Người trồng đào Vân Tảo tất bật chuẩn bị đón Tết

(LĐTĐ) Trên những cánh đồng, người trồng đào, quất xã Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội) đang khéo léo tỉa cành, tạo dáng, chăm sóc những cây hoa, đào, quất cảnh… để kịp đưa ra thị trường. Vụ sản xuất dịp Tết Nguyên đán này được kỳ vọng sẽ đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ gia đình.
Làng đào Nhật Tân rực rỡ ngày giáp Tết Người trồng đào lao đao vì… nắng Người trồng đào thất thốn tất bật vào vụ mới

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Thời điểm này các nhà vườn trồng đào, quất trên địa bàn huyện Thường Tín đang hối hả bắt tay vào gò thế, tỉa lá, tạo dáng làm đẹp cho cây để cung ứng ra thị trường.

Đến xã Vân Tảo (huyện Thường Tín) vào những ngày này, người viết cảm nhận được sự hối hả, tất bật của những người dân trồng đào, quất ở nơi đây. Những tiếng cười nói rôm rả từ ngoài đồng hòa cùng không khí lao động hăng say của người dân trong tiết trời đang chuyển mùa.

Người trồng đào Vân Tảo tất bật chuẩn bị đón Tết
Nhiều chủ vườn đào cho biết, để có được những cây đào đẹp cho mỗi gia đình đón xuân, những người trồng đào đều trải qua quá trình chăm sóc rất công phu.

Những gốc đào đang trổ nụ, đơm bông được bàn tay khéo léo của những người nông dân tạo kiểu, uốn dáng độc đáo, phục vụ nhu cầu thị trường dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Các dáng cây truyền thống được các nhà vườn ưu tiên tỉa cành, tạo dáng như: đào thế huyền, đào cổ thụ, quất thế, quất hình tháp; đặc biệt một số ít nhà vườn tỉ mỉ hơn khi trồng quất trong chum, dáng bonsai…

Nhiều chủ vườn đào cho biết, để có được những cây đào đẹp cho mỗi gia đình đón xuân, những người trồng đào đều trải qua quá trình chăm sóc rất công phu.

Theo đó, để chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán 2023, những ngày này, các chủ vườn thường xuyên túc trực ở ruộng để chăm sóc, cắt tỉa, níu cành để có sản phẩm đẹp đáp ứng thị trường.

Chị Phạm Thị Thúy ở làng hoa Vân Tảo cho biết: “Gia đình tôi trồng một sào với trên 400 cây đào. Công việc chăm sóc quất được thực hiện từ đầu năm nhưng đến khoảng Rằm tháng 8 âm lịch tôi bắt đầu gò đào để tạo dáng cây, đồng thời cắt tỉa cành xấu”.

Cũng theo chị Thúy, để cây đào có dáng thế, mẫu mã đẹp đúng vào dịp tết thì giai đoạn gò cây là thời điểm quan trọng nhất, có tính quyết định cho chất lượng hoa, thế cây sau này. Vì vậy, ngoài vun, xới, tưới nước thường xuyên, thời điểm này nông dân đang tập trung gò, uốn tạo thế cho cây.

Sau công đoạn này, các nhà vườn sẽ dựa vào thời tiết để tiếp tục chăm bón. Bên cạnh đó, đào Vân Tảo được để phát triển tự nhiên, không uốn cành nên rất bắt mắt, mỗi cây đều có đặc điểm dáng riêng. Đặc biệt, người trồng đào rất biết cách chăm sóc để cho nụ nhiều và to, điều đó tạo cho đào nơi đây tràn đầy nhựa sống.

Người trồng đào Vân Tảo tất bật chuẩn bị đón Tết
Với người dân trồng đào cảnh, Tết là vụ quan trọng nhất trong năm, vì đây là thời điểm thu hoạch sau một năm lao động vất vả.

Với kinh nghiệm trồng đào nhiều năm, dù năm nay, thời tiết nắng nhiều, nhưng người trồng đào vẫn cho ra những cây đào đẹp. Với người dân trồng đào cảnh, Tết là vụ quan trọng nhất trong năm, vì đây là thời điểm thu hoạch sau một năm lao động vất vả.

Anh Nguyễn Đức Vánh, chủ một vườn đào ở thôn Nội Thôn (xã Vân Tảo) cũng chia sẻ, trồng cây cả năm chờ đến ngày hái quả, nếu bị bỏ lỡ mất công đoạn nào thì coi như người trồng đào bị thất thu.

“Năm nào cũng vậy, trước Tết khoảng hơn 2 tháng là tôi đã phải thuê thêm 2 đến 3 nhân công để làm phụ cùng. Từ khâu ủ phân, tuốt lá, đánh gốc trồng vào chậu, tưới nước và chăm sóc cây… Thường thì các chủ vườn sẽ thuê những người làm lâu năm, đã quen với nghề để đảm bảo công việc vừa nhanh vừa hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không thuê sớm, dịp cuối năm tìm được người làm rất hiếm”, anh Vánh cho biết.

Anh Vánh còn cho biết thêm, tùy vào từng loại đào thời gian tuốt lá sẽ khác nhau. Đào hạt có thời gian dài ngày hơn nên thường tuốt lá vào khoảng từ 15 đến 25 tháng 10 âm lịch. Đào bích thời gian ngắn ngày hơn thường tuốt vào khoảng từ 5 đến 15 tháng 11 âm lịch, những cây già yếu thời gian tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe. Việc chăm đào, tuốt lá được coi là một trong những khâu quan trọng nhất.

Xuân Quý Mão 2023 đang về trên những nẻo đường, trên những cánh đồng hoa, cây cảnh của Vân Tảo. Cây đào và nhiều loại hoa, cây cảnh có giá trị khác đã, đang mở ra hướng phát triển mới cho vùng đất trù phú Vân Tảo với những kỳ vọng mới, thành công mới. Sắc hoa đào và nhiều loại hoa, cây cảnh đang tạo nên hình ảnh rực rỡ đầy sức sống của miền quê nông thôn mới Vân Tảo hôm nay.

Theo chia sẻ của những người trồng đào Vân Tảo, từ năm 1990, những cây đào đầu tiên được người dân xã Vân Tảo mang về trồng với mong ước gieo hạt cho những mùa xuân mới… Từ đó, diện tích trồng đào ngày càng được mở rộng hơn. Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, những vườn đào ở Vân Tảo lại đơm hoa, khoe sắc. Vân Tảo hôm nay đã trở thành vựa trồng đào có tiếng của Hà Nội, khẳng định hướng phát triển mới cho vùng đất nông nghiệp trù phú và mang đến cuộc sống ấm no, sung túc cho người dân nơi đây.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động