Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp: Chủ động, sáng tạo, linh hoạt thực hiện các nhiệm vụ mới

(LĐTĐ) Ngày 17/10, tại phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà đã trình bày Báo cáo chính trị của Đại hội.
1.052 đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X Phát huy truyền thống sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ 5 chương trình hành động

Theo đó, nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; tình hình trong nước còn không ít khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cấp, các ngành; sự chủ động, sáng tạo của các tổ chức thành viên; sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, công tác Mặt trận tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được giữ vững, mối quan hệ máu thịt và niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp: Chủ động, sáng tạo, linh hoạt thực hiện các nhiệm vụ mới
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà đã trình bày Báo cáo chính trị của Đại hội.

5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn. Nhiều hoạt động đạt kết quả nổi bật, có tính lan tỏa cao, được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao.

Phát huy vai trò nòng cốt chính trị để Nhân dân làm chủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp luôn lấy lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân làm trung tâm, thực hiện tốt việc tập hợp, phản ánh ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, góp phần thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hoặc phối hợp như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”; “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”, “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”… tiếp tục có dấu ấn đậm nét trong xã hội, đã khơi dậy tinh thần thi đua, học tập lao động sản xuất và sự chung sức của cả cộng đồng, góp phần tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững.

100% Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên chủ trì phát động hoặc phối hợp tham gia hàng chục cuộc vận động, hàng trăm phong trào thi đua yêu nước. Hàng trăm ngàn tỷ đồng được huy động từ các nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài thông qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, ủng hộ người nghèo, cứu trợ thiên tai, bão lũ, thực hiện an sinh xã hội, phòng, chống dịch Covid-19... Đó là minh chứng rõ nét, là biểu hiện sinh động cho truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trở thành nguồn sức mạnh nội sinh, góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của đất nước.

Đặc biệt, vừa qua, Quỹ Cứu trợ Trung ương đã vận động được trên 2.000 tỷ đồng để ủng hộ các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc bị thiệt hại do Bão số 3 gây ra. Lần đầu tiên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chỉ đạo việc “sao kê”, công khai, minh bạch các nguồn ủng hộ và phân bổ kịp thời tới các địa phương, đã nhận được sự đồng tình, khen ngợi từ các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, nhân lên gấp bội tình dân tộc, nghĩa đồng bào và những tấm lòng thảo thơm, ấm áp.

Xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Đại biểu dự Đại hội.

Trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên luôn là địa chỉ tin cậy, lắng nghe, chia sẻ; tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh với Đảng, Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền. Trên 20.000 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân đã được phản ánh tại các kỳ họp của Quốc hội; gần 86.000 hội nghị phản biện xã hội ở các cấp; trên 8,3 triệu lượt ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (chiếm 69% trong tổng số lượt ý kiến trong cả nước); hơn 200.000 cuộc giám sát. Đây là những con số biết nói, khẳng định vai trò, vị trí, những đóng góp quan trọng của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Trong nhiệm kỳ 2019 - 2024, hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã chủ động, sáng tạo, linh hoạt thực hiện các nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trước diễn biến phức tạp, chưa từng có tiền lệ của đại dịch Covid-19, với trách nhiệm cao trước Đảng và Nhân dân, Mặt trận đã phối hợp tổ chức 3 đợt kêu gọi, vận động các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước chung sức, đồng lòng ủng hộ nguồn lực phòng, chống dịch, góp phần cùng cả nước khống chế, vượt qua đại dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, một lần nữa khẳng định chân lý “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã xây dựng và thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ làm 5.000 căn nhà cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên và hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo của 05 tỉnh Tây Bắc, sáng kiến này khẳng định sự đổi mới mạnh mẽ trong phương thức triển khai các hoạt động hỗ trợ người nghèo, an sinh xã hội. Tiếp nối thành công đó, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức phát động phong trào thi đua cả nước chung tay “xóa nhà tạm, nhà dột nát”. Đến nay đã thu được hơn 6.000 tỷ đồng để thực hiện quyết tâm chính trị, hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025…

