Nghệ sĩ hài và nghệ sĩ sân khấu truyền thống: Kẻ vui, người buồn

Hàng loạt chương trình truyền hình thực tế nối nhau ra mắt khán giả, kéo theo đó là cuộc “chạy đua” của các nghệ sĩ có tên tuổi. Nhưng nghịch lý là khi các nghệ sĩ hài bội thu show diễn thì không ít nghệ sĩ sân khấu truyền thống khó thể trụ được với nghề, không tìm được đất diễn dù họ có tài năng.
Nghệ sỹ hài Việt ngày càng đắt show

Nghệ sĩ hài kiệt sức vì chạy “sô”

Còn nhớ cách đây khoảng 2 năm, khi các gameshow truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng âm nhạc đã khiến khán giả bội thực thì sự ra đời của chương trình truyền hình thực tế hài “Ơn giời, cậu đây rồi!” như một món đặc sản đổi vị cho khán giả, đồng thời đáp ứng mong mỏi có thêm sân chơi cho các nghệ sĩ hài. Theo nhà sản xuất “Ơn giời, cậu đây rồi!” mùa đầu tiên, trong năm 2014, chương trình truyền hình này có tỉ suất người xem cao nhất trên VTV3, và đạt gần 250.000 lượt đăng ký theo dõi, hơn 150 triệu lượt xem trên kênh Youtube. Sau thành công của “Ơn giời, cậu đây rồi!”, sân chơi truyền hình thực tế hài nối đuôi nhau lên sóng truyền hình. Các chương trình hài ngày càng tăng lên theo cấp số nhân. Điểm mặt trong hai năm qua là sự xuất hiện hàng chục chương trình hài ở đủ các kênh của trung ương lẫn địa phương như “Thách thức danh hài”, “Người bí ẩn”, “Bí mật đêm chủ nhật”, “Cười là thua”, “Cười xuyên Việt”, “Chết cười”,…

Bên cạnh đó, rất nhiều chương trình khác có các nghệ sĩ hài ngồi ghế giám khảo, bình luận, làm MC như: “Gương mặt thân quen”, “Hoán đổi”, “Thử thách cùng bước nhảy”, “Đàn ông phải thế”, “Chuẩn cơm mẹ nấu”,… Các nghệ sĩ hài như Hoài Linh, Chí Tài, Trấn Thành, Việt Hương, Trường Giang, Đại Nghĩa, Xuân Bắc,… vì thế cũng xuất hiện nhẵn mặt trên truyền hình. Công bằng mà nói, việc một số nghệ sĩ đắt show như hiện nay cũng nhờ tên tuổi, tài năng và duyên nghề của họ. Một số nhà sản xuất chương trình thừa nhận, nhờ có sự xuất hiện của họ, các chương trình truyền hình thực tế đang phát sóng mới đảm bảo lượng rating (lượt người xem) và thu hút khán giả.

Nghệ sĩ hài và nghệ sĩ sân khấu truyền thống: Kẻ vui, người buồn
Các nghệ sĩ hài bội thu show diễn

Song, thực tế, chạy sô thì sức sáng tạo cũng vì thế mà dần kém đi, tiếng cười nghệ thuật thì ngày một nhạt. “Ơn giời, cậu đây rồi!” mùa thứ hai kém duyên hơn hẳn so với mùa đầu tiên là một ví dụ điển hình. Một khán giả tên Tuyết Nhung than thở rằng: “Trong tuần có bao nhiêu chương trình hài thì tất cả các chương trình đó đều có mặt Trấn Thành, Việt Hương, Hoài Linh. Họ vừa làm diễn viên ở chương trình này, vừa làm MC rồi lại giám khảo của chương trình khác. Vài ba chương trình còn xem được, chứ xuất hiện mãi thì nhàm quá.”

Nghệ sĩ sân khấu truyền thống vật vã bám trụ

Trong khi các nghệ sĩ hài bội thu show diễn thì không ít nghệ sĩ sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống, không thể trụ được với nghề, không tìm được đất diễn dù họ có tài năng. Nghệ sĩ cải lương Quang Khải (Đoàn 1 – Nhà hát Cải lương Việt Nam) cho rằng, thật khó có thể so sánh nghệ sĩ hài với nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống.

Nghệ sĩ Quang Khải tâm sự: “Giai đoạn này, không ít nghệ sĩ có cùng một suy nghĩ muốn chuyển nghề để thu nhập cao hơn. Tuy nhiên lòng yêu nghề, khao khát được thể hiện mình trên sân khấu truyền thống đã níu giữ các nghệ sĩ ở lại. Trong số đó, không ít người làm những nghề tay trái để nuôi nghề và nuôi sống bản thân”.

Nhiều người nói nghệ sĩ ít “sô” vì họ kém duyên, kém tài. Tuy nhiên theo nghệ sĩ cải lương Quang Khải, điều khiến anh chạnh lòng nhất là hiện nay các nghệ sĩ truyền thống thiếu đất diễn để thể hiện tài năng. “Một năm, mỗi đoàn của nhà hát Cải lương Việt Nam chỉ được dựng một vở diễn theo kế hoạch. Vì thế, các nghệ sĩ rất ít cơ hội được cống hiến năng lực, khả năng của mình thông qua các vai diễn. Các nghệ sĩ trẻ cũng khó khăn trong việc cọ sát với các vai diễn chính. Việc phân vai cũng là một bài toán khó làm đau đầu các đạo diễn” – nghệ sĩ Quang Khải tâm sự.

Bên cạnh đó, mức lương và cơ chế bồi dưỡng của các nghệ sĩ hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật truyền thống nhà nước còn quá thấp. Nghệ sĩ Hán Văn Tình than thở: “Đa số các nghệ sĩ không có cơ hội kiếm thêm thu nhập. Ngoài mức lương cơ bản tính theo hệ sơ cấp, mỗi diễn viên nhà hát Tuồng Việt Nam được bồi dưỡng từ 10.000 – 15.000/buổi tập, còn diễn viên chính thì 20.000đ.” Còn tại nhà hát Cải lương Việt Nam, mỗi vai diễn chính được trả 200.000đ/buổi diễn. Tiền bồi dưỡng còn phụ thuộc vào từng hợp đồng biểu diễn.

Khó khăn là thế, nhưng khi được hỏi sao không bỏ sân khấu truyền thống để chạy theo truyền hình thì nghệ sĩ Quang Khải tâm sự: “Giai đoạn này, không ít nghệ sĩ có cùng một suy nghĩ muốn chuyển nghề để thu nhập cao hơn. Tuy nhiên lòng yêu nghề, khao khát được thể hiện mình trên sân khấu truyền thống đã níu giữ các nghệ sĩ ở lại. Trong số đó, không ít người làm những nghề tay trái để nuôi nghề và nuôi sống bản thân”.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!

Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!

(LĐTĐ) Hà Nội đã vào những ngày Đông thực sự. Xuống phố, ta nghe thấy gió lạnh luồn qua từng lớp áo, những đợt gió mùa, đôi lúc kèm theo những cơn mưa lất phất khiến cho tiết trời Đông đã lạnh lại càng thêm giá buốt.
Xem thêm
Phiên bản di động