Nghiên cứu giải pháp "đột phá" để sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Tìm giải pháp phát triển đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh |
Đường sắt đô thị là trục “xương sống” của hạ tầng giao thông
Sáng 17/1, tại Hội thảo khoa học phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 đô thị đặc biệt, 2 đầu tàu kinh tế của cả nước, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là 2 đô thị có diện tích và dân số lớn nhất cả nước.
Trong đó, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là đối với các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được coi là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc Hội thảo. |
“Thời gian vừa qua, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, hoàn thiện cơ chế, chính sách; tìm hiểu, học tập những kinh nghiệm, phương thức mới, “đột phá” nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và mong mỏi của người dân 2 thành phố”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chia sẻ.
Để từng bước thực hiện mục tiêu đó, UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh đồng tổ chức Hội thảo “Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”.
Hội thảo sẽ hướng tới 3 mục tiêu: Thứ nhất, trao đổi, nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế từ các nước có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông công cộng phát triển, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị;
Thứ hai, tổng hợp các kinh nghiệm trong nước và quốc tế để nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác đường sắt đô thị;
Hội thảo khoa học phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. |
Thứ 3, tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo 5 nhóm lĩnh vực trọng yếu.
Nội dung sẽ tập trung trao đổi chủ đề chính gồm: Quy hoạch, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; Thu hút nguồn lực từ đất đai; Tiêu chuẩn kỹ thuật-công nghệ cho đường sắt đô thị; Mô hình quản lý, tổ chức thực hiện dự án đường sắt đô thị.
Trong đó, trọng tâm là trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); mô hình TOD cùng với các công cụ thu hồi giá trị gia tăng từ đất (LVC). Đây là 2 nội dung được kỳ vọng sẽ đem lại các giải pháp mới cho đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường phát biểu tại Hội thảo. |
Đề xuất cơ chế đặc thù cho việc phát triển đường sắt đô thị
Cũng tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường (đơn vị đồng chủ trì) cho biết, ngày 28/2/2023, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 49- KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra mục tiêu: “Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035”.
“2 Thành phố phải đạt mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong 12 năm. Đây là một thách thức vô cùng to lớn đối với các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân hai Thành phố, nếu chúng ta tiếp tục triển khai với cách làm tương tự như trong thời gian 20 năm qua thì không thể thực hiện được mục tiêu này”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh khẳng định.
Các đại biểu, nhà khoa học, chuyên gia tham dự Hội thảo. |
Ông Bùi Xuân Cường nhấn mạnh, để thực hiện đạt mục tiêu tại Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đòi hỏi 2 thành phố phải quyết tâm lãnh đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện, mạnh mẽ và đột phá trên các lĩnh vực liên quan; cần có sự phối hợp triển khai chặt chẽ và hiệu quả trong: Quy hoạch, chỉnh trang đô thị gắn với lý thuyết TOD, huy động nguồn lực, công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, kể cả khu phụ cận để triển khai TOD, về việc lựa chọn công nghệ, về mô hình tổ chức, quản lý và triển khai dự án Metro.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy đánh giá cao Hội thảo với quy mô lớn, các chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực và tin tưởng sẽ có nhiều ý tưởng, giải pháp hữu hiệu để giúp 2 thành phố phát triển thành công mạng lưới đường sắt đô thị, tổ chức đô thị… Đối với giao thông cộng cộng vận tải khối lượng lớn, hiện nay, đường sắt đô thị vẫn lợi thế nhất. Bên cạnh đó, đường sắt đô thị còn định hình, phân bố lại dân cư, tạo nên bộ mặt mới cho đô thị, thuận lợi cho người dân, thu hút đầu tư… “Đây là vấn đề khó, mới mẻ với Việt Nam. Tuy nhiên, khó không phải là không làm được, cần có các điều kiện thể chế pháp lý, công nghệ, nguồn lực”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói. |
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nét tương đồng. Với một khối lượng công việc, nguồn lực, sự ảnh hưởng của tác động rất lớn để việc xây dựng, triên khai, hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị, 2 thành phố sẽ rút kinh nghiệm khắc phục vướng mắc, hạn chế khi triển khai dự án Metro 1, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ cùng nhau sát cánh đề xuất Trung ương cho phép 2 thành phố được thực hiện các cơ chế đặc thù, cơ chế vượt trội cho việc phát triển đường sắt đô thị nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Ngày 24/6/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh; theo đó, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo đã kết luận chỉ đạo và được Văn phòng Chính phủ truyền đạt tại Thông báo số 506/TB-VPCP ngày 06/12/2023, trong đó nêu: “Về đầu tư xây dựng hạ tầng tuyến đường sắt đô thị giao UBND thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư tổng thể, huy động nguồn lực đủ lớn trong và ngoài nước để thực hiện đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị của Thành phố theo quy hoạch, nhằm huy động nguồn lực từ không gian ngầm và trên mặt đất, giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, giảm úng ngập và ô nhiễm môi trường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét”.
Ban Tổ chức tặng hoa cho các diễn giả tham dự Hội thảo. |
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh một lần nữa nhấn mạnh, thông qua Hội thảo này, trên cơ sở các nội dung thảo luận, đề xuất, kiến nghị của quý vị đại biểu, 2 Thành phố sẽ hoàn thiện các đề xuất của mình gửi các cơ quan có liên quan để phục vụ kịp thời công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển đường sắt đô thị nhằm thực hiện được mục tiêu Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, góp phần xây dựng 2 thành phố trở thành trở trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa hàng đầu khu vực Đông Nam Á và khu vực.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ, với tình cảm chân thành, tinh thần cầu thị, Ban Tổ chức Hội thảo luôn lắng nghe và mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý hãy tham góp nhiều ý tưởng sáng tạo, tâm huyết, các giải pháp khả thi, tiếp tục đồng hành cùng với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển đường sắt đô thị, góp phần xây dựng 2 thành phố Văn minh - Hiện đại và phát triển bền vững. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13