Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán 2024, trong khi doanh nghiệp rao tuyển hàng chục nghìn chỉ tiêu việc làm thì tỷ lệ người lao động đến các khu công nghiêp - khu chế xuất (KCN-KCX) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tìm kiếm cơ hội việc làm lại thưa thớt. Nghịch lý cung - cầu lao động đã và đang diễn ra tại trung tâm đô thị lớn nhất các tỉnh phía Nam.
TP.HCM cần 52.000 lao động sau Tết Nguyên đán Doanh nghiệp tại Bình Dương cần tuyển gần 24.000 lao động sau Tết Đồng Nai: Hơn 82% người lao động quay trở lại làm việc sau Tết
Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
KCX Tân Thuận, quận 7 là một trong những KCX quy mô nhất của TP.HCM. Bảng tuyển dụng lao động đăng tải hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng lao động nhưng thực tế người đến tìm hiểu thông tin lại rất thưa thớt. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM cho thấy, sau Tết Nguyên đán 2024 nhu cầu tuyển dụng lao động tại các KCN-KCX trên địa bàn Thành phố là 52.000 lao động. Thế nhưng thực tế có rất ít người lao động đến tìm hiểu thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm, ngay cả các công ty hoạt động tại các KCN-KCX, dù trước đó đã có một lượng lớn công nhân lao động bị mất việc làm.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
Ngày 22/2, khoảng 2 tiếng quan sát, phóng viên Báo Lao động Thủ đô chỉ ghi nhận chưa đến 10 người “dừng xe” và đến tìm hiểu thông tin tại Bảng tuyển dụng tại KCX Tân Thuận. Thậm chí, có người lướt qua thông tin rồi lặng lẽ rời đi. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Anh Nguyễn Tấn Tài, quê Nghệ An cho biết: Mức lương tăng ca mà các doanh nghiệp mời chào cũng chỉ nhỉnh hơn việc chạy xe grab từ 1-2 triệu đồng, trong khi lại phải làm kín thời gian. Chạy xe grab chủ động hơn về thời gian, có thể làm thêm nghề khác. Vì thế bản thân đang cân nhắc việc có nên làm công nhân ở công ty tiếp hay không, dù hiện tại anh đang thất nghiệp do công ty cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
Tại KCX Tân Thuận, Công ty Tai Việt treo băng rôn với khẩu hiệu hấp dẫn “Hoan nghênh các bạn đến kiếm tiền”. Kèm với đó là các cam kết về chính sách đào tạo nghề miễn phí, công nhân được tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, hỗ trợ đi lại, xăng xe, nhà ở, con học mầm non, tiểu học, mức lương từ 12 – 15 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên vẫn ít người lao động đến tìm hiểu. (Ảnh chụp ngày 22/2).

“Bạn tôi trước cùng làm công ty đã về quê ăn Tết, đến nay chưa vào lại. Một bộ phận sẽ trở lại TP.HCM sau Rằm Tháng Giêng, một số quyết định ở lại quê làm công nhân, dù thấp hơn 2-3 triệu đồng so với làm ở TP.HCM nhưng được gần nhà, chi phí rẻ, khả năng tích lũy cao hơn. Cũng có người dự tính sẽ chuyển về Đồng Nai, Bình Dương, Long An tìm kiếm công việc phù hợp hơn". Anh Nguyễn Tấn Tài chia sẻ thêm.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Cạnh đó, Công ty TNHH Star Elec bố trí bảng tuyển dụng chỉ tiêu lao động ngành cơ khí, điện công nghiệp, điện tử, lao động phổ thông nhưng vẫn không có người đến xem. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Theo một số chuyên giao về lĩnh vực lao động, đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu, gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất, đã tạo ra dòng dịch chuyển lao động từ các đô thị lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về các địa phương đang “trỗi dậy”, các khu công nghiệp mới như: Bình Phước, Tây Ninh hoặc xa hơn là Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Công ty TNHH StrongMan Always rao tuyển 300 chỉ tiêu lao động. Tuy nhiên trong suốt buổi sáng ngày 22/2 không có người lao động nào đến tìm hiểu. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Dù thu nhập tại các địa phương này thấp hơn các đô thị lớn nhưng điều kiện làm việc gần nhà, chi phí sinh hoạt rẻ và khả năng tích lũy đồng lương cao hơn, đang khiến nhiều người lao động “tính toán lại” việc lựa chọn công việc. Điều này cũng lí giải nguyên nhân có một tỷ lệ người lao động mất việc bắt đầu "kém mặn mà" quay lại các đô thị lớn.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
Công ty TNHH Daesung TS tại KCN Tân Thới Hiệp, quận 12 tuyển 35 chỉ tiêu về kỹ sư cơ khí chế tạo máy, điện công nghiệp, thợ phay – điện, hàn, mộc, bảo trì máy. Tuy nhiên nghịch lý là không có người đến xem. (Ảnh chụp ngày 23/2).

Tại quận 12, từ giữa năm 2023, một số doanh nghiệp hoạt động trong KCN Tân Thới Hiệp (phường Hiệp Thành) phải đóng cửa, di dời. Bước vào đầu năm 2024, một số tín hiệu vui đã trở lại khi có một vài doanh nghiệp rao tuyển lao động do có thêm đơn hàng.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Có vẻ “đông đúc” lượng người đến tìm hiểu việc làm là Công ty TNHH Nobland Việt Nam khi rao tuyển nhiều chỉ tiêu việc làm với mức thu nhập từ 8 – 12 triệu đồng/người/tháng. (Ảnh chụp ngày 20/2).

Tuy nhiên số người đến tìm hiểu thông tin, nộp hồ sơ tìm kiếm việc làm mới chưa sôi động. Nhìn chung bức tranh tìm kiếm việc làm chưa thực sự náo nhiệt.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Cũng với bảng tuyển dụng của Công ty TNHH Nobland ở trị ví đó, trong sáng 23/2 lại không có người lao động nào đến tìm hiểu cơ hội việc làm. (Ảnh chụp ngày 23/2).

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM: Tổng số lao động làm việc trong KCN-KCX, khu công nghệ cao là gần 300.000 người/2,54 triệu lao động trong các doanh nghiêp trên địa bàn Thành phố. Nhu cầu lao động sau Tết Nguyên đán năm 2024 khoảng 52.000 chỗ làm việc, tập trung vào thương mại – dịch vụ (chiếm 70,56%), công nghiệp – xây dựng (28,66%). Riêng tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM đã tiếp nhận thông tin tuyển dụng của 102 doanh nghiệp với tổng nhu cầu gần 19.300 vị trí, tập trung chủ yếu vào ngành da giày, may mặc (42,76%), lao động phổ thông (12,15%)…
Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động