Người dân làng Vũ Đại xuyên đêm kho cá phục vụ Tết
(LĐTĐ) Nhắc đến đặc sản Hà Nam, cá kho làng Vũ Đại là món ăn mà du khách không thể bỏ qua. Hương vị đặc trưng khiến món ăn này được các thực khách trong và ngoài nước "săn đón". Để có món cá kho ngon, điều quan trọng nhất là nguyên liệu cá phải tươi, gia vị phải chuẩn... đây cũng là một trong những "bí kíp" gia truyền đã được truyền từ đời này qua đời khác.
Món ngon ngày Tết của người Hà Nội Món ngon dân dã nhất định phải thử khi đến Hà Nội Bún chả Hà Nội – món ngon mãi nhớ |
Cá kho làng Vũ Đại hay còn có tên gọi thời xa xưa là cá kho Đại Hoàng nay thuộc xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam. Theo sử sách ghi lại, thời tác giả Nam Cao còn đương thời thì làng của ông không có tên là làng Vũ Đại, mà được gọi là làng Đại Hoàng. |
Những ngày cận Tết, làng Vũ Đại luôn tất bật, đỏ lửa với những nồi cá kho phục vụ nhu cầu của người dân khắp mọi miền Tổ quốc. Nơi đây có khoảng hơn 50 hộ kinh doanh cá kho, trong đó có 10 hộ sản xuất lớn, số lượng từ 1.000 - 3.000 nồi mỗi vụ. |
Theo anh Toản, chủ cơ sở cá kho ở thôn 4, năm nào cũng vậy, bắt đầu từ khoảng tháng 12 Âm lịch, lượng khách đặt hàng cá kho đều tăng vọt so với trước. Cao điểm nhất là từ ngày 23 - 29 tháng Chạp, mỗi ngày chúng tôi phải kho hàng trăm niêu với trọng lượng hàng tạ cá, nên hơn 10 công nhân và gia đình phải chia ca, thức đêm trông cá. |
Để có món cá kho ngon nức tiếng, quan trọng nhất là nguyên liệu phải tươi ngon. Cá kho phải là loại cá trắm đen từ 4 - 6kg trở lên. |
Sau khi sơ chế sạch sẽ, cá được cắt khúc vừa nồi, ướp muối. Phân đoạn cắt khúc cá phải thật cẩn thận, chia làm sao cho các khúc cá phải thật đều nhau, đúng đường sống lưng giữa của cá. Ướp muối xong rồi xếp vào từng niêu theo các kích cỡ khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách đặt hàng. |
Để có được nồi cá kho mang hương vị riêng của làng Vũ Đại, mỗi hộ dân đều phải có bí quyết làm gia vị riêng, thêm nếm gia vị trong suốt quá trình kho cá một cách cầu kỳ. Các gia vị làm nên đặc trưng nồi cá kho truyền thống không thể thiếu được là riềng củ, gừng, ớt, chanh, hành củ, muối hạt, đường, nước cốt cua đồng, nước mắm, nước hầm xương, nước dừa… |
Theo người dân nơi đây, có 3 công đoạn chính là làm cá, xếp cá vào nồi và kho cá, nhưng mỗi khâu đều có những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt để tạo ra nồi cá kho đạt chất lượng. |
Cá sau khi làm sạch sẽ được ướp bằng muối hạt, xếp vào nồi và đưa lên bếp. Quá trình làm cá phải đặc biệt lưu ý, cá sau khi chạm dao thì không được rửa lại, không tiếp xúc nước lạnh để giữ được độ ngọt tự nhiên và giúp nồi cá kho không bị tanh. |
Công đoạn xếp nồi càng cầu kỳ hơn. Nồi kho phải là nồi đất, để giữ nhiệt và giữ được vị mặn mòi của hương vị quê hương. Mỗi nồi cá được xếp một lớp riềng củ thái lát mỏng ở dưới đáy, nhằm tránh bị cháy khi kho trên bếp. Các gia vị như gừng, ớt, hành củ đều được giã nhỏ, cùng với các gia vị khác và được điều tiết phù hợp với trọng lượng mỗi nồi cá. |
Cá khi xếp vào nồi phải xếp úp để khi kho trên bếp, với độ cong tự nhiên, cá không bị xáo trộn vị trí. Nước kho cá cũng được chế biến theo phương pháp riêng. Chính điều này giúp cho hương vị của nồi cá thành phẩm có chất lượng đồng đều. |
Công đoạn kho cá trên bếp càng đòi hỏi yêu cầu cao nhất và cũng là phần việc vất vả nhất. Nồi cá khi đưa lên bếp sẽ được đun sôi với tốc độ nhanh nhất, nhưng khi đã sôi thì phải hạn chế ngọn lửa và tắt lửa hoàn toàn, chỉ ủ tro nóng phía dưới bếp để đảm bảo nồi cá luôn sôi. |
Sau khoảng 45 phút, mỗi nồi cá đều được kiểm tra, chế thêm nước dùng. Thời gian đỏ lửa kho cá đảm bảo từ 13 - 14 tiếng. Củi kho cá phải là củi nhãn, bởi nhiệt lớn, cháy ổn định, giúp thơm cá. |
Cá kho thành phẩm phải đảm bảo nhừ hết xương, gia vị thấm đều, thịt cá chắc, thơm ngon và không còn nước. Quá trình chế biến và kho cá rất công phu cũng như mất nhiều thời gian, tuy nhiên thành phẩm có được sẽ là một nồi cá kho thơm ngon với thịt cá chắc, xương cá nhừ hoàn toàn cùng màu nâu cánh gián bắt mắt. Có nhiều loại để khách lựa chọn, từ 500.000 - 1.500.000đồng/niêu. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khách qua bến xe Hà Nội dịp Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tăng cao
