Nghệ An tháo gỡ áp lực việc làm cho lao động bị ảnh hưởng do dịch

(LĐTĐ) Dịch Covid-19 bùng phát khiến người lao động (NLĐ) từ các địa phương khác trở về quê Nghệ An với số lượng rất lớn, làm ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của NLĐ. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An đã kịp thời ứng phó nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho NLĐ. Vì vậy, các chính sách cho NLĐ nhanh chóng đi vào cuộc sống, bước đầu đạt kết quả khả quan.
Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An Nghệ An áp dụng cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch Covid-19 Nghệ An: Ngừng hoạt động cơ sở thẩm mỹ, vũ trường, karaoke, quán bar… từ ngày 23/11

Làn sóng lao động đổ về quê tránh dịch

Theo thống kê, hiện số công dân, NLĐ tỉnh Nghệ An đang sinh sống, học tập, làm việc ở các tỉnh, thành phố trong cả nước có khoảng hơn 256 ngàn người. Trong đó, người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 64,4%, chủ yếu là lao động trẻ, tập trung ở nhóm tuổi 15 đến 40, làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất với các lĩnh vực như: Điện tử, may mặc, giày da, hành nghề tự do... tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang...

Từ tháng 4 đến tháng 10/2021, làn sóng dịch chuyển từ các vùng có dịch Covid-19 về địa bàn tỉnh có gần 100 ngàn người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động là gần 76 ngàn người, chiếm 75.89%. Lao động làm việc ở khu vực thành thị chiếm 12,1%, ở khu vực nông thôn chiếm 87,9; lao động có giao kết hợp đồng lao động chiếm 37,1%, lao động tự do chiếm 62,9%.

Trong tổng số gần 76 ngàn người lao động đã trở về quê, có trên 45 ngàn người đăng ký nhu cầu giải quyết việc làm (chiếm 59,7%); trên 30 ngàn NLĐ chưa đăng ký nhu cầu giải quyết việc làm.

Nghệ An tháo gỡ áp lực việc làm cho lao động bị ảnh hưởng do dịch
Ông Kha Văn Tám, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Nghệ An tham gia ý kiến về lao động việc làm tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII.

Quan tâm giải quyết vấn đề việc làm cho NLĐ do đại dịch, tại Kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII, ông Kha Văn Tám, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An đồng tình với những chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh đối với NLĐ gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Ông Kha Văn Tám cho rằng, những chính sách hỗ trợ bước đầu đã giúp NLĐ phần nào vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, về lâu dài, tỉnh cần quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề cho NLĐ, đặc biệt là những lao động tự do từ miền Nam trở về địa phương. Bên cạnh đó, việc tổ chức kết nối doanh nghiệp và lao động cần mạnh mẽ hơn, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp, NLĐ tham gia đào tạo, đào tạo lại tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp; tạo nguồn vốn cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh,…

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Huyện ủy huyện Tương Dương cũng đề nghị UBND tỉnh nên có gói hỗ trợ NLĐ miền núi vùng cao nói riêng bằng các hình thức như: Hỗ trợ giống, vốn để người dân an tâm sản xuất, phát triển mô hình kinh tế. Về lâu về dài, cần nghiên cứu thu hút đầu tư các khu công nghiệp tại miền núi nhằm thu hút thêm lực lượng lao động tại các địa phương. Để khai thác tiềm năng lợi thế vùng miền núi tạo giá trị chuỗi sản xuất tránh tình trạng được mùa rớt giá, sản phẩm tiêu thụ bấp bênh cần có cơ chế đặc thù để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các huyện miền núi.

Gỡ khó trong giải quyết việc làm cho NLĐ

Theo khảo sát của Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, UBND các địa phương, tính đến cuối tháng 11/2021, có 260 doanh nghiệp ở Nghệ An đăng ký tuyển dụng hơn 29 ngàn vị trí việc làm, chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc như: Công ty CP Tập đoàn An Hưng, Công ty TNHH Matrix Vinh, Công ty TNHH KikoVinh, Công ty TNHH May Tinh Lợi,...

