Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô:

Nghiên cứu khả năng phát triển mô hình “Thành phố trong Thành phố”

(LĐTĐ) Ngày 11/10, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng Nhiệm vụ quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội”.
Kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua đại dịch Covid-19 Nâng cấp Đảng bộ Cục Thuế: Khẳng định vai trò của Đảng bộ trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính UBND Thành phố tới điểm cầu các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn chủ trì Hội thảo.

Nghiên cứu khai thác trục sông Hồng làm trục xanh trung tâm

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (gọi tắt là QHC 1259), đến nay đã thực hiện được gần 10 năm.

Quá trình triển khai cụ thể hoá QHC 1259 được duyệt đã đạt kết quả nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc. Trên cơ sở báo cáo của UBND thành phố Hà Nội và ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ có chấp thuận chủ trương giao nhiệm vụ UBND Thành phố tổ chức lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với ba nhiệm vụ cơ bản: Rà soát, đánh giá điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 25/5/2021 về triển khai công tác lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố tổ chức Hội thảo khoa học nhằm lấy ý kiến phản biện, góp ý của Bộ ngành, địa phương, các hội nghề nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học cho các báo cáo này. Qua đó, các đơn vị thực hiện sẽ tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện, xây dựng báo cáo rà soát, kiến nghị, đề xuất những định hướng cần quan tâm giải quyết trong quá trình triển khai điều chỉnh tổng thể QHC 1259 trong thời gian sắp tới.

Nghiên cứu khả năng phát triển mô hình “Thành phố trong Thành phố”
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn phát biểu tại buổi Hội thảo.

Báo cáo tóm tắt về rà soát, đánh giá quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết, mục tiêu việc rà soát, đánh giá tình hình 10 năm thực hiện QHC 1259 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là để rút ra bài học cần thiết làm cơ sở cho việc định hướng Điều chỉnh tổng thể QHC 1259.

Một số nội dung của QHC 1259 đã được Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội sơ bộ rà soát, đánh giá gồm: Liên kết vùng; Tầm nhìn, mục tiêu và quan điểm điều chỉnh quy hoạch; Định hướng phát triển không gian; Quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng; Quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội; Định hướng bảo tồn di sản; Hạ tầng kỹ thuật; Quy hoạch không gian ngầm khu vực đô thị trung tâm; Quy hoạch bến bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ...

Tại Hội thảo, báo cáo định hướng Nhiệm vụ quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy cho biết: Trên cơ sở các nội dung rà soát, đánh giá của Sở Quy hoạch và Kiến trúc, có 8 vấn đề cần giải quyết tại định hướng nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Trong đó, các vấn đề cần giải quyết đó là: Hạn chế tăng dân số tại khu vực nội đô. Trong đó, khu vực nội đô lịch sử tiếp tục kiên định với chủ trương giảm dân số; khu vực nội đô mở rộng không tăng thêm dân số; bổ sung dân số cho khu vực Bắc sông Hồng và đông Vành đai 4 để khai thác, sử dụng đất được hiệu quả hơn. Nghiên cứu khả năng phát triển mô hình “thành phố trong thành phố” tại khu vực phía Bắc (gồm các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); phía Tây (thành phố mới Hòa Lạc) và một số “thị xã trong thành phố”.

Các thị xã mới dựa trên cấu trúc đô thị của QHC 1259 được xác định bởi hạt nhân là các đô thị vệ tinh như Xuân Mai (đô thị loại II), Phú Xuyên (đô thị loại III). Nghiên cứu khả năng khai thác trục sông Hồng làm trục xanh trung tâm, theo hướng phát triển cân đối không gian hai bên sông Hồng và nghiên cứu khả năng phát triển khu vực phía bắc sông Hồng thành đô thị hiện đại, đồng bộ. Rà soát hoàn chỉnh mô hình và lộ trình phát triển các đô thị vệ tinh để có kế hoạch tập trung nguồn lực đầu tư theo thứ tự ưu tiên. Nghiên cứu điều chỉnh kết cấu đồng bộ hạ tầng giao thông đô thị, nghiên cứu khả năng bố trí sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô đặt tại Hà Nội...

Nghiên cứu khả năng phát triển mô hình “Thành phố trong Thành phố”
Toàn cảnh Hội thảo “Rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng Nhiệm vụ quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội”.

