TP.HCM cần 52.000 lao động sau Tết Nguyên đán
Xác định danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ cháy ở TP.HCM Sân bay Tân Sơn Nhất đón gần 154 nghìn hành khách TP.HCM: Phương tiện "nhúc nhích" qua cầu Sài Gòn trong ngày đầu tuần |
Ngày 19/2, thông tin từ Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết, qua công tác theo dõi tình hình lao động, tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp (khu vực chính thức) là hơn 2,5 triệu người, trong đó lao động trong làm việc tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao là 299.285 người.
TP.HCM ghi nhận có 13 doanh nghiệp tổ chức làm việc xuyên Tết với 1.544/6.566 lao động; một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, vận tải… tại các khu vực tập trung đông khách du lịch và người dân tham quan, mua sắm.
97% người lao động đã quay lại TP.HCM làm việc. |
Tính đến ngày 15/2 (mùng 6 Tết), đối với các cơ quan, đơn vị (trừ trường học công lập) và doanh nghiệp nhà nước hầu hết người lao động đã quay trở lại làm việc gần 99%. Đối với tình hình người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước có đông lao động, tỉ lệ doanh nghiệp trở lại hoạt động khoảng 65% với lao động vào làm việc là 85%.
Nguyên nhân do thời gian quay trở lại làm việc sau Tết rơi vào các ngày thứ năm, sáu cuối tuần nên một số doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động nghỉ phép năm, nhất là lao động ở các tỉnh xa về quê ăn Tết.
Tính đến ngày 19/2 (mùng 10 Tết), tỷ lệ doanh nghiệp đã hoạt động trở lại khoảng 98%, tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc là 97%.
Theo nhận định của các doanh nghiệp, tỷ lệ thiếu hụt lao động sau tết dưới 3%, tập trung tại các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện - điện tử, kinh doanh bảo hiểm - tài chính…
Nhu cầu nhân lực sau Tết Nguyên đán 2024 cần khoảng 52.000 lao động. Trong đó, chủ yếu tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ (70,56%), khu vực công nghiệp - xây dựng (28,66%). Nhu cầu lao động qua đào tạo chiếm tới gần 87%, trong đó nhu cầu nhân lực có trình độ sơ cấp khoảng 20%, trung cấp gần 28%, cao đẳng gần 20% và đại học trở lên cần hơn 20%.
Theo Sở LĐTB&XH TP.HCM, so với năm 2023, tỉ lệ lao động quay trở lại làm việc sau Tết không có nhiều thay đổi. Trong đó nguyên nhân có thể nhận thấy rõ nét là tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh tại các doanh nghiệp trong năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn do biến động khó lường của kinh tế toàn cầu, người lao động mong muốn ổn định việc làm, gắn bó với doanh nghiệp hơn trong năm 2024.
Mặt khác hoạt động sản xuất kinh doanh đang có nhiều dấu hiệu tích cực với việc một số doanh nghiệp tiếp nhận được các đơn hàng sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2024 ngay thời điểm cuối năm 2023.
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm sau dịp Tết Nguyên đán, Sở tiếp tục theo dõi tình hình lao động quay trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán, tình hình thiếu hụt lao động tại các doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai các chương trình tiếp sức người lao động, kết nối cung - cầu lao động để giúp người lao động sớm ổn định công việc, doanh nghiệp tập trung kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm.
Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tổ chức các phiên, sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu lao động, hạn chế việc thiếu hụt lao động trong các doanh nghiệp cũng như tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tại các doanh nghiệp sắp xếp lại lao động với số lượng lớn. Thực hiện kịp thời các chính sách bảo hiểm thất nghiệp (trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề).
Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ngành thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp giữa Sở LĐTB&XH với Liên đoàn Lao động TP.HCM, Bảo hiểm xã hội TP.HCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM,… trong việc nắm bắt tình hình lao động, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động TP.HCM, Bảo hiểm xã hội TP.HCM, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố..., tăng cường giám sát, kịp thời tìm hiểu, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37