Ngành Tuyên giáo Thủ đô cần đi đầu trong chuyển đổi số
Chiều 27/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Tọa đàm chuyển đổi số trong hệ thống tuyên giáo Thủ đô. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự và phát biểu chỉ đạo.
Chủ trì tọa đàm có các đồng chí: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đinh Thị Lan Duyên.
Đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đinh Thị Lan Duyên cho biết, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay, là xu thế tất yếu nhằm thay đổi nhận thức, hành động của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. “Chuyển đổi số trong ngành Tuyên giáo là công việc khó, chưa có nhiều mô hình để nghiên cứu, học tập nhưng không thể chậm trễ”, đồng chí Đinh Thị Lan Duyên nhấn mạnh.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo |
Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ, năng lực thiết bị, xác định các mục tiêu hệ sinh thái số mà ngành Tuyên giáo cần hướng đến, đồng chí Đinh Thị Lan Duyên cho biết, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã chủ động xây dựng lộ trình thực hiện chuyển đổi số với các mục tiêu và giải pháp cụ thể. Đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nhân rộng mô hình áp dụng vào các nhiệm vụ công tác tuyên giáo, góp phần tiêu chuẩn hoá, quy trình hoá nghiệp vụ, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, đây là cơ sở để cán bộ, công chức, nhân viên Ban Tuyên giáo Thành ủy ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tham mưu, phát huy hiệu quả trong các lĩnh vực công tác tuyên giáo nhằm tăng cường chỉ đạo, định hướng tuyên truyền toàn diện các mặt đời sống chính trị, xã hội, tình hình Thủ đô, trong nước và quốc tế.
“Ban Tuyên giáo Thành ủy mong muốn được lắng nghe các ý kiến đóng góp, trao đổi, thảo luận sôi nổi, đưa ra những kinh nghiệm, sáng kiến hay để từ đó có giải pháp thực hiện hiệu quả, đưa nội dung chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trở thành việc làm thường xuyên, phương tiện hữu hiệu phục vụ công tác chuyên môn của hệ thống Tuyên giáo Thủ đô”, đồng chí Đinh Thị Lan Duyên nói.
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyển Mai phát biểu tại tọa đàm |
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đinh Thị Lan Duyên cũng đề nghị các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dung. Đó là: Vai trò, tính cấp thiết của chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác ham mưu, phục vụ hệ thống Tuyên giáo Thủ đô từ thành phố tới cơ sở; Cách làm hay, đổi mới trong việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng; Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị.
Chuyển đổi số là đòi hỏi tất yếu
Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi số, đồng chí Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định, ai cũng nói đến chuyển đổi số, nhà nhà, cơ quan, doanh nghiệp đều nói đến chuyển đổi số, nhưng nhiều nơi, nhiều đơn vị còn mơ hồ. Thực tế, việc chuyển đổi số là chúng ta cần làm sao để tích hợp được dữ liệu và công nghệ số phục vụ người dân được tốt hơn.
Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện tử Lê Quang Tự Do phát biểu tại tọa đàm |
Đồng tình với quan điểm này, Phó Giám đốc VNPT Hà Nội Hà Phú Thịnh đánh giá, việc triển khai mạnh mẽ, sâu rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn qua tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã mang lại một diện mạo khác cho Thủ đô. Đặc biệt là việc cải cách hành chính, góp phần thu hút đầu tư, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. “Từ những kết quả tích cực đó, VNPT Hà Nội mong muốn được tham gia triển khai công tác chuyển đổi số của ngày Tuyên giáo Thủ đô”, Phó Giám đốc Hà Phú Thịnh bày tỏ.
Từ thực tiễn triển khai công tác tuyên giáo tại cơ sở, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Tây Hồ đề xuất, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai nhiệm vụ công tác tuyên giáo tại cơ sở, tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể như: Phần mềm điểm báo, phần mềm điều tra dư luận xã hội, sổ tay đảng viên điện tử, số hóa tài liệu lưu trữ, dữ liệu lịch sử của Đảng bộ thành phố Hà Nội và các quận huyện để phục vụ công tác nghiên cứu, tra cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương…
Phát huy vai trò tiên phong, xung kích trong triển khai mọi công việc của tuổi trẻ, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng cho biết, Đoàn thanh niên Thủ đô đã tập trung phát huy tối đa hiệu quả mạng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế nhiều bộ nhận diện ấn phẩm đặc sắc, ngắn gọn, dễ hiểu để đăng tải lên các mạng xã hội để tuyên truyền Nghị quyết XVII Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết XIII của Đảng.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đinh Thị Lan Duyên phát biểu đề dẫn |
“Trong suốt 2 năm dịch bệnh Covid-19, Thành đoàn Hà Nội đã thay đổi phương thức, hình thức tổ chức các hội nghị, cuộc thi trực tuyến. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận, định hướng trong đoàn viên, thanh niên... Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nỗ lực chuyển đổi số, việc tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn viên, thanh niên tham gia vào các hoạt động, phong trào, công việc chung của Thành phố đã đạt hiệu quả hơn rất nhiều”, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội chia sẻ.
