Người tín nhiệm thấp sẽ bị loại khỏi danh sách ứng cử
Nhiều điểm mới trong công tác bầu cử
Trao đổi với báo chí về những điểm mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ông Ngô Sách Thực - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Do đòi hỏi nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, trong đó có hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, vì vậy, chất lượng và tính chuyên nghiệp của đại biểu phải được nâng lên.
Theo đó, một trong những điểm mới của lần bầu cử này là các ứng cử viên của Hội đồng nhân dân được quyền tiếp xúc cử tri 5 cuộc, ứng viên đại biểu Quốc hội tiếp xúc ít nhất 10 cuộc. Theo ông Ngô Sách Thực, do những lần trước không quy định số lần tối thiểu nên số lần tiếp xúc cử tri giữa các ứng viên khác nhau, người nhiều người ít, do đó, việc quy định rõ số lần tiếp xúc tối thiểu giúp cử tri có cơ hội tiếp xúc với ứng viên nhiều hơn, qua đó hiểu rõ hơn để cân nhắc, lựa chọn khi đi bầu.
Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội chủ trì công tác tập huấn trực tuyến về công tác bầu cử tới các tổ chức thành viên. |
Bên cạnh đó, điểm mới trong các hướng dẫn về công tác bầu cử lần này có đề cập tới việc tổ chức Hội nghị Hiệp thương, Hội nghị tiếp xúc cử tri trong điều kiện giãn cách do dịch Covid-19.
Cụ thể, tại những nơi đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, trường hợp bất khả kháng, không thể tổ chức hội nghị hiệp thương theo hình thức tập trung, địa phương có thể chủ động lựa chọn hình thức tổ chức hội nghị phù hợp thông qua ứng dụng công nghệ thông tin như: Tổ chức hội nghị trực tuyến, tổ chức lấy ý kiến thông qua Email, tin nhắn SMS, qua các ứng dụng zalo, viber hoặc gửi phiếu lấy ý kiến đến các thành phần dự hội nghị.
Trao đổi về những điểm mới trong tiêu chuẩn lựa chọn đại biểu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội quy định các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội như: Trung thành với Tổ quốc, với Hiến pháp, với Nhân dân; có đủ trình độ về văn hóa, chuyên môn, năng lực, đạo đức, bản lĩnh dám nói, dám làm, dám đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí để thực hiện nhiệm vụ của mình; giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri; đặc biệt là phải có điều kiện tham gia thực hiện nhiệm vụ của đại biểu.
Với những quy định như vậy, yêu cầu đặt ra là phải chọn những đại biểu đủ tiêu chuẩn. Trong quy trình lựa chọn thì sự tín nhiệm của cử tri là thước đo rất quan trọng. Do đó, tại Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ, trong nội dung về quy trình lựa chọn, sàng lọc đã rất chú ý đến yếu tố tín nhiệm. Theo quy định, nếu những người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử không đạt trên 50% tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến tại nơi công tác hoặc nơi làm việc thì ngay bước sàng lọc đầu tiên sẽ không đưa vào.
Ông Ngô Sách Thực cũng cho biết, một điểm đáng lưu ý là cuộc bầu cử lần này có quy định về kê khai tài sản theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; theo quy định về công khai sơ yếu lý lịch. Các vấn đề về quốc tịch, thu nhập, tài sản... đều rất được chú ý trong đánh giá tiêu chuẩn đại biểu. Những nội dung quy định này đã được làm rõ và cụ thể hơn.
Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp
Trong thời gian diễn ra bầu cử, Mặt trận Tổ quốc các cấp được giao 5 quyền và trách nhiệm quan trọng, gồm: Tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; Tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; Phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở cấp xã, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử; Tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử; Thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử.
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, đến hết ngày 17/2/2021, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức xong Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV. Kết quả, tổng số người được Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất phân bổ giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội ở 63 tỉnh, thành phố là 1.076 người; đạt tỷ lệ bình quân là 2,15 lần so với tổng số đại biểu dự kiến được bầu (tỷ lệ này của kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV là 2,04 lần; Quốc hội khóa XIII là 2,20 lần; Quốc hội khóa XII là 2,23 lần). Theo kế hoạch, Hội nghị hiệp thương lần thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 19/3/2021; Hội nghị hiệp thương lần thứ ba sẽ diễn ra ngày 18/4/2021. |
Trong đó, việc kiểm tra, giám sát công tác bầu cử của Mặt trận sẽ tập trung vào 9 nội dung cơ bản: Giám sát việc thành lập và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; Kiểm tra, giám sát việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử, người được giới thiệu ứng cử;
Kiểm tra, giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử; Giám sát việc lập, niêm yết danh sách cử tri; Giám sát việc lập, niêm yết danh sách những người ứng cử. Trong thời gian diễn ra bầu cử, Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ tiến hành: Kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, vận động bầu cử từ khi triển khai, tổ chức bầu cử đến khi kết thúc cuộc bầu cử;
Giám sát trình tự bỏ phiếu, việc kiểm phiếu. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cũng tiến hành kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác bầu cử và kiểm tra việc triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát bầu cử.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của các cấp Mặt trận trong hoạt động kiểm tra, giám sát, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực lưu ý, trong quá trình triển khai hoạt động giám sát, Mặt trận các cấp cần linh hoạt trong và giám sát phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo đúng luật và tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Nhất là việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để tránh hiện tượng đi bầu cử hộ.
Một trong những lưu ý được đặc biệt nhấn mạnh là, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát hiện những việc làm chưa đúng quy định hay hành vi vi phạm pháp luật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải thông tin, phản ánh, kiến nghị kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết, khắc phục ngay. Không tự ý xử lý những vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Về việc tự ứng cử của đại biểu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực mong muốn Mặt trận các cấp phải khách quan, công tâm, chặt chẽ trong việc kiểm tra lý lịch đại biểu để lựa chọn được những người xứng đáng tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55