Nestlé nỗ lực giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị

(LĐTĐ) Không chỉ giảm phát thải trong sản xuất tại nhà máy, Nestlé Việt Nam đang nỗ lực giảm phát thải trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ khâu nguyên liệu đầu vào, chế biến và sản xuất, đến khi sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng và bao bì sau sử dụng.
Thúc đẩy nền nông nghiệp phát thải thấp qua mô hình nông nghiệp tái sinh Thúc đẩy du lịch ẩm thực thông qua ứng dụng công nghệ số

Ngày 13/7, tại tọa đàm “Doanh nghiệp và Mục tiêu Net Zero: Các giải pháp kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải các-bon” do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD-VCCI) tổ chức, ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Công ty Nestlé Việt Nam, cho biết, Tập đoàn Nestlé đặt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Theo lộ trình Nestlé đưa ra, tập đoàn sẽ giảm 20% phát thải vào năm 2025, 50% vào năm 2030, và hoàn thành mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Là Công ty hàng đầu về thực phẩm, trong chuỗi cung ứng của Nestlé, phát thải từ hoạt động nông nghiệp chiếm hơn 2/3 tổng lượng phát thải khí nhà kính của tập đoàn. Điều này cho thấy phần lớn lượng phát thải đến từ thượng nguồn chuỗi giá trị, tức từ khâu sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thực phẩm.

Vì vậy, để đạt được các bước tiến trong việc thực hiện cam kết Net Zero, Nestlé tập trung vào thượng nguồn chuỗi giá trị, với 2 cách tiếp cận chiến lược để giảm phát thải, gồm: Thúc đẩy nông nghiệp tái sinh; và bảo tồn, tái tạo rừng. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục thực hiện các sáng kiến và chương trình giảm phát thải trong sản xuất và trong vận tải hàng hóa.

Nestlé nỗ lực giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị
Sản xuất cà phê tại nhà máy Nestlé Trị An, Đồng Nai.

Theo chia sẻ của ông Khuất Quang Hưng, mô hình nông nghiệp tái sinh của Nestlé tập trung vào việc phục hồi đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng đất trồng, bảo tồn nguồn nước, kết hợp các phương pháp trồng xen canh đa dạng và tích hợp với chăn nuôi, và tạo cảnh quan bền vững. Trong lĩnh vực cà phê, mô hình này đang được Nestlé triển khai thông qua chương trình Nescafé Plan, hướng đến giảm phát thải nhà kính, tăng thu nhập của người nông dân và đóng góp cho cộng đồng. Tại Việt Nam, phương thức nông nghiệp tái sinh được chia sẻ đến người nông dân trồng cà phê trong khuôn khổ Nescafé Plan đã được triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011.

Nestlé đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% hạt cà phê cung ứng cho tập đoàn được canh tác có trách nhiệm, 20% hạt cà phê được thu hoạch từ các nông trại canh tác theo mô hình nông nghiệp tái sinh; và đến năm 2030, tỷ lệ này đạt 50% và đồng thời giảm phát thải 50% khí nhà kính (so với năm 2018). Việt Nam hiện là một trong những nguồn cung cà phê xanh lớn nhất cho tập đoàn Nestlé.

Từ năm 2011 cho đến nay, dự án Nescafé Plan đã hỗ trợ 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, giúp các nông hộ giảm 40-60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học. Nestlé Việt Nam đang phối hợp với đối tác xây dựng và phát triển công cụ đo lường và kiểm soát phát thải khí nhà kính cho người nông dân trong canh tác cà phê.

Nhằm bảo tồn và tái tạo rừng, Nestlé tập trung vào 3 nỗ lực chính: Nguồn cung không gây mất rừng, bảo tồn và tái tạo rừng, và cảnh quan bền vững. Theo đó, Nestlé nỗ lực thẩm định/ đánh giá tình trạng và tính hợp pháp của các nông trại, trao giấy chứng nhận và giám sát để ngăn ngừa tình trạng phá rừng trong chuỗi cung ứng.

Nestlé nỗ lực giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị
Cán bộ của Nestlé Việt Nam chia sẻ kỹ thuật canh tác cà phê bền vững với người nông dân tham gia dự án Nescafé Plan.

Tập đoàn Nestlé đặt mục tiêu trồng 200 triệu cây trên toàn cầu đến năm 2030 nhằm góp phần phục hồi rừng và hệ sinh thái tự nhiên, đồng thời đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương. Tại Việt Nam, trong tháng 6/2023, Nestlé khởi động dự án “Canh tác cà phê bền vững theo mô hình nông lâm kết hợp” tại các tỉnh Tây Nguyên, hướng đến mục tiêu trồng hơn 2,3 triệu cây đến năm 2027. Dự án vừa giúp tạo thêm thu nhập cho người nông dân, vừa hỗ trợ cải thiện các điều kiện canh tác cây cà phê, dự kiến hấp thu và lưu trữ hơn 480.000 tấn CO2.

Bên cạnh nỗ lực giảm phát thải ở thượng nguồn chuỗi giá trị, Nestlé áp dụng nhiều sáng kiến để giảm phát thải trong hoạt động thiết kế và sản xuất. Nestlé cũng đặt mục tiêu trên 95% bao bì nhựa của tập đoàn được thiết kế để tái chế đến năm 2025, với tham vọng hướng đến 100% bao bì có thể tái chế và tái sử dụng.

