kiếm được không đáng là bao buộc phải tìm nhiều hướng đi mới. Chính lòng yêu nghề mà gia đình ông cũng như nhiều hộ trong làng đã mở mang và phát triển mạnh, giữ được những giá trị làng nghề cho đến ngày nay.

Theo ông Bắc, sản phẩm khảm trai Chuyên Mỹ thể hiện tính độc đáo, trí tuệ của những người thợ thủ công, đồng thời phản ánh tính thời đại và tính hữu dụng cũng như thẩm mỹ của nó. Ngày nay, khảm Chuyên Mỹ đang tiếp tục phát huy tiềm năng của mình, xứng đáng là nơi lưu giữ nghệ thuật khảm trai truyền thống; sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp, quý đem đến cho đời sống văn hóa tinh thần cho nhiều người.

“Trên thị trường có rất nhiều chất liệu để tạo nên sản phẩm, do vậy, mỗi nghệ nhân làng Chuyên Mỹ đều nắm rõ được các thể loại, chất liệu. Nếu không nắm rõ về chất liệu vỏ trai, vỏ ốc thì rất dễ nhầm lẫn, bởi vỏ con trai màu sắc không có sự phản quang, còn vỏ ốc thì sẽ có nhiều màu phản quang. Để có những sản phẩm tốt, tôi thường làm trên chất liệu gỗ trắc vàốc Singapore để đủ màu phát quang, toàn những chỗ tinh xảo đưa vào đồ gỗ. Các mặt hàng tương đối phong phú, đáp ứng cho những người có đam mê về đồ gỗ, đam mê về đồ cổ”, ông Bắc cho biết.

Góp phần bảo tồn nghề truyền thống

Về Chuyên Mỹ hôm nay, dọc trục đường các làng trong xã đều tràn ngập cửa hàng bán đồ khảm trai ốc, đủ các hình loại. Có làng thì tách biệt hẳn, chỉ mua bán vật liệu trai ốc, chuyên cung cấp cho các xưởng làm tranh. Có làng chuyên làm tranh cỡ to. Có làng lại khảm tranh nhỏ hay đồ dân dụng. Đường làng đã thành “phố hàng”. Nhà nào cũng bày hàng bán, nào là tranh thư pháp, tranh tích cổ, tranh tứ bình; hoặc các sản phẩm thường dùng trong sinh hoạt như hộp phấn, khay, bình, lọ, hay kể cả những hộp đựng tăm, thuốc lá, các vi dít, dây đeo cổ... Tất cả đều khảm hình ảnh hoa lá, tre trúc, chim muông bằng trai ốc tùy theo sở thích của người tiêu dùng, với giá cả hết sức đa dạng.

Theo ông Bắc, nghề khảm trai khó hơn mọi nghề, bởi không phải 1 người thợ có thể làm ra được một sản phẩm mà lúc nào cũng phải liên quan đến bộ 5 người. Tức là phải làm theo thang dây chuyền, chẳng hạn người làm thợ cưa, cắt, người đục, hoàn thiện, thợ hỏa… Đặc biệt, để các sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, người thợ phải tìm được những loại gỗ có đường vân đẹp để làm mặt như: Gỗ gụ, gỗ trắc... và chọn nguyên liệu phù hợp với nội dung muốn thể hiện trong bức khảm. Đơn cử như khi khảm chân dung, người thợ nên sử dụng những mảnh ốc đỏ làm chủ đạo để nhân vật được nổi bật; còn bức phong cảnh nên chọn những nguyên liệu tối màu và điểm thêm mảnh ốc xanh, ốc đỏ... để tạo điểm nhấn.

