Thúc đẩy nền nông nghiệp phát thải thấp qua mô hình nông nghiệp tái sinh

(LĐTĐ) Tại sự kiện gặp gỡ 50 doanh nghiệp đầu tư ESG (môi trường, xã hội và quản trị) 2023 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh mới đây, chủ đề biến đổi khí hậu và những tác động ngày càng mạnh mẽ của vấn đề này đến kinh tế - xã hội, môi trường và doanh nghiệp đã được trao đổi và thảo luận sôi nổi.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và vai trò của doanh nghiệp Nestlé Việt Nam hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Các doanh nghiệp đều nhất trí rằng việc thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện hành động để giảm phát thải nhà kính là cần thiết để hướng tới tương lai bền vững cho các thế hệ.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có cam kết về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành những chính sách và chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững trong các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, cũng như định hướng thu hút đầu tư thế hệ mới.

Định hướng này đòi hỏi sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân để có thể đẩy nhanh tiến độ hiện thực hoá nền kinh tế carbon thấp và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy nền nông nghiệp phát thải thấp qua mô hình nông nghiệp tái sinh
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, chia sẻ tại sự kiện gặp gỡ 50 doanh nghiệp đầu tư ESG 2023

Là doanh nghiệp hàng đầu về thực phẩm, Nestlé tập trung vào các nhóm giải pháp về giảm khí thải nhà kính trong toàn bộ chuỗi cung ứng, cũng như thực hiện vai trò thúc đẩy sự chuyển đổi sang phương thức canh tác nông nghiệp bền vững nhằm xây dựng hệ thống thực phẩm tái sinh, góp phần đảm bảo nguồn cung lương thực bền vững, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, tăng cường sinh kế và đa dạng sinh học.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, cho biết: “Nông nghiệp bền vững theo cách tiếp cận của chúng tôi là canh tác thuận tự nhiên. Lâu nay, để tăng năng suất cây trồng, người nông dân đã sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu một cách không kiểm soát, ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất trồng.

Vì thế, chúng tôi khích khuyến người nông dân chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh - một phương thức dựa trên chất lượng đất và cây trồng. Chúng tôi tin rằng phương thức này có thể giúp bảo vệ được hành tinh của chúng ta.”

Mục tiêu của nông nghiệp tái sinh là hướng đến giúp cải thiện chất lượng và độ phì nhiêu của đất cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên nước và đa dạng sinh học. Chất lượng đất trồng tốt hơn sẽ tăng khả năng chống chọi với những tác động của biến đổi khí hậu, giúp tăng năng suất và cải thiện thu nhập và sinh kế cho người nông dân, và giúp tăng khả năng hấp thụ khí CO2.

Thúc đẩy nền nông nghiệp phát thải thấp qua mô hình nông nghiệp tái sinh
Người nông dân trồng cà phê tham gia chương trình NESCAFÉ Plan

Tại Việt Nam, nông nghiệp tái sinh được Nestlé lồng ghép và thực hiện trong khuôn khổ NESCAFÉ Plan - một chương trình phát triển bền vững triển khai từ năm 2011. Trong đó, người nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên chủ yếu kết hợp đồng thời 5 giải pháp: Trồng xen canh hợp lý; sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh; tiết kiệm nước; đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng đất trồng.

“Chúng tôi có được nguồn lực và kiến thức, kỹ thuật từ tập đoàn. Và chúng tôi chia sẻ, tập huấn các phương thức canh tác bền vững với người nông dân. Để người nông dân thay đổi thói quen canh tác như giảm sử dụng phân bón hóa học là rất khó nhưng các cán bộ nông nghiệp của chúng tôi luôn sát cánh với người nông dân để họ hiểu và có thể áp dụng.

Chúng tôi cũng khuyến khích việc trồng xen canh hợp lý giữa cây cà phê với các loại cây khác như hồ tiêu. Việc này không chỉ tốt cho cây trồng, mà còn giúp người nông dân có thêm thu nhập”, ông Binu Jacob cho biết thêm.

Sau 12 năm thực hiện, chương trình NESCAFÉ Plan đã hỗ trợ hơn 21.000 hộ nông dân tại Tây Nguyên tiếp cận và thực hành sản xuất cà phê theo bộ tiêu chí 4C, triển khai tập huấn về canh tác cà phê bền vững cho hơn 330.000 lượt nông dân, phân phối hơn 63,5 triệu cây giống kháng bệnh và cho năng suất cao, giúp người nông dân tiết kiệm được 40% nước tưới, giảm 20% lượng phân bón, giảm 20% chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng. Từ đó, giúp cải thiện thu nhập của người nông dân và góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

T.Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sắp diễn ra giải Bóng đá tranh cúp Hai Bà Trưng huyện Mê Linh lần thứ II