Đối với hoạt động sản xuất, từ năm 2015, tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đã đạt mục tiêu “Không rác thải chôn lấp ra môi trường” nhờ áp dụng nhiều giải pháp và mô hình kinh tế tuần hoàn.

Trong đó, hiện chất thải từ sản xuất (nước thải, khí thải, chất thải rắn) đều được xử lý, tái chế và tái sử dụng. Trung bình 60-65% tổng lượng nước thải/ năm tại nhà máy sản xuất cà phê đã được tái sử dụng. Ngoài ra, 100% bã cà phê sau sản xuất được dùng làm năng lượng sinh khối. Cát thải trong lò hơi được cung cấp cho nhà sản xuất gạch tại địa phương để làm nguyên liêu sản xuất gạch không nung.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh

Trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh

(LĐTĐ) Ngày 28/5, Đảng bộ Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Cháy nhà hàng lẩu trên phố Hàng Hành

Cháy nhà hàng lẩu trên phố Hàng Hành

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại nhà hàng lẩu (số 12 phố Hàng Hành, quận Hoàn Kiếm Hà Nội). Người dân và lực lượng chữa cháy tại chỗ đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp kịp thời khoanh vùng, không để cháy lan và dập tắt hoàn toàn sau 15 phút.
Đề xuất tiếp tục giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí

Đề xuất tiếp tục giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đề xuất giảm lệ phí cấp hộ chiếu, căn cước công dân, phí trong lĩnh vực y tế, chứng khoán... nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức giảm dự kiến 10-50%, áp dụng với tổng cộng 36 khoản phí, lệ phí.
Cơ hội rộng mở con đường du học và nghề nghiệp quốc tế

Cơ hội rộng mở con đường du học và nghề nghiệp quốc tế

(LĐTĐ) Chiều 27/5, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề “Cơ hội du học và định hướng nghề nghiệp quốc tế cho sinh viên đại học hình thức vừa làm vừa học”. Chương trình được tổ chức bởi Viện Kinh tế Bưu điện, nhằm cung cấp thông tin và cơ hội dành cho sinh viên trong việc du học và định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Tình tiết mới nhất của phim "Trạm cứu hộ trái tim" tập 35

Tình tiết mới nhất của phim "Trạm cứu hộ trái tim" tập 35

(LĐTĐ) Những diễn biến mới của phim "Trạm cứu hộ trái tim" tập 35 sẽ lên sóng vào 21h40 ngày 28/5 trên kênh VTV3.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

(LĐTĐ) Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao động Thủ đô, GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho hay, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Giá vàng SJC đồng loạt tăng nhẹ sau thông tin huỷ đấu thầu vàng miếng

Giá vàng SJC đồng loạt tăng nhẹ sau thông tin huỷ đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Sáng nay (28/5), giá vàng miếng SJC trong nước đồng loạt tăng sau 1 tuần giảm và đứng im. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn lên 77 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Thách thức đạt mục tiêu tăng trưởng gắn liền với bảo vệ môi trường

Thách thức đạt mục tiêu tăng trưởng gắn liền với bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị), cũng như triển khai các mô hình kinh doanh bền vững và tăng trưởng xanh nói chung, không chỉ là xu thế mà còn là điều kiện bắt buộc. Nhiều đối tác thương mại, đầu tư lớn của Việt Nam hiện nay đều đã có những yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề này.
Doanh nghiệp chân chính không hướng tới mục tiêu lợi nhuận thô kệch

Doanh nghiệp chân chính không hướng tới mục tiêu lợi nhuận thô kệch

(LĐTĐ) "Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận" là quan điểm quá đơn giản và lạc hậu. Rõ ràng mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp phải là mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cộng đồng chứ không chỉ là mục tiêu lợi nhuận thô kệch.
Phát triển bao bì xanh để tăng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu

Phát triển bao bì xanh để tăng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu

(LĐTĐ) Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) vừa tổ chức chuyến tham quan nhà máy Công ty TNHH SX –TM & DV Bao bì Tăng Phú – Tafuco (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Giảm thuế giá trị gia tăng: Tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp

Giảm thuế giá trị gia tăng: Tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Việc tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp, người dân và hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn.
Các doanh nghiệp FDI phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

Các doanh nghiệp FDI phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

(LĐTĐ) Báo cáo chỉ số PCI năm 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố cho thấy, năm 2023 chứng kiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh. Nhưng khảo sát doanh nghiệp cũng cho thấy, các doanh nghiệp FDI thường gặp những khó khăn liên quan đến chính sách, quy định và thủ tục liên thuế.
Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

(LĐTĐ) Kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước cho thấy, cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh là hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và có giá trị nhất đối với doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ sau khủng hoảng. Đây cũng là thời điểm để tạo đột phá về cải cách, qua đó giúp địa phương cũng như nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

(LĐTĐ) Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu hút 1,132 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1,008 tỷ USD; 47 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 79 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 65 lượt, đạt 45 triệu USD.
Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

(LĐTĐ) 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ Người Rạng Đông thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy, đã viết lên câu chuyện của thế hệ mình, xứng đáng với lời nguyện ước: “Phát triển để mãi mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ - làm thỏa lòng Bác mong!”
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Xem thêm
Phiên bản di động