Triển khai 6 chương trình hành động đột phá

Trên cơ sở kế thừa và phát triển 5 chương trình hành động nhiệm kỳ trước, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định, trong nhiệm kỳ 2024 - 2029, Đại hội đề ra phương hướng nhằm tăng cường vai trò nòng cốt chính trị và sứ mệnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng để phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Đề cao vai trò của Nhân dân trong tham gia, quyết định các chủ trương, chính sách liên quan đến những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước. Xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực sự là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện; làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Đại hội đề ra mục tiêu tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động; phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức thành viên, Hội đồng tư vấn và đội ngũ chuyên gia. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động quần chúng nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, tăng cường sự đồng thuận xã hội. Thực hiện tốt chức năng là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; vai trò nòng cốt để Nhân dân làm chủ; đẩy mạnh giám sát và phản biện xã hội; chủ động, tích cực tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng, sức sáng tạo của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp: Chủ động, sáng tạo, linh hoạt thực hiện các nhiệm vụ mới
Đại biểu dự Đại hội.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển 5 chương trình hành động nhiệm kỳ trước, Đại hội đề ra 10 chỉ tiêu cụ thể, đồng thời, bổ sung 1 Chương trình mới, gồm:

Chương trình 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Đổi mới mạnh mẽ, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân. Tạo điều kiện để người dân đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền và hiến kế xây dựng đất nước. Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc xử lý, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư. Thí điểm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với những nơi có đủ điều kiện.

Chương trình 2: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, thực hiện dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước: Nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Thực hiện vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nòng cốt trong phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhân dân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, Nhân dân; công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Chương trình 3: Động viên các tầng lớp nhân dân thi đua, sáng tạo, thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua: Tiếp tục triển khai, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đó tập trung cao điểm tuyên truyền, vận động, thực hiện thành công phong trào thi đua xoá nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. Tăng cường vận động các nguồn lực và cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thi đua học tập, lao động sản xuất, kinh doanh; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trách nhiệm xã hội, khát vọng vươn lên của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Chương trình 4: Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc: Đây là phương thức để tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức dân để chăm lo, bồi dưỡng cho dân. Khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, gắn bó ở từng khu dân cư; tăng cường đồng thuận xã hội. Đề cao sự tự nguyện, tự giác, tự chủ của Nhân dân để tham gia giải quyết những vấn đề của chính địa bàn khu dân cư. Thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; chăm lo giáo dục, đẩy mạnh học tập, khuyến học, khuyến tài, tham gia bảo vệ môi trường. Khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; giữ gìn bản sắc văn hóa, đẩy lùi tiêu cực, tội phạm và tệ nạn xã hội từ cơ sở.

Chương trình 5: Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Tăng cường hoạt động giao lưu hữu nghị, diễn đàn đa phương, song phương; làm tốt công tác vận động, tập hợp, đoàn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đổi mới phương thức nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài; vận động người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là trí thức, chuyên gia, doanh nhân tham gia góp ý, hiến kế xây dựng phát triển đất nước.

Chương trình 6: Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp: Đổi mới, đa dạng hoá nội dung, phương thức hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy. Nâng cao chất lượng, hoạt động thực chất của các Hội đồng tư vấn, chuyên gia, cộng tác viên. Triển khai thực hiện tốt Đề án bồi dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhằm nâng cao năng lực, bản lĩnh, kỹ năng nghề nghiệp; khả năng đoàn kết, quy tụ, tiếp cận nắm bắt và xử lý tình huống; gần dân, sát dân. Tiếp tục đề xuất hoàn thiện, cụ thể hóa cơ chế hiệp thương, phối hợp thống nhất hành động; thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong hệ thống Mặt trận.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?

Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?