Người “truyền lửa” nghề khảm trai
Các sản phẩm khảm trai Chuyên Mỹ có giá trị cao. Ảnh:K.Tiến

Sự phát triển làng nghề trong xã Chuyên Mỹ hơn 30 năm qua khá rầm rộ. Hàng xuất khẩu đi các nước và khắp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Đến nay, đa phần người dân trong xã mưu sinh bằng nghề khảm trai, ốc. Lực lượng lao động, kể cả những công nhân ở các địa phương đến làm thuê ngày càng đông. Số nghệ nhân có tay nghề vững vàng, có tên tuổi trong làng ngày một nhiều. Thanh niên trong xã Chuyên Mỹ đều không đi đâu xa. Họ học khảm, học khắc ngay tại làng, làm giàu bằng chính nghề cha ông truyền lại. Hơn thế nữa, lớp trẻ còn giỏi vận dụng công nghệ thông tin, thiết kế mẫu khảm mới đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, ngày càng phong phú.

Là một nghệ nhân, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ, ông Phạm Văn Bắc cũng đã truyền nghề, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân. Năm 2022, khi Thành phố mở 1 lớp dạy nghề khảm trai, ông cũng là 1 trong số các nghệ nhân đứng lớp, trực tiếp truyền nghề. “Mặc dù lực lượng lao động đông, số người theo nghề ngày càng nhiều, tuy nhiên, khoảng 5-7 năm trở lại đây, các lớp học nghề có vẻ đi xuống, không còn nhiều như xưa. Hiện nay, 10 người học thì chỉ có 3-5 người yêu nghề, gắn bó được với nghề. Muốn theo nghề, người thợ phải có chút năng khiếu về hội họa, niềm đam mê, sự sáng tạo và kinh nghiệm. Tôi hi vọng rằng các các cấp chính quyền sẽ tiếp tục tạo điều kiện, mở thêm các lớp dạy nghề để chúng tôi tiếp tục duy trì và phát triển”, ông Bắc trăn trở.

Theo truyền thuyết, nghề khảm bắt nguồn từ Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Nội) do ông Trương Công Thành, một vị tướng dưới thời Lý truyền dạy cho dân làng Chuôn Ngọ. Rồi từ đó, nghề khảm trai tiếp tục phát triển thêm khảm sơn mài và được lan truyền rộng ra nhiều làng trong xã Chuyên Mỹ cùng một số vùng khác, đem lại sinh kế và vinh hoa phú quý cho muôn đời. Nhớ tới công đức của cụ, người dân Chuyên Mỹ tôn cụ là Thành Hoàng Làng, Đức Tổ nghề khảm trai và lập đền thờ; hàng năm thường tổ chức lễ vào ngày 9/8 (âm lịch) và dịp đầu Xuân (mùng 9 tháng Giêng).

Kim Tiến

Nên xem

Đồng đầu tư cho concert "Anh trai vượt ngàn chông gai", Techcombank tiên phong với cách làm mới mẻ

Đồng đầu tư cho concert "Anh trai vượt ngàn chông gai", Techcombank tiên phong với cách làm mới mẻ

(LĐTĐ) Với hơn 130 ngàn lượt khách đổ về khu vực diễn ra concert, "Anh trai vượt ngàn chông gai" Day2 không chỉ thiết lập kỷ lục về lượng người tham dự mà còn tạo nên hiệu ứng văn hóa bùng nổ. Đồng đầu tư với chương trình, Techcombank đã ghi dấu ấn đậm nét với những cách làm sáng tạo, từ chiến lược tặng vé độc quyền cho đến trải nghiệm mới mẻ và khác biệt giúp khách hàng được “sinh lời tự động” mỗi ngày.
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HoSE - SHB) tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức.
Tết Sum vầy quận Cầu Giấy 2025: Đong đầy nghĩa tình Công đoàn

Tết Sum vầy quận Cầu Giấy 2025: Đong đầy nghĩa tình Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 4/1, tại Làng trẻ em Birla Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy đã tổ chức chương trình "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" và "Chợ Tết Công đoàn" năm 2025. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ 14 của Đảng và 96 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hà Nội: Trên 80% hồ sơ lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua VneID

Hà Nội: Trên 80% hồ sơ lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua VneID

(LĐTĐ) Từ khi thực hiện thí điểm đến nay, người dân trên địa bàn Thành phố đã chủ yếu lựa chọn yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID, với tỷ lệ hồ sơ trên 80% tổng số hồ sơ tiếp nhận.
Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội, như cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; quảng bá, phát triển thị trường; phát triển nguồn nhân lực... Qua đó, có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế Thành phố, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp, phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Hà Nội rực rỡ phố hoa lụa ngày gần Tết

