Ngăn chặn “trẻ hóa tội phạm”

(LĐTĐ) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người chưa thành niên phạm tội và ngày càng “trẻ hóa” đối tượng phạm tội. Trước hết là do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi bởi ở độ tuổi này, các cháu dễ bị lôi kéo, kích động và thích thể hiện bản thân.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật Báo động tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên

Điểm mặt nguyên nhân

Hiện nay, tình trạng thanh, thiếu niên (gọi chung là người chưa thành niên - chưa đủ 18 tuổi) phạm tội ngày càng nhiều, đặc biệt là các tội phạm liên quan đến trật tự trị an, như giết người, cố ý gây thương tích, cướp tài sản, ma túy, gây rối trật tự công cộng…

Nhóm bị cáo sinh năm 2006, 2007 bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử - Ảnh: N.A
Nhóm bị cáo sinh năm 2006, 2007 bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử. (Ảnh: N.A)

Điển hình như vào ngày 2/5/2024, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Q.K (SN 2006) 18 năm tù, Nguyễn H.Đ (SN 2008) 11 năm tù và Nguyễn Ng.Th. (SN 2007) 10 năm tù, cùng về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án là 2 thiếu niên 16 tuổi.

Vụ án xuất phát từ việc va chạm trên đường đi học về, K. nhắn tin thách thức hẹn bạn cùng trường đánh nhau. Hôm sau, nam thanh niên này kéo thêm bạn bè, mang hung khí truy sát, khiến 2 nam sinh tử vong.

Gần đây nhất, ngày 15/5/2024, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) thông tin đã áp dụng các biện pháp tố tụng để xử lý nhóm thanh, thiếu niên dùng hung khí gây gổ đánh nhau, làm mất an ninh trật tự chỉ vì mâu thuẫn nhỏ khi mượn máy hút thuốc lá điện tử.

Do đâu thanh, thiếu niên phạm tội ngày càng nhiều?

Theo luật sư Trịnh Văn Tuyến – Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), các vụ án có người chưa thành niên phạm tội đang có xu hướng tăng nhanh cả ở cấp huyện và cấp tỉnh, thành phố. Trong đó, không ít vụ án thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng do bị can, bị cáo ở độ tuổi chưa thành niên một mình hay cùng đồng bọn gây ra, với hành vi phạm tội không hề “non nớt”, “ngây thơ”.

Luật sư Trịnh Văn Tuyến - Ảnh: N.A
Luật sư Trịnh Văn Tuyến. (Ảnh: N.A)

Luật sư Tuyến cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người chưa thành niên phạm tội và ngày càng “trẻ hóa” đối tượng phạm tội. Trước hết là do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi bởi ở độ tuổi này, các cháu dễ bị lôi kéo, kích động và thích thể hiện bản thân.

Ngoài ra, theo luật sư Tuyến, những rạn nứt, đổ vỡ trong gia đình khiến trẻ em trong các gia đình này không được thực sự quan tâm. Một số nguyên nhân khác phải kể đến như trẻ em sống trong môi trường bạo lực, thiếu lành mạnh, bị lôi kéo bởi bạn xấu; thiếu sự quan tâm, hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương; hay ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của sự phát triển kinh tế thị trường, khoa học công nghệ…

“Bên cạnh đó, công tác giáo dục coi nặng kiến thức mà chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, nhân cách, đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt… cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến tội phạm ngày càng trẻ hóa”, luật sư Tuyến phân tích.

Phân hóa lứa tuổi, áp dụng chính sách phù hợp

Theo phân tích của luật sư Tuyến, việc thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên chính là thiết chế mới để từng bước chuyên môn hóa công tác giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên phạm tội.

Năm 2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-CA quy định về việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Tương đương. Thông tư này có các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục tổ chức, giải thể, thẩm quyền các Tòa chuyên trách, trong đó có Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Năm 2017, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục ban hành Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC quy định phòng xử án, trong đó có quy định về phòng xét xử của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Ở đó, phòng xét xử người chưa thành niên khác hoàn toàn so với các phòng xét xử khác, và còn được mọi người gọi với một cái tên khác: “Phòng xét xử thân thiện”.

Năm 2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên…

“Việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các quy định của luật đối với người chưa thành niên tham gia tố tụng nhằm góp phần bảo vệ quyền trẻ em; mặt khác giúp phân hóa lứa tuổi, đối tượng phạm pháp để áp dụng chính sách phù hợp, hiệu quả”, luật sư Tuyến nhấn mạnh.

Được biết, tới đây, các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục bổ sung những quy định về tố tụng thân thiện ngay trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố.

Luật sư Tuyến thấy rằng điều này thể hiện rõ tiến trình cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế và đặc biệt là thêm các giải pháp, biện pháp nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng người chưa thành niên phạm tội, cũng như tình trạng “trẻ hóa” tội phạm, góp phần xây dựng xã hội bình yên, trật tự.

Để giảm tình trạng tội phạm ngày càng “trẻ hóa”, ngoài chú trọng công tác giáo dục đạo đức song song với giáo dục trí thức, tăng cường sự quan tâm, giáo dục ngay từ trong gia đình, luật sư Tuyến cũng cho rằng xã hội có thể chung tay tạo ra nhiều “sân chơi” lành mạnh, bổ ích nhằm khích lệ người chưa thành niên tham gia…

Thu Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.

Tin khác

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản

Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Theo Điểm tin tuần về lừa đảo trực tuyến của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong thời gian gần đây, Vietnam Airlines và cơ quan chức năng ghi nhận một số trường hợp các website, tổ chức, cá nhân tự xưng là đại lý của hãng.
Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động

Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (sinh năm 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?

Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo Phạm Đức Lợi (sinh năm 1978, trú tại thôn Liên Tân, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) và Nguyễn Tiến Lập (sinh năm 1989, trú tại thôn Bến, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội), về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Khoản 3, Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù

Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở lại phiên sơ thẩm, tuyên bị cáo Duy Đức Tuấn (50 tuổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương) 12 năm tù tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), nhiều đối tượng thực hiện thủ đoạn lừa đảo giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI, đánh cắp thông tin cá nhân của những người sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo Chat GPT.
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân

Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân

(LĐTĐ) Trong tuần từ ngày 28/10 đến 3/11, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận và đánh giá có 3 thủ đoạn lừa đảo được các đối tượng sử dụng nhiều để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dùng Việt Nam.
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù

"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù

(LĐTĐ) Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhận định, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tạo điều kiện cho 2 nhóm doanh nghiệp thông thầu, trúng thầu, gây thiệt hại cho ngân sách hơn 48,6 tỷ đồng, đồng thời, bị cáo cũng là người nhận số tiền hối lộ cao nhất.
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh

Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh

(LĐTĐ) Sáng 30/10, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh nêu quan điểm xử lý và đưa mức án đề nghị với 13 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC).
Xem thêm
Phiên bản di động