Mãi khắc ghi trong tim các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc
Ngày 26/7, thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng người có công tiêu biểu; tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công và công tác "Đền ơn, đáp nghĩa", nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh - liệt sĩ (27/71947-27/7/2022).
Dự Hội nghị có các Mẹ Việt Nam anh hùng và 534 đại biểu là người có công tiêu biểu; tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công và công tác đền ơn đáp nghĩa.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho người có công tiêu biểu. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Dự hội nghị có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố; Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy; Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố...
Hàng chục nghìn gia đình người có công được hỗ trợ
Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc tới các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt là 543 đại biểu được biểu dương, khen thưởng tại hội nghị.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng người có công lớn, với trên 800.000 người (chiếm gần 10% của cả nước). Trong đó, có hơn 6.500 Mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 60.000 thương bệnh binh; hơn 80.000 liệt sĩ, hơn 13.000 người hưởng chế độ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và hơn 500.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương các loại.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, 75 năm qua, Hà Nội luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp các ngành và vận động toàn dân tham gia thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Cùng với đó, Thành phố đã ban hành các chế độ, chính sách đặc thù và thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện, như: Thực hiện chính sách điều dưỡng, cấp thẻ miễn phí khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng, chế độ quà Tết, Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, Ngày Quốc khánh 2/9; hỗ trợ hoạt động của Ban Liên lạc tù chính trị trên địa bàn...
Hàng năm, Thành phố bố trí ngân sách gần 500 tỷ đồng để tặng quà đối với người có công. Qua đó, thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn, sự chăm lo của Thành phố đối với người có công và thân nhân người có công.
Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp, các đơn vị quân đội, công an, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn thành phố rất tích cực tham gia các phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng" với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, như: Xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ "Đền ơn, đáp nghĩa", tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng, ổn định đời sống thương binh, bệnh binh nặng, chăm sóc bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ...
Từ năm 2008 đến nay, Hà Nội đã vận động Quỹ "Đền ơn, đáp nghĩa"" đạt gần 450 tỷ đồng. Đã có 15.271 gia đình người có công được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở với kinh phí gần 1.500 tỷ đồng; 74.565 người được tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa với kinh phí trên 70 tỷ đồng; gần 39.000 lượt người được điều dưỡng hằng năm với kinh phí gần 46 tỷ đồng; tu sửa, nâng cấp 1.589 lượt công trình ghi công liệt sỹ với kinh phí trên 904 tỷ đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
"Những việc làm đầy trách nhiệm và nghĩa tình đó đã lan tỏa, nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của toàn xã hội, trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, một nét đẹp trong đời sống văn hóa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, khơi dậy và bồi đắp những giá trị nhân văn sâu sắc", Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh.
Quan tâm đặc biệt đến các gia đình người có công
Để tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân trên địa bàn Thành phố về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
Coi đây vừa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cao cả, vừa là yếu tố bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; góp phần thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, đưa phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng" trở thành nét đẹp và hoạt động thường xuyên trong đời sống xã hội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trao Bằng khen của UBND Thành phố cho người có công tiêu biểu. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công. Đặc biệt, quan tâm các gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn, người có công hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa, các gia đình người có công thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa trung tâm.
Đồng thời, triển khai hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025. Tập trung ưu tiên nguồn lực giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với người có công, đảm bảo 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu, tiếp tục làm tốt công tác tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; đẩy mạnh tìm kiếm, xác định danh tính liệt sĩ, quy tập hài cốt liệt sĩ, kịp thời thông báo và tạo điều kiện thuận lợi cho thân nhân liệt sĩ khi đến thăm viếng. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Đẩy mạnh các phong trào ủng hộ về công tác người có công và phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng".
Kịp thời tôn vinh, biểu dương những tấm gương của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công vượt khó vươn lên, tích cực lao động, sản xuất, tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Phát hiện, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong các phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa", các hoạt động nghĩa tình, chung sức giúp đỡ các gia đình người có công khắc phục khó khăn, cải thiện đời sống.
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn và Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen của UBND Thành phố cho các tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách người có công và công tác đền ơn đáp nghĩa. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh bày tỏ: Sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công mãi mãi khắc ghi trong trái tim mỗi chúng ta. Chúng ta không bao giờ quên và nguyện sống, chiến đấu, lao động, học tập để xứng đáng với những hy sinh lớn lao đó vì độc lập, tự do của đất nước, hạnh phúc của Nhân dân.
Nhân dịp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biểu dương, khen thưởng 56 người là người có công tiêu biểu; UBND thành phố Hà Nội cũng biểu dương, khen thưởng 234 người là người có công tiêu biểu. Đồng thời, biểu dương, khen thưởng 253 tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách người có công và công tác đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn Thành phố. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25