Sắp diễn ra giải Bóng đá tranh cúp Hai Bà Trưng huyện Mê Linh lần thứ II

(LĐTĐ) Ngày 3/10, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh - Cơ quan Thường trực giải Bóng đá tranh cúp Hai Bà Trưng huyện Mê Linh lần thứ II năm 2023, đã tổ chức Họp báo, công bố Điều lệ, bốc thăm chia bảng và họp kỹ thuật cho các đội bóng tham dự giải.
Hà Nội: Tiếp nhận hơn 50 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và an sinh xã hội năm 2023

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 50 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và an sinh xã hội năm 2023

(LĐTĐ) Tối 3/10, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (Ủy ban MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo" và an sinh xã hội năm 2023. Tại chương trình, đã có 128 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đăng ký và ủng hộ số tiền 50 tỷ 117 triệu đồng.
TP.HCM: Điều tra nguyên nhân vụ bé gái tử vong sau khi ăn bánh tiệc Trung thu

TP.HCM: Điều tra nguyên nhân vụ bé gái tử vong sau khi ăn bánh tiệc Trung thu

(LĐTĐ) Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã cử đoàn chuyên gia y tế đi khảo sát và đánh giá tình hình ngộ độc thực phẩm của người dân tại chung cư Palm Heights. Đến nay, có khoảng 50 trường hợp cùng có triệu chứng ngộ độc thực phẩm giống nhau như đau bụng, sốt, nôn ói.
Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ

Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ

(LĐTĐ) Chiều 3/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam tổ chức chương trình gặp mặt ngày truyền thống ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam và ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ. Chương trình nhằm ôn lại truyền thống, ghi nhận những đóng góp của gần 2.900 cán bộ, viên chức, người lao động toàn ngành đang ngày đêm quan trắc và theo dõi mọi diễn biến khí tượng, thủy văn, hải văn để truyền tin, dự báo, cảnh báo kịp thời đến cộng đồng.
Chính phủ sẽ trình cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1/7/2024

Chính phủ sẽ trình cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW kể từ 1/7/2024.
TP.HCM: Báo động tỷ lệ học sinh bị thừa cân, béo phì, tật khúc xạ

TP.HCM: Báo động tỷ lệ học sinh bị thừa cân, béo phì, tật khúc xạ

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, số lượng học sinh thuộc thể trạng thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ hơn 32%, bệnh khúc xạ về mắt chiếm tỷ lệ gần 29%.
Lan tỏa phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

Lan tỏa phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” đã thật sự lan tỏa rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.

Tin khác

Kỳ cuối: Phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ đổi mới

Kỳ cuối: Phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ đổi mới

Đảng ta xác định, kinh tế tập thể (KTTT) là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển, cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTT là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững.
Kỳ 1: Ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới

Kỳ 1: Ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay khi đất nước đang đấu tranh giành độc lập, những ngày đầu thành lập nước và trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ, Bác Hồ đã nhiều lần thể hiện tư tưởng của Người về phát triển hợp tác xã và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế tập thể được xác định là một thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra và ứng dụng các thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. Đây là một yêu cầu quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên số. Các doanh nghiệp nữ Hà Nội đã nhanh chóng nắm bắt xu thế, tích cực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo sức bật cho doanh nghiệp nữ Thủ đô.
Hưng Yên điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản

Hưng Yên điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản

(LĐTĐ) Nhật Bản hiện là quốc gia đang có số dự án đầu tư lớn nhất trong tổng số dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên, với 173 dự án và tổng vốn đăng ký hơn 4 tỷ USD. Trong đó, có 169 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 3,2 tỷ USD, tạo việc làm cho 45 nghìn lao động, đóng góp ngân sách nhà nước năm 2022 khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2023 khoảng 880 tỷ đồng.
TP.HCM: Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và hội nhập quốc tế

TP.HCM: Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và hội nhập quốc tế

(LĐTĐ) Ngày 26/9, tại Hội trường thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đại hội đại biểu Hội Nông dân TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 chính thức khai mạc. Đại hội diễn ra trong hai ngày 26 và 27/9.
Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp Thủ đô

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp Thủ đô

(LĐTĐ) Đến cuối tháng 8/2023, dư nợ tín dụng trên địa bàn Thủ đô tăng 10,35% so với cuối năm 2022, cao hơn mức tăng toàn quốc và toàn vùng nhưng tốc độ tăng chậm. Việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên cả nước cũng như địa bàn Hà Nội hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
“Bệnh” đã chẩn, “kê đơn” thế nào?

“Bệnh” đã chẩn, “kê đơn” thế nào?

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây có báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua 20 năm cổ phần hóa, Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam

Qua 20 năm cổ phần hóa, Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023 là cột mốc kỷ niệm 20 năm Vinamilk chính thức cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất - kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.
Hợp tác công tư tạo sự bứt phá cho nông nghiệp

Hợp tác công tư tạo sự bứt phá cho nông nghiệp

(LĐTĐ) So với yêu cầu và tiềm năng to lớn của nông nghiệp Việt Nam hiện nay, dư địa đầu tư vẫn còn rất lớn và để ngành Nông nghiệp bứt phá phát triển mạnh, cần nhiều hơn nữa sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp trong nước.
Xem thêm
Phiên bản di động