Nghệ nhân nỗ lực giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã

(LĐTĐ) Nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là một trong bốn nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long xưa. Điều này được thể hiện trong câu dân gian: "Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã". Ngày nay, những người thợ thủ công đang phải chật vật giữ lại những tinh hoa nghề giữa dòng chảy hội nhập.
Nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã nói chuyện nghề Về thăm làng đúc đồng Tống Xá

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trải qua nhiều khó khăn và biến động của xã hội, làng nghề Ngũ Xã vẫn tồn tại đến ngày nay. Mặc dù khó khăn, nhưng người thợ thủ công của làng nghề Ngũ Xã luôn đau đáu làm sao giữ được nghề đã có hơn 400 năm lịch sử của đất Thăng Long.

Những tác phẩm tinh xảo vẫn còn trường tồn từ Nam ra Bắc và trên khắp mọi miền. Những người nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ngũ Xã đã có nhiều công trình nghệ thuật mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, được Nhà nước công nhận trong suốt chiều dài 400 năm lịch sử. Đó là niềm tự hào, là động lực của thế hệ con cháu có trách nhiệm gìn giữ và phát triển làng nghề.

Các tác phẩm nghệ thuật đúc đồng Ngũ Xã đã góp phần duy trì những giá trị tinh thần đời sống nhân dân Việt nhớ về tổ tiên, hướng về cội nguồn, đời sống tâm linh.

Nghệ nhân nỗ lực giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã
Các sản phẩm đồng Ngũ Xã đã phải trải qua bao thăng trầm cùng thời gian vẫn luôn được coi là hình mẫu về nghệ thuật và chất lượng kỹ thuật mà không một xưởng đúc nào trong cả nước sánh kịp. (Ảnh: Bảo Thoa)

Làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã đã đóng góp được nhiều công trình, tôn vinh văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, trong đó có thể kể đến tác phẩm tiêu biểu như Pho tượng Đức Phật A Di Đà nặng 14 tấn tại Chùa Ngũ Xã được Nhà nước công nhận là tác phẩm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Tượng Trấn Vũ được đặt tại Đền Quán Thánh một trong Tứ trấn của đất Thăng Long - Hà Nội.

Ngoài ra, còn rất nhiều pho tượng được đặt ở các địa danh quan trọng trải dài khắp đất nước, như quả chuông đồng 6 tấn tại Ngã 3 Đồng Lộc, pho tượng đồng đặt tại Chùa Ngọa Vân Yên Tử linh thiêng…

Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã nằm ở quận Ba Đình, 1 trong 4 quận trung tâm của Thủ đô, nơi đặt nhiều cơ quan quan trọng của Thủ đô và đất nước, cũng là quận có nhiều công trình văn hóa lịch sử.

Những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội trong những năm qua, nhất là quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã tạo nên những biến động mạnh mẽ trong đời sống tinh thần cho các cơ sở sản xuất trong làng, nên có những thời kỳ tưởng chừng như nghề không tồn tại được.

Nghệ nhân nỗ lực giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã
Anh Nguyễn Thanh Tuấn chia sẻ tại Tọa đàm "Nghề kim hoàn với di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội". (Ảnh: Bảo Thoa)

Theo anh Nguyễn Thanh Tuấn, nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ngũ Xã cho biết, vì là làng nghề trong phố nên diện tích đất bị thu hẹp gần như không còn. Trong làng nhiều người bỏ nghề, chuyển sang nghề khác, hiện tay còn duy nhất gia đình anh bám trụ với nghề.

“Chúng tôi tự hào là hậu duệ của làng nghề nhiều đời đúc đồng Ngũ Xã. Với lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề, chúng tôi có thể cố gắng giữ gìn và phát triển, tiếp nối, mang lại những giá trị văn hóa và đời sống tinh thần cho nhân dân.

Gia đình chúng tôi không còn đặt nặng vấn đề miếng cơm, manh áo hàng lên đầu, vì nếu như thế chúng tôi không còn nhiệt huyết giữ gìn đến tận ngày hôm nay. Chúng tôi tự hào là những người con làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, cũng là một công dân của Thủ đô văn hóa. Chúng tôi quyết tâm biến nơi đây thành nơi bảo tồn nghề quý”, anh Tuấn chia sẻ.

Đồng thời, chia sẻ nguyện vọng của gia đình, anh Tuấn cũng khẳng định, gia đình anh muốn động viên, khuyến khích những người trẻ hiện nay có lòng yêu nghề đúc đồng có thể đến học hỏi.

“Chúng tôi đồng lòng, quyết tâm biến gia đình thành một cơ sở đào tạo nghề đúc đồng cho người trẻ từ khắp các tỉnh thành về học tập, trở thành những nghệ nhân tương lai. Đối với Hà Nội, bên cạnh việc phát triển và hội nhập văn hóa vẫn còn phải giữ gìn bản sắc riêng, đặc biệt là những nghề tiêu biểu gắn liền với Thủ đô.

Chúng tôi mong muốn về phía chính quyền các cấp luôn quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để làng nghề không bị mai một và ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu của xã hội”, anh Tuấn nói.

Nghệ nhân nỗ lực giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã
Thuở ban đầu, làng Ngũ Xã chuyên đúc tiền và đồ thờ cho triều đình. (Ảnh: Bảo Thoa)

Ngược dòng lịch sử có thể thấy, thuở ban đầu, làng Ngũ Xã chuyên đúc tiền và đồ thờ cho triều đình. Theo thời gian, nghề đúc ngày càng phát triển, các nghệ nhân tài hoa có đầu óc sáng tạo, cùng những người thợ có tay nghề cao đã đúc các đồ dùng phục vụ đời sống hằng ngày của người dân như mâm, nồi, chậu đồng... đồng thời đúc một số đồ thờ cúng như tượng Phật, bát hương, đỉnh, đèn nến, lọ hoa, bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng.

Các sản phẩm đồng Ngũ Xã làm ra đã phải trải qua bao thăng trầm cùng thời gian vẫn luôn được coi là hình mẫu về nghệ thuật và chất lượng kỹ thuật mà không một xưởng đúc nào trong cả nước sánh kịp.

Thành công của người thợ Ngũ Xã khi tiến hành đúc các sản phẩm bằng đồng trong quá khứ cũng như hiện tại là do bản năng thông minh sáng tạo với đôi mắt tinh tường, chuẩn xác và bàn tay khéo léo, cùng đức tính cẩn trọng và kinh nghiệm nghề đã tạo nên những tác phẩm kỳ vĩ. Điều đó đã khẳng định tài năng đặc biệt của các nghệ nhân và thợ thủ công đúc đồng Ngũ Xã.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, nghề đúc đồng Ngũ Xã cũng như các nghề thủ công truyền thống khác ở Hà Nội đang đứng trước rất nhiều thách như: Sự cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài có giá thành thấp, thiếu nguồn nhân lực kế thừa ở các làng nghề, vấn đề nguyên liệu, sản phẩm, giá thành cao, marketing và thị trường tiêu thụ hạn chế,...

Nghề thủ công truyền thống đang cần sự kết nối và tiếp sức của các nhà thiết kế, các nhà đầu tư và đội ngũ doanh nhân để mỗi sản phẩm thủ công truyền thống mang trong mình thông điệp di sản có tính đại diện của Thủ đô.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động