Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch
Không gian công cộng phải thật sự dành cho chính người dân Để Hà Nội luôn xanh và đáng sống Thúc đẩy du lịch Thủ đô qua kiến tạo không gian công cộng |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết: Nghệ thuật công cộng là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây một phần bởi nghệ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội đáng sống, hình thành nên những công dân biết yêu cái đẹp, hướng đến tính thiện và chia sẻ yêu thương. Phần khác là bởi các không gian công cộng chính là điểm nhấn của một đô thị, tôn vinh giá trị chính trị, văn hóa và đặc biệt là lợi ích thiết thực về kinh tế.
Toàn cảnh Hội thảo "Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch" |
Hội thảo là diễn đàn kết nối, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với mục đích giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa văn hóa nghệ thuật và kinh tế nói chung, nghệ thuật công cộng và tính hấp dẫn của điểm đến nói riêng.
Chia sẻ với chủ đề “Thực trạng mỹ thuật công cộng ở Việt Nam gắn kết với du lịch”, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tiên – Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay thẩm mỹ không gian công cộng ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập, đang là vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội và giới chuyên môn. Cụ thể, các tác phẩm mỹ thuật hoành tráng, mỹ thuật trang trí kiến trúc, công viên, đường phố phần lớn chưa phù hợp với không gian điểm đặt, chất lượng nghệ thuật không cao và chưa tạo thành những điểm nhấn, biểu tượng cho trung tâm đô thi hay tạo nên thẩm mỹ cho các công trình công cộng;
Các bảng hiệu quảng cáo, tranh cổ động, trang trí các công trình kiến trúc, bích họa đường phố, hệ thống đèn trang trí, chiếu sáng, thiết bị vui chơi ở các công viên bố trí chưa hợp lý, thiếu thẩm mỹ… đang có những ảnh hưởng không tốt đối với thẩm mỹ môi trường công cộng, cảnh quan đô thị, khu vui chơi giải trí, khu di tích lịch sử, văn hóa ….và không có sự tương đồng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Hiện nay cả nước có hơn 500 công trình mỹ thuật hoành tráng và chủ yếu là điêu khắc lớn nhỏ được phân bố đều ở khắp nơi và hầu như ở các địa phương, tỉnh, thành phố nào cũng có. Cũng như quy hoạch đô thị, nhà nước cần có chính sách quy định cụ thể về sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan quy hoạch, kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa… trong quá trình thiết kế và quản lý không gian văn hóa cảnh quan công cộng.
Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) chia sẻ về dự án Không gian công cộng phố đi bộ Phùng Hưng |
Ở một khía cạnh khác liên quan đến nghệ thuật công cộng, Tiến sĩ Trịnh Lê Anh – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt có tính dịch vụ cao và được tạo thành bởi nhiều yếu tố nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch. Bản thân di sản văn hóa không phục vụ du lịch, sản phẩm du lịch văn hóa cần được phát triển sao cho sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm văn hóa của khách du lịch. Để hiện thực hóa tiềm năng của một tài sản di sản, tài sản đó cần được chuyển đổi và phát triển thành một sản phẩm có thể tiêu thụ một cách rõ ràng bởi du khách.
Tiến sĩ Trịnh Lê Anh đưa ra giải pháp về việc chuyển đổi này, dựa trên các phân tích và đánh giá về các loại hình diễn xướng dân gian như chèo, quan họ, chầu văn, xẩm, ca trù, xoan, tuồng, trống quân, bài chòi, cải lương… có thể trở thành nghệ thuật công cộng và phục vụ phát triển du lịch. “Để có thể tối ưu hóa, đa dạng hóa các mô hình nghệ thuật công cộng diễn xướng dân gian cần phải nghiên cứu và thử nghiệm các thay đổi, sáng tạo về không gian, trình diễn, nội dung theo hướng gia tăng tính linh hoạt, tính động trong biểu diễn, sự dễ dàng thẩm nhận về mặt trực giác, tính tương tác giữa người biểu diễn, phục trang, đạo cụ với người thường thức của diễn xướng dân gian, chú ý đến nhưng giới hạn của sự thay đổi, sáng tạo đó”, Tiến sĩ Trịnh Lê Anh đưa ra giải pháp.
Phương hướng nào để nghệ thuật công cộng gắn kết các điểm đến du lịch? đó là vấn đề mà các nhà khoa học, các nhà văn hóa đưa ra thảo luận. Xuất phát từ thực tiễn, Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đã đặt ra vấn đề chất lượng đồng bộ của các dự án nghệ thuật công cộng (chất lượng nghệ thuật, môi trường cảnh quan tổng thể, ý thức văn hóa của cộng đồng) và vai trò của nó trong quyết định khả năng thu hút khách du lịch. Họa sĩ cũng nêu ra tình hình thực trạng về nhệ thuật công cộng hiện nay và các giải pháp giúp kiến tạo điểm đến du lịch, khắc phục những hạn chế và xây dựng môi trường nghệ thuật ở Hà Nội.
“Một dự án nghệ thuật công cộng khi được thực hiện thành công sẽ tạo nên các hiệu quả cộng hưởng đi kèm sau đó, không chỉ nâng cao thẩm mỹ văn hóa chung cho cộng đồng mà còn nâng cao ý thức tôn trọng các tác phẩm nghệ thuật giúp ích cho việc giáo dục nghệ thuật”, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn khẳng định.
Tại phiên toàn thể và phiên thảo luận, các đại biểu đã nêu lên các vấn đề liên quan đến thực trạng về Nghệ thuật công cộng, chủ trương chính sách, định hướng phát triển. Trong đó, các chủ đề về thành công, hạn chế của nghệ thuật công cộng tại Việt Nam hiện nay; các giải pháp để nghệ thuạt công cộng gắn kết điểm đến du lịch, cũng như những bài học kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam đặc biệt được chú trọng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Mai Anh – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp: Cái đẹp trong môi trường sinh sống với nghĩa rộng là không gian cuộc sống quanh chúng ta đang sống và tồn tại với mối tổng hòa của các yếu tố: chất liệu, hình khối, màu sắc, không gian, ánh sáng… cái đẹp của sự kiến tạo môi trường sống đó tạo nên những điều kiện không gian sống cho con người được hưởng thụ, cao hơn là tạo nên mối liên kết giữa văn hóa – nghệ thuật với du lịch. |
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22