Tham luận với chủ đề “Báo chí truyền thông với chuyển đổi số”, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Hànộimới đã khái quát sự phát triển của báo chí truyền thông trong thời gian qua và dẫn chứng cụ thể ở một số cơ quan báo chí trên thế giới.
Từ những nghiên cứu thực tiễn, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi cho rằng, chuyển đổi số về tổng thể là quá trình thay đổi toàn diện về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất trên môi trường số với các công nghệ số. Điều này cũng tác động trực tiếp đến tư duy và cách làm việc của người làm báo, đòi hỏi sự “đa năng” trong quá trình tác nghiệp đa phương tiện. Bên cạnh đó, việc số hóa dữ liệu, sở hữu kho dữ liệu lớn (Big data), quy trình thực hiện, hạ tầng số, nền tảng số, phát triển dữ liệu, an toàn thông tin… là điều kiện cần cho chuyển đổi số báo chí truyền thông thành công.
Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Hànộimới Nguyễn Thành Lợi phát biểu tại tọa đàm |
Sau hơn 3 giờ trao đổi, thảo luận với tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn, trách nhiệm, tính chất xây dựng cao, các đại biểu tham dự buổi tọa đàm đã bước đầu làm rõ những câu hỏi đặt ra đối với quá trình chuyển đổi số của hệ thống Tuyên giáo Thủ đô, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn trong tình hình mới. Trong đó, các ý kiến đều khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là một giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Đối với công tác Tuyên giáo của Thủ đô, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng trở nên cấp thiết hơn.
Bắt đầu từ những sản phẩm cụ thể
Phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao việc Ban Tuyên giáo Thành ủy đã chủ trì tổ chức tọa đàm ý nghĩa thiết thực, điều đó cho thấy việc chuyển đổi số trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung và hệ thống Tuyên giáo Thủ đô nói riêng có ý nghĩa quan trọng.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, để chuyển đổi số trong hệ thống Tuyên giáo Thủ đô thành công thì việc trước tiên cần làm là thay đổi nhận thức của những người trực tiếp làm công tác này và phải bắt đầu từ những sản phẩm chuyển đổi số cụ thể theo thực tế tại các địa phương.
Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng phát biểu tại tọa đàm |
“Đối với chuyển đổi số trong hệ thống Tuyên giáo Thủ đô, chúng ta cần chỉ ra thực trạng việc chuyển đổi số hiện nay ra sao, những công việc cụ thể cần làm là gì, lộ trình ưu tiên ra sao... Trong đó, cần chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động của hệ thống Tuyên giáo từ Trung ương đến cơ sở mới là điều chúng ta cần quan tâm”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Nêu thực trạng việc chuyển đổi số cũng như ứng dụng chuyển đổi số trong các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong đánh giá, còn chưa được như mong muốn, cần phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ gắn với chuyển đổi số, kinh tế số. Đặc biệt, cần tận dụng triệt để hiệu quả của hệ thống mạng xã hội, sự phối hợp giữa các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thành phố trong tuyên truyền các chủ trương của Thành phố đến với người dân.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị ngành Tuyên giáo Thủ đô cần đi đầu trong chuyển đổi số, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các thăm dò, điều tra xã hội học để đáp ứng yêu cầu của công tác Tuyên giáo hiện nay.
Tọa đàm chuyển đổi số trong hệ thống tuyên giáo Thủ đô |
Kết thúc tọa đàm, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyển Mai khẳng định, những nội dung được trao đổi, thảo luận tại tọa đàm là bước đầu để mỗi cán bộ tuyên giáo của Thủ đô có hiểu biết đúng về chuyển đổi số, từ đó thay đổi nhận thức và hành động.
Đồng chí Bùi Huyền Mai cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; cũng như sự đồng hành, hỗ trợ của các đơn vị đối với quá trình chuyển đổi số của Tuyên giáo Thủ đô. Để quá trình chuyển đổi số của hệ thống Tuyên giáo Thủ đô thành công, mang lại hiệu quả, xứng đáng với vai trò là “người đi trước mở đường”, đồng chí Bùi Huyền Mai cũng mong muốn tiếp tục nhận được thêm sự quan tâm của lãnh đạo Thành ủy, sự hỗ trợ và đồng hành của các cơ quan, đơn vị trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Tin khác
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24