Nghịch lý "thiếu, thừa" vẫn đang được đặt ra cấp bách

LĐTĐ -Trong khi xã hội đang lo lắng về việc sinh viên theo học một số ngành đang dư thừa nhân lực sẽ thất nghiệp thì một công ty trong lĩnh vực cung ứng lao động cho biết, hằng ngày họ đang không có đủ nguồn cung nhân lực của chính các ngành đó để đáp ứng những doanh nghiệp có yêu cầu cao về đội ngũ nhân viên.

Nghịch lý "thiếu, thừa" tiếp tục đặt ra những vấn đề cần giải quyết, nhất là trước mỗi mùa tuyển sinh.

Nghịch lý cung - cầu nhân lực

Việc các nhà tuyển dụng vẫn khát nhân lực trong khi số cử nhân thất nghiệp được thống kê năm 2013 lên tới 72.000 người, hay thậm chí là 100.000 người vào năm trước đó như báo chí đã nêu, là nghịch lý tồn tại đã nhiều năm. Nguyên nhân trực tiếp được nhắc tới nhiều nhất vẫn là: Công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và định hướng tuyển sinh chưa đạt hiệu quả: Sinh viên ra trường không đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp. 
 

Giờ học điều khiển điện, điện tử tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Phương An
Giờ học điều khiển điện, điện tử tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Phương An


Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận từng thừa nhận trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc phải chấp nhận làm những việc trái với chuyên ngành đào tạo. Theo Bộ trưởng, từ khi tiến hành đổi mới, Nhà nước không còn phân công công tác cho các sinh viên tốt nghiệp ra trường, dẫn đến quy mô, cơ cấu đào tạo của các trường ĐH, CĐ không ăn khớp với nhu cầu của thị trường lao động. Hệ thống quản lý lao động và việc làm ở cấp trung ương không cung cấp thông tin dự báo nguồn nhân lực theo trình độ và ngành đào tạo trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, không đưa ra các cảnh báo kịp thời cho các nhà trường và xã hội. 

Trong khi đó, trên thực tế, các kênh dự báo chính thức về nhu cầu nhân lực khó có thể nói là con số không. Sau khi có Ban chỉ đạo quốc gia về quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhiều cơ quan và địa phương đã thành lập các đơn vị chuyên về công tác này. Bộ GD-ĐT có Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ LĐ,TB&XH thì có Trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm. Viện Khoa học giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT có Trung tâm Phân tích và dự báo nhu cầu đào tạo. TP Hồ Chí Minh cũng đã đưa vào hoạt động Trung tâm Thông tin và dự báo thị trường lao động... 

Khi hiệu quả hoạt động của các kênh nói trên chưa được nhìn thấy rõ nét thì nhiều nguyên nhân khác đã được đưa ra để giải thích cho nghịch lý "thiếu, thừa" nguồn nhân lực. Vẫn theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, các cơ sở giáo dục ĐH thì mới tập trung đào tạo những ngành trường có khả năng, chưa đào tạo những ngành xã hội cần. Bên cạnh đó, việc giao chỉ tiêu tuyển sinh chủ yếu căn cứ vào năng lực đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH mà chưa tính đến nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội.
 

Liên quan tới mùa tuyển sinh sắp tới, trao đổi với báo chí, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực các ngành kỹ thuật công nghệ sẽ tăng lên, nhất là nhân lực kỹ thuật cho các khu kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp, các vùng mà Nhà nước đang đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế. Để hiểu biết sâu rộng nghề nghiệp tương lai, các thí sinh nên tìm hiểu thông tin từ các nhà tư vấn nghề nghiệp, các thầy cô giáo làm công tác hướng nghiệp, tham khảo ý kiến của cha mẹ, người thân, bạn bè và các anh chị đi trước thay vì chọn nghề theo cảm tính, theo "phong trào".

Đào tạo theo nhu cầu xã hội 

Sự lệch pha giữa bên cung và bên cầu cũng là điều đã được các bên nhìn nhận khi đánh giá về chất lượng đào tạo của giáo dục ĐH trong thời gian qua. Để khắc phục tình trạng này, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiến hành nhiều giải pháp tích cực. Bộ sẽ triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu của xã hội và tích cực triển khai các hợp đồng, thỏa thuận đào tạo, sử dụng nhân lực đã ký kết. Đặc biệt là sẽ khuyến khích mở các cơ sở giáo dục ĐH trong các doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp, huy động tối đa sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình và tham gia vào quá trình đào tạo. 

Trên thực tế, sau một thời gian chỉ biết đứng ngoài và phàn nàn về chất lượng đào tạo của các trường, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận vào quá trình đào tạo. Lãnh đạo một trường ĐH kỹ thuật lớn của miền Bắc cho biết: Một vài năm gần đây, cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động đã có sự đổi mới tư duy và gắn kết tốt hơn. Nhà trường đã "xã hội hóa" quá trình đào tạo, hợp tác và lôi cuốn được các đối tác tiềm năng trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp và nhà sản xuất, cùng tham gia vào quá trình đào tạo. Tuy nhiên, sự phối hợp này còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của lãnh đạo, chưa thành nhu cầu sống còn của cả hai bên, hoạt động hợp tác chủ yếu dựa trên quan hệ cá nhân chứ chưa được tổ chức một cách bài bản. Nhà nước cũng chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển mối quan hệ này. 