Hà Nội rực rỡ phố hoa lụa ngày gần Tết

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu trang trí nhà cửa và tìm kiếm quà tặng của người dân ngày càng tăng cao. Điều này làm cho thị trường hoa lụa nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Với ưu điểm giữ màu lâu, chất lượng hoa ngày càng tinh xảo, hoa lụa hiện đang được nhiều người ưa chuộng.
Tăng nặng mức xử phạt, ý thức tham gia giao thông chuyển biến

Tăng nặng mức xử phạt, ý thức tham gia giao thông chuyển biến

(LĐTĐ) Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân.

Tin khác

Hà Nội: Trên 80% hồ sơ lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua VneID

Hà Nội: Trên 80% hồ sơ lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua VneID

(LĐTĐ) Từ khi thực hiện thí điểm đến nay, người dân trên địa bàn Thành phố đã chủ yếu lựa chọn yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID, với tỷ lệ hồ sơ trên 80% tổng số hồ sơ tiếp nhận.
Thường Tín: Nhiều thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật

Thường Tín: Nhiều thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật

(LĐTĐ) Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) tiếp tục đạt được những kết quả khả quan.
Năm 2025: Thành phố Hà Nội tổ chức thi tìm hiểu Luật Thủ đô

Năm 2025: Thành phố Hà Nội tổ chức thi tìm hiểu Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoach số 395/KH-UBND về phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2025.
Các phường, xã mới sau sắp xếp: Hoạt động ổn định, nghiêm túc

Các phường, xã mới sau sắp xếp: Hoạt động ổn định, nghiêm túc

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 20 quận, huyện có đơn vị hành chính cần phải sắp xếp đã khẩn trương thực hiện sắp xếp theo đúng lộ trình, đảm bảo cho bộ máy hoạt động ổn định từ ngày 1/1/2025.
Phố Hàng Mã "thay áo" đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Phố Hàng Mã "thay áo" đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Mặc dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tuy nhiên, các cửa hàng trên phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã nhộn nhịp bày bán đồ trang trí Tết.
Tăng cường tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông

Tăng cường tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông

(LĐTĐ) Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa có công văn đề nghị tăng cường tuyên truyền pháp luật về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Phụ nữ chung sức, đồng lòng xây dựng Thủ đô phát triển thịnh vượng

Phụ nữ chung sức, đồng lòng xây dựng Thủ đô phát triển thịnh vượng

(LĐTĐ) Sáng 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Tổng kết công tác Hội năm 2024, phát động phong trào thi đua năm 2025.
Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025

Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025

(LĐTĐ) Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025 được tổ chức từ ngày 16 - 20/1, tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ với sự góp mặt của gần 100 nhà vườn tham dự Hội thi “Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh, đào cảnh”, thể hiện quyết tâm của người dân vượt qua thiên tai, khôi phục nghề, làng nghề truyền thống.
Sơn Tây: Đơn vị hành chính sau sắp xếp đi vào hoạt động bài bản, hiệu quả

Sơn Tây: Đơn vị hành chính sau sắp xếp đi vào hoạt động bài bản, hiệu quả

(LĐTĐ) Tại thị xã Sơn Tây, đơn vị hành chính mới sau sáp nhập là phường Ngô Quyền đã chính thức đi vào hoạt động. Đáng chú ý, bộ máy hành chính mới đã vận hành thông suốt, hiệu quả, các hoạt động diễn ra bình thường, cán bộ cơ sở làm việc với tâm thế thoải mái, thực thi công vụ nghiêm túc.
Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

(LĐTĐ) Sáng 2/1/2025, ngày làm việc chính thức đầu tiên của năm 2025, cũng là ngày thứ 2 Nghị định 168/2024 có hiệu lực, tại Hà Nội, hầu hết người tham gia giao thông đã chấp hành nghiêm quy định an toàn giao thông...
Xem thêm
Phiên bản di động