Tận dụng lợi thế từ các FTA để đạt mục tiêu xuất khẩu 12%
Theo số liệu thống kê của liên Bộ Tài chính - Công Thương cho thấy, 2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 65,2 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 16%, đưa cán cân thương mại thặng dư 235 triệu USD.
Trong đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 46,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước có mức tăng ấn tượng hơn, đạt 18,7 tỷ USD, tăng 17,8%. Xét theo nhóm hàng, xuất khẩu nông, thủy sản đạt 5,7 tỷ USD (tăng 7,7%), nhóm nhiên liệu - khoáng sản đạt 560 triệu USD (giảm 23,9%), còn nhóm công nghiệp chế biến đạt khoảng 56 tỷ USD (tăng gần 11%).
![]() |
Tận dụng lợi thế từ các FTA để đạt mục tiêu xuất khẩu 12%. (Ảnh minh họa) |
Thống kê cũng cho thấy, hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế toàn cầu. Một trong những vấn đề lớn hiện nay, là sự phụ thuộc vào một số thị trường chủ yếu như Mỹ, EU và Trung Quốc. Điều này không chỉ làm tăng mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp mà còn khiến Việt Nam dễ bị tác động bởi các biến động kinh tế và chính trị toàn cầu. Vì vậy, để đạt được mức tăng trưởng 12%, cần có sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu, hướng tới sự bền vững và hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, cho biết, thực hiện Nghị quyết 25 của Chính phủ, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2025 từ 12 - 14%. Điều này đồng nghĩa với việc kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng phải tăng thêm ít nhất 4 tỷ USD so với năm 2024, đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu như kỳ vọng, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cũng cho rằng, có ba vấn đề chính cần giải quyết. Đó là, các doanh nghiệp và hiệp hội, ngành hàng cần phân tích chi tiết về nhu cầu tiêu thụ của thị trường quốc tế, đánh giá khả năng hấp thụ lượng hàng hóa trị giá 100.000 tỷ đồng để có chiến lược xuất khẩu hợp lý.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước và khối FDI phải chủ động đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa năng suất và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế.
Về phía Bộ Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, thời gian tới, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, việc theo sát diễn biến thị trường thế giới... Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt cần phải đẩy mạnh khai thác các thị trường mới như Trung Đông và Hà Lan, đồng thời tận dụng cơ hội từ các thị trường truyền thống như EU, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics nhằm giảm thời gian vận chuyển và chi phí xuất khẩu. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là rất quan trọng. Hiện Việt Nam đã ký kết 19 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 17 hiệp định đã có hiệu lực. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các cam kết, khai thác hiệu quả cơ hội các Hiệp định đã ký kết; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các quốc gia mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện; nhanh chóng đàm phán, kết thúc đàm phán FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan… để tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng, thị trường Trung Đông, Halal, Mỹ La tinh, châu Phi.
Một giải pháp không kém phần quan trọng là cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu. Bộ Công Thương cũng sẽ xây dựng kế hoạch thúc đẩy sản xuất và tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp tại các địa phương có thế mạnh về công nghiệp và logistics.
Xuất khẩu là động lực quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Trong khi đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng 12%, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp. Việc đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí logistics, tận dụng tốt các FTA và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sẽ là những yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa trên thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025
Tin khác

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên
Thị trường 15/04/2025 23:06

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước
Thị trường 15/04/2025 16:22

Giá vàng thế giới giảm mạnh do chứng khoán Mỹ hồi phục
Thị trường 15/04/2025 07:50

Giá xăng dầu hôm nay (15/4): Giá dầu thế giới tăng nhẹ
Thị trường 15/04/2025 06:45

Giá vàng hôm nay (15/4): Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 15/04/2025 06:43

Tỷ giá USD hôm nay (15/4): Đồng USD tiếp tục giảm
Thị trường 15/04/2025 06:43

Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng
Thị trường 14/04/2025 14:43

Bộ Công Thương siết chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu
Thị trường 14/04/2025 08:58

Giá xăng dầu hôm nay (14/4): Giá dầu thế giới bật tăng
Thị trường 14/04/2025 07:49

Tỷ giá USD hôm nay (14/4): Đồng USD chưa có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 14/04/2025 06:41