(LĐTĐ) Bạn đọc có email lienhontb12xx@gmail.com hỏi: Công ty nơi tôi đang làm việc nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) khoảng 1 năm nay nên thẻ BHYT của tôi không sử dụng được. Vậy, tôi muốn tham gia BHYT tự nguyện có được không?
Cú hích nâng cao chất lượng giáo dục

Cú hích nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết Quy định mức tiền thưởng đối với học sinh của thành phố Hà Nội đạt thành tích cao trong các cuộc thi, kỳ thi trong nước, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh đoạt giải cấp quốc gia, khu vực, quốc tế và giải Nhất cấp Thành phố được coi là “cú hích” đối với giáo viên, học sinh Hà Nội trong dạy, học, đặc biệt là thi đua đạt thành tích cao tại các kỳ thi.
Hướng đi mới cho tài chính cá nhân

Hướng đi mới cho tài chính cá nhân

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”, nhằm tập trung trao đổi, thảo luận về các giải pháp để thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân, hướng tới tài chính toàn diện.
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng

100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/11/2024 (lấy ngày 5/12/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.
Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn

Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, chương trình nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội để triển khai hiệu quả nhiều hoạt động đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (NLĐ).
6 học sinh Hà Nội đoạt Huy chương tại Olympic khoa học trẻ quốc tế

6 học sinh Hà Nội đoạt Huy chương tại Olympic khoa học trẻ quốc tế

(LĐTĐ) Đại diện học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024, 6 học sinh Hà Nội đều đoạt Huy chương với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Hồi chuông cảnh báo tai nạn giao thông ở trẻ em

Hồi chuông cảnh báo tai nạn giao thông ở trẻ em

(LĐTĐ) Tai nạn giao thông luôn là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình và toàn xã hội, đặc biệt khi nạn nhân là trẻ em. Câu chuyện về bệnh nhi 14 tuổi, ở Hải Phòng, được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống vừa qua không chỉ là minh chứng cho sự tiến bộ trong y học và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các y bác sĩ, mà còn là hồi chuông cảnh báo đối với các gia đình và cộng đồng về an toàn giao thông ở trẻ em.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tiền vé cho người dân đi xe buýt và metro

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tiền vé cho người dân đi xe buýt và metro

(LĐTĐ) Ngày 11/12 tại Kỳ họp thứ 20, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ người sử dụng phương tiện vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, tàu điện (metro), nhất là vào ngày 22/12 tới đây, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức vận hành thương mại.
Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

(LĐTĐ) Từ một tỉnh thuần nông, thu ngân sách Nhà nước khá thấp đến nay Hưng Yên đã vươn lên thành địa phương có số thu ngân sách Nhà nước tốp cao cả nước và là 1 trong 18 địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương.
Tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 18 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 18 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Sau khi sắp xếp, tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện (chiếm 12,5%), và giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 12,6%).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Ninh Bình

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Ninh Bình

(LĐTĐ) Tại Phiên họp thứ 40, về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Ninh Bình.
Tạo bước đột phá phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

Tạo bước đột phá phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Sáng 9/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường kỳ cuối năm, để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh làm cơ sở để sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức

Xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh làm cơ sở để sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức

(LĐTĐ) Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, Bộ Nội vụ đang “làm ngày, làm đêm” cùng các bộ, ngành để xây dựng các phương án sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”.
Năm 2025 mục tiêu tăng trưởng đạt 8% là bước sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Năm 2025 mục tiêu tăng trưởng đạt 8% là bước sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, với quyết tâm cao của Chính phủ, mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 là bước sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bước tiếp theo trong việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bước tiếp theo trong việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã thông tin về các bước tiếp theo trong việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Nghệ An dự kiến chi 76 tỷ đồng hỗ trợ cho 1.355 cán bộ dôi dư sau sáp nhập

Nghệ An dự kiến chi 76 tỷ đồng hỗ trợ cho 1.355 cán bộ dôi dư sau sáp nhập

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với các cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động, người hoạt động không chuyên trách, và các đối tượng khác bị dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính, với tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến khoảng 76 tỷ đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngay trong tuần tới, dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tạo sự thống nhất trong nội bộ, trong tư tưởng, thực hiện tốt kế hoạch; các bộ, ngành giảm ít nhất 15% đầu mối bên trong.
Xem thêm
Phiên bản di động