Tại Nghệ An, trong số trên 46 ngàn lao động hồi hương bị ảnh hưởng dịch bởi Covid-19 có 9.518 người đã được nhận vào làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; số lao động trở lại làm việc tại các doanh nghiệp cũ 9.323 người; số lao động còn lại tự tạo việc làm tại địa phương.

Trước tình hình tác động của đại dịch Covid-19, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở LĐTBXH) Nghệ An đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Đề án Giải quyết việc làm cho người lao động; phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh và các địa phương đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, kết nối thông tin nhu cầu việc làm cho lao động; hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề cho NLĐ có nhu cầu; chỉ đạo rà soát, thu thập nhu cầu việc làm của NLĐ, nhu cầu tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh để kết nối cung-cầu lao động, nhất là đối với lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Nghệ An tháo gỡ áp lực việc làm cho lao động bị ảnh hưởng do dịch
Công đoàn Nghệ An hỗ trợ lao động trở về từ miền Nam do dịch Covid-19

Khó khăn hiện nay là dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp của Nghệ An. Các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài không thể đến để khảo sát, làm việc, thực hiện các hồ sơ, thủ tục đầu tư, triển khai khởi công các dự án mới.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An vẫn gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh phát sinh nhiều chi phí công tác phòng, chống dịch Covid-19, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển... Vì vậy, một số doanh nghiệp phải thu hẹp phạm vi hoạt động hoặc hoạt động hạn chế, một số trường hợp phải tạm dừng hoạt động.

Với diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch trở lại vẫn còn, yêu cầu nguồn lực dành cho công tác phòng, chống dịch, thực hiện chế độ chính sách, bảo đảm an sinh xã hội... rất lớn; làn sóng NLĐ di chuyển khỏi các tỉnh, thành phố lớn về quê, đòi hỏi phải giải quyết việc làm, an sinh xã hội, gây áp lực, khó khăn cho ngân sách địa phương.

Một bộ phận NLĐ, nhất là lao động từ các vùng có dịch trở về địa phương có tâm lý lựa chọn ngành nghề, việc làm, ngại dịch Covid-19, lại gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần... nên chưa có nguyện vọng đi làm trở lại ở các tỉnh phía Nam.

Nghệ An tháo gỡ áp lực việc làm cho lao động bị ảnh hưởng do dịch
Làn sóng lao động Nghệ An di chuyển khỏi các tỉnh, thành về quê đòi hỏi phải giải quyết việc làm, an sinh xã hội, gây áp lực, khó khăn cho ngân sách địa phương

Tại phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII về hỗ trợ và giải quyết việc làm do dịch bệnh vào chiều ngày 8/12/2021, ông Đào Hồng Vũ, Giám đốc Sở LĐTBXH Nghệ An nêu rõ, ngành đã phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp để tăng cường nắm thông tin, kết nối cung - cầu lao động trong, ngoài tỉnh và thị trường lao động quốc tế; thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, thông tin người tìm việc; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, trực tuyến để hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động tạo sự liên thông trong chuỗi cung ứng giữa các địa phương. Tổ chức sàn giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ. Có giải pháp kết nối doanh nghiệp với NLĐ đã về quê và tạo điều kiện thuận lợi giúp lao động trở lại doanh nghiệp cũ làm việc. Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp để hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp với nhu cầu, thời gian của doanh nghiệp phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, Sở LĐTBXH Nghệ An cùng phối hợp với Công đoàn tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, các ngành, địa phương để chủ động nắm bắt, xử lý hài hòa quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và NLĐ; đề nghị các tổ chức tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, ưu tiên lao động trở về từ vùng dịch vay vốn, tự tạo việc làm, ổn định đời sống tại địa phương.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để Trường Sa thêm xanh

Để Trường Sa thêm xanh

(LĐTĐ) Giữa trùng khơi bốn bề sóng vỗ, là màu xanh mướt mắt của những cây bàng vuông, cây phong ba, cây tra... làm dịu đi cái khắc nghiệt của nắng, gió. Mỗi cây trên đảo gắn với một phần đời cán bộ chiến sĩ; lớn lên bằng trách nhiệm và yêu thương của những người lính trên quần đảo Trường Sa.
Hiệu quả từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Hiệu quả từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã Sơn Tây được đẩy mạnh. Đặc biệt, hướng tới đối tượng là nữ CNVCLĐ, Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây đã triển khai hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, từ đó phát hiện và nhân rộng những tấm gương điển hình.
Minh bạch hóa thị trường thẻ tín dụng

