Ngăn chặn nguy hiểm từ chó thả rông
Vẫn còn tình trạng chó thả rông nơi công cộng Chó thả rông, chủ sẽ phải chịu trách nhiệm Cần tăng cường hiệu quả của các đội “bắt chó thả rông” |
Chó thả rông tiếp tục tái diễn
Đầu năm 2022, thành phố Hà Nội thành lập hơn 600 đội bắt chó thả rông trên đường phố tại 30 quận, huyện thị xã. Việc làm này bước đầu đã giúp giảm tình trạng chó chạy tự do trên đường, song thực tế vẫn còn hiện tượng chó không rọ mõm, không đeo xích tại nơi công cộng.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện trong những ngày cuối tuần, tại công viên Thống Nhất, công viên Thanh Xuân, Hồ Thành Công, Hồ Hoàn Kiếm và một số khu vui chơi công cộng… tình trạng người dân dắt chó đi dạo mà không đeo rọ mõm vẫn còn tái diễn. Đặc biệt, tại công viên Thống Nhất, dù các đơn vị chức năng đã có biển cảnh báo, đưa ra mức phạt và đặt tại các lối ra vào của công viên nhưng vẫn bị chủ vật nuôi phớt lờ. Chó vẫn thỏa sức “vui chơi” bên cạnh người già, trẻ em mà không hề rọ mõm!
| |
Ảnh minh họa. |
Chị Nguyễn Hồng Ngọc (Vân Hồ, Hai Bà Trưng) cho biết, mỗi lần đưa con nhỏ ra công viên chơi chị cảm thấy rất lo lắng. Bởi tại đây, có không ít người mang chó đi dạo mà không rọ mõm. Trẻ em thường rất yêu thích động vật, vì vậy khi thấy chó đều muốn đến gần để vuốt ve. Có lần con chị đã bị một chú chó nhỏ cắn khi đang đi trong công viên, may mắn cháu chỉ trầy xước nhẹ, nhưng từ đó chị cũng không dám cho con mình tới gần bất kì chú chó nào.
Vừa phải tiêm 5 mũi phòng dại cách đây một tháng, anh Nguyễn Thành Công (Đống Đa) vẫn chưa hết lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Anh công chia sẻ: “Việc bị chó cắn ngay giữa Thành phố giống như một câu chuyện bi hài vậy. Trước đây tôi chưa từng nghĩ tới việc chạy bộ thể dục ở trong khu dân cư cũng bị chó cắn”. Anh Công cũng cho biết thêm ngoài việc gây nguy hiểm cho người đi đường thì chó thả rông cũng mang lại nhiều bức xúc cho người dân khu anh sống khi thi thoảng trước cửa nhà lại xuất hiện bãi phóng uế.
Cần xử lý nghiêm
Chia sẻ về vấn đề này, Luật sư Phạm Đức Phi (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, nuôi chó như thế nào để an toàn cho bản thân và xã hội là câu chuyện pháp lý cả xã hội phải quan tâm. Theo Luật sư Phi, pháp luật hiện hành quy định rất rõ về trách nhiệm đối với chủ nuôi chó mèo. Tuy nhiên, phương thức nuôi chó, mèo thả rông đang diễn ra tràn lan. Nhiều chủ nuôi chưa có ý thức việc phải đăng ký nuôi chó theo quy định, phải nuôi nhốt, xích chó, đeo rọ mõm, tiêm phòng cho chó, mèo… dẫn đến tình trạng vi phạm quy định khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành của người dân chưa cao và cơ quan chức năng chưa mạnh tay trong việc xử lý vi phạm. Vì vậy, chủ nuôi cần chấp hành nghiêm các quy định pháp luật liên quan đến việc nuôi chó, mèo và cơ quan chức năng cần gia tăng các biện pháp quản lý sẽ góp phần ngăn chặn các sự việc đáng tiếc có thể xảy ra. Bởi, tai nạn khi xảy ra, ngoài những tổn thất gây ra cho nạn nhân thì mức phạt đối với các chủ nuôi cũng không nhẹ.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, pháp luật quy định rõ về nuôi chó, mèo cũng như quản lý đàn chó, phòng ngừa bệnh dại trên địa bàn khu dân cư. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều người thiếu ý thức thả rông chó ra đường, không đeo rọ mõm, không xích… Điều này gây bất an cho người dân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ nhất là trong mùa nắng nắng, tỷ lệ chó dại gia tăng. |
Luật sư Phi nêu, theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017, trường hợp người nuôi chó không tuân thủ quy định dẫn đến chó cắn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người, mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 5 năm tù. Trường hợp để chó thả rông nơi công cộng, nơi đông người dẫn đến hậu quả chó cắn người gây thương tích từ 61% trở lên hoặc thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên, thì chủ vật nuôi cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về an toàn nơi đông người” với mức phạt là phạt tiền từ 20 -100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm (theo Điều 295). Nếu hành vi vô ý gây thương tích cho nạn nhân mà hậu quả thương tích từ 31% trở lên thì người có lỗi vô ý cũng có thể bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (theo Điều 138).
Để phòng, chống bệnh dại, Luật Thú y năm 2015 đã quy định rất rõ trách nhiệm của chủ vật nuôi. Tuy nhiên, thực tế, vẫn còn một số hộ nuôi chưa ý thức được rằng, khi nuôi chó thì phải khai báo với chính quyền địa phương cũng như thực hiện các quy định liên quan khác như: Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh; khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt; tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo… Tuy nhiên, việc xử lý các vi phạm nêu trên khó triển khai vì một số nội dung quy định chưa chi tiết.
Vì vậy, theo luật sư, bên cạnh áp dụng nghiêm các biện pháp xử phạt, chính quyền cơ sở cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên báo chí, bản tin công cộng tại nơi đông người, các điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân, xe tuyên truyền lưu động, kết hợp treo băng rôn, phát tờ rơi, truyền thông học đường về phòng, chống bệnh dại để người dân hiểu rõ và chấp hành tốt các quy định về nuôi chó, mèo. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp phường, xã cần thực hiện tốt công tác rà soát, thống kê, cập nhật thông tin về đàn chó nuôi trên địa bàn theo quy định.
Đồng tình với ý kiến trên, Luật sư Nguyễn Phương Loan (Đoàn Luật sư Hà Nội) cũng đưa ra giải pháp: Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người dân hay mỗi hộ gia đình cần nghiêm chỉnh chấp hành quy định, nuôi chó mèo phải khai báo với chính quyền địa phương và thực hiện đưa chó mèo đi tiêm phòng dại. Bên cạnh đó, mỗi xã, phường cần thành lập và duy trì hiệu quả các đội bắt chó thả rông. Thực hiện tuyên truyền đến mỗi người dân quy định nuôi chó mèo phải xích nhốt cẩn thận trong nhà. Khi dắt chó ra đường phải có xích, rọ mõm để không gây nguy hiểm với cộng đồng. Thêm nữa, các lực lượng chức năng cần quyết liệt hơn trong phát hiện xử lý các trường hợp thả rông chó. Người dân cũng cần chủ động ghi lại những hình ảnh các trường hợp thả rông chó để làm bằng chứng cung cấp cho lực lượng chức năng xử lý các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39