Nghệ An: Chú trọng đào tạo nhân lực có tay nghề cao

(LĐTĐ) 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, toàn tỉnh Nghệ An đã có 135.232 người được đào tạo.
Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Triển khai đồng bộ

Sau khi Chỉ thị 37-CT/TW được ban hành, nhằm cụ thể hoá và triển khai Chỉ thị, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An đã ban hành các Chỉ thị, Đề án, Kế hoạch, Nghị quyết, Quyết định chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện. Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ,TB&XH chủ trì, xây dựng kế hoạch, phối hợp các sở, ngành, địa phương tổ chức giám sát, kiểm tra công tác đào tạo nghề và việc thực hiện các quy định về giáo dục nghề nghiệp; kịp thời chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh.

Nghệ An: Chú trọng đào tạo nhân lực có tay nghề cao
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, toàn tỉnh Nghệ An đã có 135.232 người được đào tạo trình độ tay nghề cao.

Công tác tuyên truyền được triển khai thực hiện đồng bộ, bài bản, với sự tham gia tích cực, hiệu quả của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị, cơ quan, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với nhiều hình thức đa dạng tạo được sự lan tỏa sâu rộng. Các trường, trung tâm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp tuyên truyền tư vấn hướng nghiệp, phân luồng tuyển sinh; đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, tăng cường các hình ảnh quảng bá về trường, cơ sở đào tạo nghề; tư vấn tuyển sinh trực tuyến trên trang web, Facebook của trường.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao, UBND tỉnh Nghệ An đã kiện toàn, rà soát, đánh giá, nâng cao chất lượng; sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 54 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có tham gia đào tạo nghề nghiệp. Trong đó, có 22 cơ sở đào tạo nhân lực có tay nghề cao (10 trường Cao đẳng, 12 trường Trung cấp). Quy mô tuyển sinh đào tạo là 77.991 học sinh, sinh viên/năm gồm các cấp trình độ. Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường sử dụng lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Việc nâng cao năng lực dự báo nguồn nhân lực có tay nghề cao được chú trọng. Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhất là các doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp. Đồng thời, tổ chức tốt công tác tư vấn, phân luồng, định hướng cho học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào học nghề. Hiệu quả, tần suất hoạt động của sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm được nâng cao.

Công tác đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chú trọng và thực hiện thường xuyên, có sự tham gia của đại diện một số doanh nghiệp, chuyên gia và đảm bảo đúng quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo. Cấu trúc chương trình, nội dung đào tạo tăng thêm thời gian thực hành; tích hợp kiến thức với kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, ngoại ngữ cho người học; gắn với tăng cường giáo dục tác phong làm việc theo hướng công nghiệp, chuyên nghiệp và phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên được đào tạo trình độ tay nghề cao. Vì vậy, kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường sử dụng lao động.

Đến nay, tổng số nhà giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 2.065 người; cán bộ quản lý 477 người, trong đó có 382 cán bộ quản lý kiêm tham gia giảng dạy, chiếm 80% tổng số cán bộ quản lý. Trong đó, nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nhân lực có tay nghề cao là 1.073 người; nhà giáo có trình độ trên đại học 831 người, đại học 242 người. Có 511 nhà giáo tham gia giảng dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực Asean, cấp quốc gia. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho 2.782 lượt nhà giáo.

Hằng năm, tỉnh Nghệ An ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương và địa phương để phân bổ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo từng bước đạt chuẩn đào tạo. Trong 10 năm, tổng kinh phí đầu tư cho các nội dung thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao là 652.554 triệu đồng. Cơ chế hỗ trợ đầu tư được đổi mới theo hướng tập trung đồng bộ, có trọng điểm. Các trường đã chủ động liên kết, hợp tác với các trường, tổ chức nước ngoài nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo

Chuyển biến rõ nét

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, toàn tỉnh Nghệ An đã có 135.232 người được đào tạo trình độ tay nghề cao (Cao đẳng 48.675 người, Trung cấp 86.557 người). Trong đó, tuyển sinh đào tạo các ngành nghề trọng điểm 59.669 người (chiếm 44,1% tổng số đào tạo trình độ tay nghề cao), gồm các cấp độ: Quốc tế 24.191 người, khu vực Asean 11.202 người, quốc gia 24.276 người.

Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp đạt trên 95% (khá giỏi chiếm 45%); kết quả tham gia kỳ thi tay nghề các cấp học sinh, sinh viên đều đạt giải cao. Một số ngành nghề đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động trong và ngoài nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Nghệ An tăng từ 48% cuối năm 2013 lên 69% cuối năm 2023 (tăng 21%); trong đó, có văn bằng, chứng chỉ từ 19,3% lên 28,6% (tăng 9,3%). Năng lực, chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được nâng lên, trình độ kỹ năng tay nghề đáp ứng tốt hơn yêu cầu đào tạo, nhất là các trường cao đẳng, trung cấp đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Cơ cở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo nghề được quan tâm hỗ trợ đầu tư hiện đại, đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong tình hình mới.

Ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An đánh giá: “Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, Kế hoạch số 155-KH/TU, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực; công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực có tay nghề cao hằng năm đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao, chất lượng hiệu quả được nâng lên rõ nét, nhất là các trường chất lượng cao, các ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế. Bên cạnh đó, còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, sửa đổi. Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW trong thời gian tới.

Đó là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và hệ thống chính trị đối với công tác đào tạo nhân lực tay nghề cao. Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Tiếp tục củng cố nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”.

Mai Liễu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư vào bất động sản, vàng hay chứng khoán?

Đầu tư vào bất động sản, vàng hay chứng khoán?