Cần có lộ trình huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn thể nhân dân

Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia đã có những đóng góp xác đáng, tâm huyết vào các bản báo cáo. Góp ý tại Hội thảo, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho hay, là đô thị đặc biệt, lại là Thủ đô của cả nước nên Hà Nội cần phải có cách làm khác, phải là khát vọng, niềm kiêu hãnh của cả nước. Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam hiện đạt trên 40%, cao nhất Đông Nam Á nhưng việc thực hiện nhiệm vụ quy hoạch cả nước chưa đạt yêu cầu. Chất lượng đô thị, chất lượng quy hoạch đô thị chưa tốt, nhất là vấn đề dự báo phát triển kinh tế - xã hội. Vẫn còn sự chồng chéo trong công tác quy hoạch giữa các ngành, các cấp…

Giải pháp trong tương lai phải rà soát, đánh giá công việc cụ thể đối với những việc đã làm trong 10 năm qua và có dự báo chiến lược. Trong khi chúng ta đang gặp khó khăn trong triển khai Luật Quy hoạch, hiện chưa có quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng thì việc triển khai quy hoạch tỉnh làm như thế nào là vấn đề thách thức đối với các địa phương trong giai đoạn này.

Do đó, giải pháp đối với Hà Nội là ngoài định hướng, chương trình mục tiêu, Thành phố phải có lựa chọn tư vấn nước ngoài hoặc có một cuộc thi về xây dựng ý tưởng để làm quy hoạch Hà Nội, cùng với Viện Quy hoạch Hà Nội để thực hiện Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung. Trong lần điều chỉnh quy hoạch lần này cần làm rõ mục tiêu xây dựng Thủ đô văn hiến, hòa bình, sáng tạo, anh hùng. Hà Nội làm thế nào phải xứng tầm là niềm kiêu hãnh của cả nước.

Nghiên cứu khả năng phát triển mô hình “Thành phố trong Thành phố”
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm phát biểu tại hội thảo

Theo Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm, đây là các vấn đề lớn, nên sau Hội thảo khung hôm nay, Thành phố cần giao cho các đơn vị có liên quan tổ chức các hội thảo riêng để làm rõ cụ thể từng vấn đề cụ thể trong việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Đối với các báo cáo, cần nêu rõ việc cần thiết phải tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung. Điều chỉnh định kỳ cần phải gắn với các điều chỉnh cục bộ.

Vị chuyên gia cho rằng, việc Thành phố triển khai thực hiện song song hai nhiệm vụ: vừa tổ chức lập quy hoạch Thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng là quyết sách rất sáng tạo của Thành ủy, UBND Thành phố cần tổ chức triển khai quyết liệt. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh quy hoạch lần này cần chú ý đến việc điều chỉnh gia tăng dân số; quy hoạch phòng chống lũ; nâng cao chất lượng chất lượng quy hoạch; có lộ trình huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn thể Nhân dân. Đồng ý với các mục tiêu mà Nhiệm vụ quy hoạch đề ra, tuy nhiên, nên thận trọng trong việc nghiên cứu mô hình “thành phố trong thành phố”.

Kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, các ý kiến tham luận tại Hội thảo về cơ bản đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan) trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được duyệt, tập trung vào các nhóm vấn đề: Về định hướng quy hoạch cấp quốc gia và kết nối vùng gắn với Quy hoạch Thành phố và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Về các vấn đề cần giải quyết trong mối quan hệ giữa Quy hoạch chung xây Thủ đô và vùng Thủ đô; Về kiểm soát dân số, phân bổ dân số; Về định hướng quy hoạch phát triển đô thị và quản lý kiến trúc; về định hướng quy hoạch hạ tầng đô thị;… Đồng thời, các ý kiến tham luận đã định hướng được những nội dung cần nghiên cứu trong quá trình triển khai Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn ghi nhận, tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp trực tiếp cũng như góp ý bằng văn bản của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, hội nghề nghiệp. Đồng thời cho biết, đây là hội thảo cấp Thành phố mang tính chất khung, khởi động, sau này sẽ có thêm nhiều hội thảo, tọa đàm chuyên sâu với mong muốn nhận được tư vấn, góp ý cho việc triển khai Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng yêu cầu Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tiếp thu, hoàn chỉnh, báo cáo các cấp; triển khai thực hiện việc tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án Đồ chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội theo quy định. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành; các chuyên gia, nhà khoa học, hội nghề nghiệp tiếp tục tham góp, phản biện, tạo điều kiện để việc Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đạt được chất lượng, hiệu quả, sớm hoàn thành đưa vào thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển Thủ đô.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Chiều 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý vụ phóng hỏa xảy ra tại quán cà phê số 258 đường Phạm Văn Đồng.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

(LĐTĐ) Qua phiên giải trình cho thấy công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố nói chung và các tuyến sông Hồng, sông Đuống nói riêng, thời gian qua đã được Thành phố và các quận, huyện, thị xã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và có nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét.
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

(LĐTĐ) Ngày 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của Thành phố đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

(LĐTĐ) Sáng nay (17/12), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ đô.
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Chiều 16/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

(LĐTĐ) Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.
Hà Nội “chốt” thời điểm hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy

Hà Nội “chốt” thời điểm hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kết luận số 175-KL/TU Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII).
Xem thêm
Phiên bản di động