Minh bạch hóa thị trường thẻ tín dụng

(LĐTĐ) Vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc, một khách hàng dùng Thẻ tín dụng trị giá 8,5 triệu đồng của một ngân hàng rồi “quên trả”, sau 11 năm số nợ (gốc và lãi) lên tới 8,8 tỷ đồng.
Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban Phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban Phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Chiều 18/3, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, lần thứ XVIII, tổ chức phiên họp thứ Nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, lần thứ XVIII, chủ trì hội nghị.
Bệnh đường hô hấp gia tăng khi giao mùa

Bệnh đường hô hấp gia tăng khi giao mùa

(LĐTĐ) Thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường, cộng thêm nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý nền mạn tính tiến triển nặng, tăng nguy cơ tái phát bệnh cơ xương khớp, gây ra nguy cơ bệnh chồng bệnh. Đặc biệt, trong thời tiết nồm ẩm như hiện nay, tình trạng người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp có xu hướng gia tăng.
Nhiều ngành tiếp tục tăng trưởng

Nhiều ngành tiếp tục tăng trưởng

(LĐTĐ) Theo quy luật, trước và sau Tết Nguyên đán là thời điểm thường ghi nhận sự tăng trưởng tích cực của ngành dịch vụ và năm 2024 cũng không phải ngoại lệ.
Cảnh giác trước các trang web mạo danh “Cục An ninh mạng”

Cảnh giác trước các trang web mạo danh “Cục An ninh mạng”

(LĐTĐ) Gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện các trang mạng xã hội mạo danh “Cục An ninh mạng”; “Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” lợi dụng lòng tin của nạn nhân muốn sớm lấy lại tài sản sau khi bị lừa đảo, chiếm đoạt trên mạng nhưng thực tế, các đối tượng sẽ tiếp tục dụ dỗ, lừa tiền của các nạn nhân.

Tin khác

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngày 15/3, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp cùng Khoa Tài chính - Thương mại, Khoa Quản trị - Kinh doanh và Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế năm 2024.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

(LĐTĐ) Chuyên gia dự báo nhân lực Trần Anh Tuấn cho biết, năm 2024, xu hướng lao động “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng là một tín hiệu đáng mừng về việc dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại cần phải quan tâm.
TP.HCM: Hàng nghìn vị trí việc làm chờ người lao động ứng tuyển

TP.HCM: Hàng nghìn vị trí việc làm chờ người lao động ứng tuyển

(LĐTĐ) Ngày 9/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Chương trình “Tiếp sức người lao động và Ngày hội tuyển dụng, việc làm” năm 2024.
Kinh tế ấm dần, cung - cầu lao động tăng

Kinh tế ấm dần, cung - cầu lao động tăng

(LĐTĐ) Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng, đặc biệt, trong bối cảnh năm 2024 và thời gian tới, khi thị trường lao động vẫn còn nhiều khó khăn. Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm và triển khai các biện pháp thiết thực khác nhằm thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP.HCM

Gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP.HCM

(LĐTĐ) Với gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp giấy phép làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), lực lượng này góp phần đáp ứng nguồn nhân lực có chuyên môn, kinh nghiệm quản lý điều hành, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp tại TP.HCM.
Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tất bật tìm công nhân

Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tất bật tìm công nhân

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán 2024, với việc có thêm nhiều đơn hàng mới, không ít doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bắt đầu thông báo tuyển dụng thêm lao động.
2 tháng, hơn 23 ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

2 tháng, hơn 23 ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có thông tin về tình hình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Sẽ có trên 10 thông tư hướng dẫn triển khai chính sách tiền lương mới

Sẽ có trên 10 thông tư hướng dẫn triển khai chính sách tiền lương mới

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/3, bà Nguyễn Bích Thu - Quyền Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) đã thông tin về tiến độ hoàn thành các văn bản liên quan đến triển khai chính sách tiền lương từ 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động