Người giữ hương vị nem Phùng

(LĐTĐ) Nem Phùng được biết đến là một món ăn có từ rất lâu đời trong dòng ẩm thực của người Hà Nội. Nhằm gìn giữ hương vị chuẩn nem Phùng cổ, bà Nguyễn Thị Tuyết đã dành hơn 3 thập kỷ để gắn bó với món ẩm thực gia truyền tinh tế này.
Gìn giữ văn hóa Mường giữa lòng Thủ đô Gìn giữ văn hóa người Dao dưới chân núi Tản

Chạy dọc con đường Nguyễn Thái Học ở Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng (Hà Nội), rất dễ dàng để bắt gặp những cửa hàng bán nem Phùng nằm ngay bên lề đường. Ngoài món chính đặc trưng, các cửa hàng còn có thêm nem chua, chả giò, bột sắn dây, bánh đa,… là những sản phẩm mà người dân nơi đây tự tay chế biến.

Theo lời kể của những người sống lân cận, món nem Phùng đã có từ rất xa xưa, cùng với đó, các cửa hàng bán nem đều dùng chung một loại nguyên liệu giống nhau. Thế nhưng để nói về món nem Phùng truyền thống thì chỉ có một. Chúng tôi được giới thiệu đến cơ sở làm nem của bà Nguyễn Thị Tuyết.

Nem Phùng nhà bà Tuyết đã có từ thời Pháp thuộc, là nghề chính của gia đình, nuôi sống biết bao nhiêu thế hệ. Bà Tuyết nói: “Tôi cũng không biết chính xác nghề của gia đình có từ khi nào, chỉ được nghe qua lời của mẹ chồng kể lại. Trước đó tôi là người công chức ngành văn hóa nghệ thuật cho đến năm 1989. Tôi sinh đứa con thứ ba và quyết định nghỉ chế độ, rồi chính thức tiếp nối, gìn giữ nghề làm nem Phùng”.

Người gìn giữ hương vị nem Phùng cổ

Bà Nguyễn Thị Tuyết – Chủ thương hiệu nem Phùng. (Ảnh: Quang Linh)

Bà Tuyết cho biết, điều đặc biệt để tạo nên hương vị riêng của nem Phùng nằm ở khâu chọn nguyên liệu. Phần thịt tươi khi còn nóng, vẫn có cảm giác dính tay, được luộc chín, vớt ráo, quạt cho nguội, trước khi đi vào công đoạn cắt sợi; phần bì sẽ phải cạo sạch, luộc kỹ rồi đưa vào máy thái. Sau khi cắt sợi dài thì sẽ đến công đoạn tẩm gia vị rồi thái lại bằng tay.

Có một điều làm nên sự khác biệt của nem Phùng là sử dụng hai loại thính riêng, một loại dùng để tạo màu, và một loại là để gia tăng hương vị. Các nguyên liệu còn lại là thính, lá chanh được trộn đều tay với thịt và bì, gói kèm lá sung, bọc trong lớp lá chuối xanh.

Cơ sở sản xuất nem của bà Tuyết chỉ vỏn vẹn 20m2, được phân làm 2 khu, một bên làm nem Phùng và một bên làm nem chua. Hoạt động từ sáng sớm, gia đình nhà bà cùng 3 nhân công miệt mài cho ra thành phẩm trước khi đem sang cửa hàng để bán.

Với bà Tuyết, được bán hàng là một niềm vui: “Hàng ngày, bán được 50 đến 60kg nem, bán được nhiều nhất là vào những ngày cuối tuần, tăng lên 80 đến 90kg. Có hôm bán không xuể, liên tục đến mức luôn tay luôn chân. Cứ 150 nghìn/kg, nem Phùng giúp chúng tôi đem lại lợi nhuận hơn 20 triệu đồng mỗi tháng”.