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết, Bộ đang xem xét đánh giá lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ trong cả nước để đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu, mục tiêu của Quy hoạch mạng lưới đến năm 2020 cho phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương. Trước mắt, Bộ sẽ vẫn tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu, thông báo về những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu lớn cũng như các ngành đang dư thừa nhân lực.

 

Nguồn HNMO

Nên xem

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC và một số thông tư khác liên quan. Đây là bước tiến quan trọng nhằm cập nhật và chuẩn hóa các quy định kế toán, đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính ngày càng cao trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Tăng cường công tác vệ sinh môi trường dịp 30/4 - 1/5

Tăng cường công tác vệ sinh môi trường dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, để phục vụ nhân dân vui chơi nghỉ lễ, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội sẽ tăng cường công tác duy trì vệ sinh đường phố ban ngày, trên các tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý.
Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

(LĐTĐ) Nam Bộ đang trải qua mùa nắng nóng gay gắt kéo dài nên các điểm vui chơi giải trí sinh thái, các điểm du lịch biển như Bà Rịa - Vũng Tàu luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Tính đến chiều 28/4, ghi nhận lượng người đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng đột biến.
Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

(LĐTĐ) Nhằm vận hành an toàn, thông suốt hệ thống thoát nước, phòng, chống úng ngập, phục vụ nhân dân vui chơi trong các ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã lên kế hoạch, triển khai duy tu, duy trì thường xuyên, cũng như ứng trực kịp thời xử lý úng ngập khi có mưa lớn.
Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Ngày 27 và 28/4, lượng khách đi đến tại sân bay Tân Sơn Nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng cao nhưng diễn ra ổn định.
Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

(LĐTĐ) Liên quan đến clip trên mạng xã hội về người bán hàng rong "chặt chém" 500.000 đồng cho 3 quả dứa đối với nhóm khách du lịch, chiều 28/4, Công an phường Hàng Buồm cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin; đồng thời cử cán bộ phối hợp các bên liên quan khẩn trương xác minh vụ việc tranh cãi trên.
Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp, vượt trội để cải thiện tình trạng giao thông thường xuyên bị quá tải, ùn tắc tại Hà Nội đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Đây cũng là nội dung được đặt ra trong xây dựng chính sách sửa đổi Luật Thủ đô.

Tin khác

Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

(LĐTĐ) Nam Bộ đang trải qua mùa nắng nóng gay gắt kéo dài nên các điểm vui chơi giải trí sinh thái, các điểm du lịch biển như Bà Rịa - Vũng Tàu luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Tính đến chiều 28/4, ghi nhận lượng người đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng đột biến.
Du lịch dịp nghỉ lễ, điểm đến không cần “bay”

Du lịch dịp nghỉ lễ, điểm đến không cần “bay”

(LĐTĐ) Dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, Thủ đô Hà Nội là một trong những điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm, với rất nhiều danh lam thắng cảnh mà du khách không cần phải di chuyển quá xa.
Nha Trang biển gọi hè

Nha Trang biển gọi hè

(LĐTĐ) Theo dự báo của ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa, lượng khách đến địa phương này nói chung, thành phố Nha Trang nói riêng dịp 30/4 và 1/5 và đặc biệt hè năm nay sẽ tăng mạnh. Để chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ lớn, các doanh nghiệp đang tích cực công tác chuẩn bị về dịch vụ lưu trú, ăn uống, kế hoạch cung cấp các tour, tuyến du lịch đa dạng với nhiều mức giá cho du khách.
Khi học sinh được giáo dục tình yêu quê hương

Khi học sinh được giáo dục tình yêu quê hương

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chú trọng lồng ghép tuyên truyền, giảng dạy trong một số môn học và hoạt động ngoại khóa, từ đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước trong học sinh.
Giá vé máy bay tăng: Kích cầu du lịch nội địa bị ảnh hưởng

Giá vé máy bay tăng: Kích cầu du lịch nội địa bị ảnh hưởng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, giá vé máy bay trong nước tăng cao liên tục đã và đang ảnh hưởng đến mục tiêu kích cầu du lịch của các địa phương, trước mắt là trong mùa hè này, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sắp tới.
Chúng ta của sau này

Chúng ta của sau này

(LĐTĐ) Hà Nội đầu hạ bị cái oi bức của nắng chiếm giữ. Những tia sáng gắt gao oằn mình trên các khu nhà cao tầng của thành thị. Và tại một trong những tòa nhà cao tầng đầy ắp những người phải lao động trí óc không ngơi tay ấy, chiếc cà vạt khiến cho tôi càng như mắc kẹt trong không khí nóng bừng. Cả bộ tây trang này nữa. Chúng chẳng khiến tôi thấy mình trông trang trọng hơn tí nào, thay vào đó, tôi đâm ra lo ngay ngáy rằng liệu đối tác có để ý những vệt mồ hôi đầy mỏi mệt đang lăn trên cổ áo của tôi hay không.
Du lịch Hà Nội sôi động dịp 30/4, 1/5

Du lịch Hà Nội sôi động dịp 30/4, 1/5

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày là dịp để ngành Du lịch Thủ đô giới thiệu, quảng bá nhiều tuyến, sản phẩm du lịch mới, góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành công nghiệp không khói.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Xem thêm
Phiên bản di động