Nâng hiệu quả trợ giúp doanh nghiệp

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thể hiện sức mạnh, hiệu quả điều hành, phục vụ doanh nghiệp trên địa bàn một tỉnh, thành phố. Vì vậy, việc cải thiện, nâng cao PCI qua từng năm từ lâu đã trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Với thành phố Hà Nội, việc nâng cao PCI là mục đích phấn đấu thường xuyên trong chặng đua thúc đẩy tăng trưởng.
Doanh nghiệp xăng dầu mong đợi gì từ các chính sách hỗ trợ? Nhà đầu tư và nhà phát hành đang cẩn trọng chờ đợi các chính sách mới về trái phiếu Mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam
Nâng hiệu quả trợ giúp doanh nghiệp
Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp để thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong ảnh: Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Katolec Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh). Ảnh: Quang Thái

Chưa tương xứng với tiềm năng

Những năm qua, thành phố Hà Nội đã quyết tâm, tập trung cải thiện toàn diện PCI, cũng như các chỉ số thành phần để tạo dựng hình ảnh mới của Thủ đô, với năng lực cạnh tranh cao hơn, đủ sức hấp dẫn doanh nghiệp và dòng vốn đầu tư. Năm 2021, Hà Nội đứng thứ 10 bảng xếp hạng PCI cả nước, với tổng số 68,6 điểm, hơn mức 66,93 điểm của năm 2020. Đây cũng là năm thứ tư Hà Nội liên tiếp đứng trong tốp 10, “thuộc nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt”, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội Mạc Quốc Anh cho rằng, PCI của Hà Nội tăng đều qua nhiều năm là thực tế đáng trân trọng, bởi đạt được bằng sự nỗ lực rất lớn và trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ với các địa phương khác. Doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi, nhất là một số chỉ số quan trọng, như "Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp", "Đào tạo lao động" hay "Chi phí thời gian"...

Tuy nhiên, nếu đánh giá từ những chỉ số thành phần, một số chỉ số dù có thăng hạng nhưng vẫn ở vị trí thấp. Đó là, chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường” xếp thứ 44/63, tăng 17 bậc; chỉ số “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” xếp thứ 50/63, tăng 6 bậc; chỉ số “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự” xếp thứ 48/63, tăng 6 bậc; chỉ số “Môi trường cạnh tranh bình đẳng” xếp thứ 51/63, tăng 1 bậc; chỉ số “Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” xếp thứ 29/63, tăng 15 bậc.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Hà Nội dù đứng thứ 10/63 tỉnh, thành nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, năng lực cạnh tranh, sự tín nhiệm của Hà Nội cần phải nâng cao hơn nữa để có thể bước vào tốp 5 trong vài năm tới. Điều quan trọng là phải tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Việc thúc đẩy hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển nhanh, bền vững của doanh nghiệp.

Tiếp tục chủ động cải thiện PCI

Trước thực tế và yêu cầu nâng cao chỉ số PCI, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 22-8-2022 về việc nâng cao chỉ số PCI năm 2022. Điều này cho thấy mục đích "gạn đục khơi trong", cầu thị cũng như tinh thần đồng hành với doanh nghiệp của chính quyền, các cơ quan chức năng thành phố. Theo đó, các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã triển khai hiệu quả Chương trình hành động số 14/CTr-UBND ngày 19-1-2021 của UBND thành phố, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chỉ số PCI. Tập trung quyết liệt khắc phục các chỉ số thành phần giảm hạng đáng kể và các chỉ số xếp hạng rất thấp, như “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” (xếp thứ 57/63, giảm 23 bậc).

Về nhiệm vụ cụ thể, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, làm đầu mối tham mưu UBND thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử; xây dựng chương trình, đề án chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… Văn phòng UBND thành phố, các sở, ngành, địa phương công khai, minh bạch thông tin trên trang thông tin điện tử, cập nhật và hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, tra cứu. Các biểu mẫu hướng dẫn phải dễ thực hiện và thường xuyên được cập nhật…

Từ góc độ doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội Nguyễn Vân kiến nghị, Hà Nội cần có gói giải pháp cấp thiết, đặc thù về vốn, vì điều kiện vay vốn hiện vẫn là trở ngại đối với doanh nghiệp; phối hợp cùng các tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy việc kết nối, bảo lãnh cho doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các quỹ đầu tư, ngân hàng quốc tế, tổ chức tài chính lớn để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Theo Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam Vũ Tiến Lộc, người nhiều năm theo dõi, chỉ đạo hoạt động liên quan đến PCI, việc Hà Nội quyết tâm cải thiện PCI thể hiện rõ nhận thức và hành động một cách chủ động, cầu thị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, thiết thực. Song cần lưu ý, Hà Nội là địa bàn lớn nên khối lượng công việc nhiều hơn các địa phương khác.

Việc nâng cao vị trí trong bảng xếp hạng PCI không chỉ phục vụ cộng đồng doanh nghiệp tốt hơn, mà còn góp phần cải thiện nhanh và căn bản chất lượng cuộc sống, xây dựng Thủ đô ngày càng hiện đại, văn minh.

Hồng Sơn/Hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1041754/nang-hieu-qua-tro-giup-doanh-nghiep

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo chính thức về việc nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Thái Văn Lung đánh nhau ngoài nhà trường gây xôn xao dư luận.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Ngày 13/4/ thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với LĐLĐ huyện Yên Thành tổ chức chương trình truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.
Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Công điện số 36/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" do Chủ tịch nước truy tặng cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.

Tin khác

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động