(LĐTĐ) Sau những lùm xùm về chứng khoán, sự nhảy múa của giá vàng và vũ điệu “lên đồng” của bất động sản, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu hoang mang không biết nên đầu tư vào đâu. Trong khi đó còn chưa đầy 3 tháng là đến cuộc bầu cử Mỹ, nhiều nhà đầu tư lớn lại e dè quan sát các biến số xoay quanh sự kiện này trước khi quyết định đầu tư.
Lắng lòng nhớ ngọn sam quê

Lắng lòng nhớ ngọn sam quê

(LĐTĐ) Chiều muộn, trôi trong tiếng còi xe vội vã của giờ tan tầm, chợt thấy bên vệ đường cây rau sam trơ trọi nở những bông hoa vàng bé nhỏ. Lòng tôi lắng lại như vạt nắng cuối trời vắt ngang lòng phố. Cây rau sam dắt tôi về nếp nhà của ngoại và nồi canh ngoại nấu mát thơm.
Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
Tưng bừng ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại nhiều địa phương

Tưng bừng ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại nhiều địa phương

(LĐTĐ) Trong thời gian vừa qua, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đồng loạt tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Bà Trịnh Thị Minh Thanh điều hành công việc của Tỉnh ủy Quảng Ninh

Bà Trịnh Thị Minh Thanh điều hành công việc của Tỉnh ủy Quảng Ninh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh được phân công điều hành công việc của Tỉnh ủy, sau khi ông Nguyễn Xuân Ký xin thôi giữ các chức vụ.
150 doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội từ 6-24 tháng

150 doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội từ 6-24 tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đến hết 31/7/2024 (số liệu lấy ngày 5/8/2024), hiện có 150 doanh nghiệp, đơn vị còn nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với thời gian kéo dài từ 6-24 tháng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
iHaNoi - Giá trị từ sự hài lòng của công dân

iHaNoi - Giá trị từ sự hài lòng của công dân

(LĐTĐ) Sau hơn 1 tháng triển khai, ứng dụng Công dân số Thủ đô (iHaNoi) đã trở thành cầu nối hữu ích giúp chính quyền, người dân và doanh nghiệp đến gần nhau hơn. Để lan tỏa hiệu quả của ứng dụng, hiện nay các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, đặt mục tiêu 100% người dân biết cài đặt, tạo tài khoản cá nhân trên iHaNoi.

Tin khác

Những nghề đào tạo ngắn hạn mang lại thu nhập cao và ổn định

Những nghề đào tạo ngắn hạn mang lại thu nhập cao và ổn định

(LĐTĐ) Ngành nghề đào tạo ngắn hạn mang lại thu nhập cao đang dần trở thành xu thế được nhiều bạn trẻ lựa chọn trong thời gian gần đây.
Nghệ An đẩy mạnh đào tạo nghề: Tạo việc làm bền vững cho người lao động

Nghệ An đẩy mạnh đào tạo nghề: Tạo việc làm bền vững cho người lao động

(LĐTĐ) Thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh Nghệ An đã luôn quan tâm, dành nguồn lực cho đào tạo nghề, hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Qua đó, mở hướng sản xuất mới, tạo cơ hội để người nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.
Thị trường lao động phía Nam nhiều khởi sắc

Thị trường lao động phía Nam nhiều khởi sắc

(LĐTĐ) Kinh tế cả nước nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng đang từng bước phục hồi, doanh nghiệp (DN) có nhiều đơn hàng và ngày càng mở rộng sản xuất, dẫn đến thị trường lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bình Dương, Đồng Nai có nhiều khởi sắc.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt, đình chỉ hoạt động

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt, đình chỉ hoạt động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm. Ngoài bị phạt tiền, một số doanh nghiệp còn bị đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động 18 tháng.
Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

(LĐTĐ) Dù phải làm những công việc giản đơn, bấp bênh, song nhiều lao động phi chính thức vẫn không mặn mà với việc học nghề để có một công việc chắc chắn với thu nhập ổn định hơn.
Sân chơi bổ ích của công nhân lao động ngành Dệt May

Sân chơi bổ ích của công nhân lao động ngành Dệt May

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi thợ giỏi ngành Dệt May Hà Nội lần thứ III năm 2024 do Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội tổ chức, nhiều công nhân lao động chia sẻ niềm vui mừng, phấn khởi khi được tham gia một sân chơi bổ ích, được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong công việc chuyên môn.
Xuất khẩu lao động có nhiều điểm sáng

Xuất khẩu lao động có nhiều điểm sáng

(LĐTĐ) 7 tháng đầu năm, thị trường xuất khẩu lao động có nhiều điểm sáng khi số lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng.
1.600 công nhân ngừng việc đồng thuận mức tăng lương, quay lại nhà máy

1.600 công nhân ngừng việc đồng thuận mức tăng lương, quay lại nhà máy

(LĐTĐ) Sau 2 lần doanh nghiệp điều chỉnh lương cơ bản, cách tính lương tăng ca..., 1.600 công nhân Công ty TNHH KD Sports Việt Nam ở Bắc Giang đã quay trở lại nhà máy làm việc.
63 công nhân tranh tài tại Hội thi thợ giỏi ngành Dệt May Hà Nội lần thứ III

63 công nhân tranh tài tại Hội thi thợ giỏi ngành Dệt May Hà Nội lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 4/8, tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội đã tổ chức Hội thi thợ giỏi ngành Dệt May Hà Nội lần thứ III năm 2024.
Phát triển nghề tẩm quất, tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị

Phát triển nghề tẩm quất, tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị

(LĐTĐ) Hội người mù các cấp thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp để phát triển nghề tẩm quất xoa bóp nhằm tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị, giúp họ cảm thấy tự tin hơn khi hòa nhập với cộng đồng xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động