(LĐTĐ) Thông tin về kế hoạch phục vụ Tết, Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết, lượng xe dự phòng tăng cường cho cả đợt phục vụ Tết Nguyên đán là 2.486 xe. Đáng chú ý, trong dịp Tết Nguyên đán dự kiến lượt khách sẽ tăng cao.
Hà Nội: Điều chỉnh nút giao thông Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển
(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin, đơn vị sẽ cho thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông qua nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển từ ngày 18/1.
Đại biểu Quốc hội tặng quà Tết cho gia đình chính sách, người lao động tại huyện Phú Xuyên
(LĐTĐ) Ngày 15/1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (đơn vị bầu cử số 9 gồm các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thường Tín) đã đến thăm, tặng quà công nhân lao động và các gia đình chính sách trên địa bàn huyện Phú Xuyên nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An
(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua và ban hành Nghị quyết số 1364/NQ-UBTVQH15 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Phân luồng giao thông phục vụ chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”
(LĐTĐ) Ban Tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” vừa có thông báo về phương án phân luồng giao thông để tổ chức chương trình trong hai ngày 17 và 18/1 tại khu vực ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân và các tuyến đường liên quan trên địa bàn quận Tây Hồ.
Ngăn chặn các biểu hiện quá khích của du khách ở phố "cà phê đường tàu"
(LĐTĐ) Các hộ kinh doanh ở khu phố "cà phê đường tàu" đều ký cam kết không vi phạm hành lang an toàn đường sắt, ngăn chặn các biểu hiện quá khích của du khách như: Chụp ảnh, tụ tập hò reo gần đường sắt khi tàu hỏa chạy qua...
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng thăm, tặng quà Tết cho người lao động tại huyện Thạch Thất
(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 15/1, đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng 50 suất quà Tết (mỗi suất gồm 1 triệu đồng tiền mặt và 1 túi quà trị giá 300 nghìn đồng) cho công nhân lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội).
Tin khác
Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội
Văn hóa 14/01/2025 14:52
(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hòa trong không khí đó, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?
Văn hóa 14/01/2025 06:24
(LĐTĐ) Rằm tháng Chạp là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Ngày này không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong năm.
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 13/01/2025 06:51
(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ người dân Thủ đô trong các ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2025.
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
Văn hóa 12/01/2025 08:40
(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?
Văn hóa 11/01/2025 19:02
(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Văn hóa 10/01/2025 20:29
(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Văn hóa 09/01/2025 15:17
(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội
Văn hóa 09/01/2025 13:44
(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây
Xã hội 06/01/2025 17:04
(LĐTĐ) Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 với chủ đề “Shine Your Vibes - Tỏa chất riêng” sẽ được tổ chức vào 20h tối 18/1 tại không gian di sản hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"
Văn hóa 05/01/2025 12:48
(LĐTĐ) "Chiêm bao" - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) diễn ra từ ngày 3-19/1/2025 tại Area 75 - Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hà Nội), giới thiệu đến công chúng 26 tác phẩm chân dung ghép gốm độc đáo trên nền sơn mài.