Là một khách hàng sành ăn nem Phùng, anh Vũ Xuân Mạnh (Phúc Thọ - Hà Nội) cho hay: “Ở Phùng mà tìm một nơi bán nem ngon thì chỉ có nhà cô Tuyết, nem ráo, vị đặc trưng và rất thơm, giá cũng rẻ hơn so với các chỗ khác. Điều tôi cảm thấy an tâm hơn cả, đây là một trong những hộ kinh doanh có giấy chứng nhận sản phẩm OCOP”.

Đồng quan điểm với anh Mạnh, ông Nguyễn Gia Minh (Sơn Tây - Hà Nội) nói: “Tôi biết quán này qua hội chợ ẩm thực, nem ở đây không phải làm từ mỡ mà là làm từ ba chỉ, không bị dai, thịt rất thơm. Mỗi tháng tôi đều quay lại đây 2 lần và nhất quyết chỉ mua ở quán này”.

Món nem Phùng nghe sơ qua rất đơn giản, nhưng để có thể làm ra hương vị nem đất Phùng thì rất ít người bắt chước được. Mặc dù chi phí đầu tư rất ít, máy móc đơn sơ, quy mô không lớn, tuy nhiên với cơ sở sản xuất của bà Tuyết, máy móc cũng chỉ giúp được một phần trong tất cả các công đoạn chế biến, sử dụng sức lực và đôi bàn tay khéo léo mới là điều quan trọng.

Người gìn giữ hương vị nem Phùng cổ
Nem Phùng gia truyền của gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết. (Ảnh: Quang Linh)

Tuy có sự nổi tiếng một vùng, nhưng nem Phùng nhà bà Tuyết hiện chỉ kinh doanh ở hình thức bán lẻ, có khách đặt thì làm nhiều hơn bình thường. Việc nhận đơn hàng những nơi xa cũng gặp rất nhiều khó khăn do nem tươi có thời gian bảo quản rất ngắn. Sản phẩm nem Phùng do cơ sở sản xuất của bà Tuyết được chứng nhận OCOP là thực phẩm 3 sao vào tháng 2 năm 2020.

Trải qua nhiều năm làm nghề, gia đình bà Tuyết cũng tích lũy được số vốn kha khá. “Người người, nhà nhà làm nem Phùng, cửa hàng của tôi không còn bán được nhiều như xưa. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi hoành hành, giá cả cũng thế mà tăng lên. Ngày trước mua lá sung chỉ có 10 nghìn một cân, bây giờ đã lên thành 12 nghìn, giá thịt lợn cũng tăng lên 115 nghìn/cân. Nem của chúng tôi thường bán cho các quán bia, các cơ sở kinh doanh về ăn uống, tiệc cưới hỏi,... Tuy nhiên lượng tiêu thụ đến nay giảm hẳn, người kinh doanh như chúng tôi ít nhiều bị ảnh hưởng”, bà Tuyết chia sẻ.

Mặc dù nghề làm nem Phùng gia truyền nhà bà Tuyết đã có từ rất lâu đời, nhưng đến năm 2014 mới hoàn thành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Song song với việc buôn bán, hộ kinh doanh của bà luôn thực hiện đóng thuế đầy đủ theo quy định của nhà nước.

Khi được hỏi về việc nghề truyền thống gia đình liệu có bị thất truyền hay không, bà Tuyết nói: “Nghề của gia đình tôi, ai cũng thích làm, tôi học nghề qua mẹ chồng tôi và đến giờ là con dâu tôi cũng đam mê theo nghề này. Nó là nghề chính không chỉ của bản thân tôi, mà của cả gia đình tôi nữa. Hơn hết, tôi cũng rất muốn mở rộng thị trường kinh doanh, tuy nhiên dịch bệnh mà hàng bán chậm hơn rất nhiều. Khát khao lớn nhất của tôi là được đem sản phẩm nem Phùng đến với nhiều người tiêu dùng, có mặt trên các siêu thị, để nhiều người biết đến. Sản phẩm bán được nhiều, chúng tôi mới có thể giữ vững nghề truyền thống, giữ được nét văn hóa ẩm thực lâu đời của Hà Nội”.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động