Ngày đa dạng sinh học 2022: Xây nền móng cho tương lai của sự sống

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, bên cạnh việc sử dụng các công cụ chính sách và pháp luật, đã đến lúc, chúng ta cần phải coi bảo tồn đa dạng sinh học là một vấn đề đạo đức...
Vườn Di sản ASEAN - Nơi bảo tồn hệ sinh thái độc đáo cho khu vực Giờ trái đất năm 2021: Lên tiếng vì Thiên nhiên Không sử dụng thuốc có nguồn gốc từ động vật hoang dã để bảo vệ đa dạng sinh học

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) năm 2022 được Ban Thư ký Công ước đa dạng sinh học lựa chọn chủ đề “Xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống”, mong muốn góp phần làm thay đổi thế giới bằng những tín hiệu tích cực cho thế hệ mai sau.

Với Việt Nam - quốc gia có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là đa dạng về loài, việc xây dựng “nền móng” cho tương lai xanh của sự sống càng trở nên cấp thiết, nhất là trong bối cảnh số lượng các loài nguy cấp, các loài bị đe dọa đang ngày tăng lên.

Ngày đa dạng sinh học 2022: Xây nền móng cho tương lai của sự sống
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nhìn từ trên cao. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

“Ngôi nhà tự nhiên” đang bị đe dọa

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Việt Nam là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, có sự đa dạng về các nguồn gen quý, hiếm; là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất trên toàn cầu.

Theo báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước đa dạng sinh học, Việt Nam có khoảng 51.400 loài sinh vật được xác định. Trong đó, có khoảng 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; khoảng 10.900 loài động vật trên cạn; 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt; hơn 11.000 loài sinh vật biển khác…

Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu, với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu, 7 vùng chim đặc hữu. Các vùng chim hoang dã, di cư đã tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước.

Tuy vậy, kết quả sau 9 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học 2020 tầm nhìn 2030 (Chiến lược 2020) cho thấy đa dạng sinh học ở Việt Nam đang tiếp tục bị suy giảm; một số mục tiêu của chiến lược không đạt mong muốn.

Đó là, tỷ lệ diện tích khu bảo tồn trên cạn mới đạt được 7,1% so với mục tiêu đề ra 9%; tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn biển so với diện tích vùng biển mới đạt được 0,19%; số lượng các loài nguy cấp, các loài bị đe dọa tăng lên; nhiều hành lang đa dạng sinh học kết nối các khu bảo tồn theo quy hoạch chưa được xây dựng…

Báo cáo “Đánh giá đa dạng sinh học tại Việt Nam” vừa được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường) công bố, cũng cho thấy Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học với tốc độ ngày càng nhanh hơn.

Trong đó, có tới 21% các loài thú; 6,5% các loài chim; 19% các loài bò sát; 24% các loài lưỡng cư; 38% các loài cá đang bị đe dọa. Trong gần 20 năm trở lại đây, các khu vực có rừng là sinh cảnh bị ảnh hưởng nhiều nhất với hơn 10.544km2 diện tích đất rừng đã bị mất; khoảng 2,8 triệu hécta rừng tự nhiên đã bị mất…

Nhìn nhận thực trạng trên, bà Hoàng Thị Thanh Nhàn - Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, cho rằng đa dạng sinh học của Việt Nam hiện vẫn trên đà suy giảm, hệ sinh thái bị suy thoái, số lượng các loài bị đe dọa gia tăng.

Nguyên nhân khiến “ngôi nhà tự nhiên” đang bị đe dọa là bởi vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ rừng vẫn tiếp tục ở mức cao. Trong khi đó, sự quan tâm của các cấp đối với vấn đề đa dạng sinh học chưa thực sự mạnh mẽ; chưa huy động được sự vào cuộc của toàn xã hội, đặc biệt của khối tư nhân trong công tác bảo tồn.

Xây dựng tương lai cho mọi sự sống

Ðể khắc phục tình trạng trên, theo quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay cần phải có những hành động chiến lược để bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi các nghĩa vụ quốc tế.

Ngày đa dạng sinh học 2022: Xây nền móng cho tương lai của sự sống
Những cá thể rái cá đang được chăm sóc tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Thậm chí, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà thì “bên cạnh việc sử dụng các công cụ chính sách và pháp luật, đã đến lúc, chúng ta cần phải coi bảo tồn đa dạng sinh học là một vấn đề đạo đức, trước hết ở cấp lãnh đạo cho đến tất cả mọi người dân.”

Riêng với Việt Nam, năm 2022 có ý nghĩa rất quan trọng với việc Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 đã chính thức được áp dụng từ ngày 1/1/2022. Đây cũng là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.

Do đó, để lan tỏa thông điệp “Xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống,” Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị các bộ, ban ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; thúc đẩy tiêu dùng bền vững và có trách nhiệm, không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã…

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng chương trình hành động có định hướng và phù hợp trong bối cảnh đang diễn ra thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên Hợp Quốc; trong đó, đẩy mạnh phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, gìn giữ các tri thức truy yền thống, các giống cây trồng, vật nuôi bản địa theo khuyến nghị và hướng dẫn của Ban Thư ký Công ước Đa dạng sinh học.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp thiết lập, củng cố hệ thống thông tin về đa dạng sinh học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối với địa phương, từng vùng di sản thiên nhiên; lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch các ngành kinh tế; quản lý và sử dụng tài nguyên đất, nhất là các khu vực bảo tồn…

Về lâu dài, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các đơn vị xây dựng chương trình hành động có định hướng phù hợp trong bối cảnh đang diễn ra thập kỷ phục hồi hệ sinh thái; trong đó phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, gìn giữ các tri thức truyền thông, các giống cậy trồng, vật nuôi bản địa theo khuyến nghị và hướng dẫn của Ban Thư ký Công ước Đa dạng sinh học.

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đã ký Chỉ thị số 4/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; trong đó, yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các quốc gia, tổ chức quốc tế liên quan tăng cường bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư và đường bay xuyên biên giới, các vùng chim di cư quan trọng và điểm dừng chân của chúng tại Việt Nam./.

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/ngay-da-dang-sinh-hoc-2022-xay-nen-mong-cho-tuong-lai-cua-su-song/791756.vnp

Nên xem

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.

Tin khác

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Xem thêm
Phiên bản di động