Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2023 sẽ chính thức diễn ra. Vạch đích ngày càng gần. Thời điểm hiện tại, các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng tốc, tập trung thời gian, nguồn lực để hỗ trợ học sinh.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Đảm bảo an ninh, an toàn phòng dịch các điểm thi

Đa dạng hình thức ôn tập

Theo kế hoạch đã được công bố, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 30/6. Trong đó, ngày 27/6, học sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, ngày 28 - 29/6 tổ chức coi thi và ngày 30/6 là ngày thi dự phòng. Dù là kỳ thi thường niên, song các đơn vị, nhà trường đều mang tâm thế nghiêm túc, không chủ quan trong công tác chuẩn bị, bởi đây là kỳ thi rất quan trọng với học sinh.

Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: P.T

Tại Trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Hiệu trưởng Lê Việt Dương cho biết, nhà trường có hơn 600 học sinh lớp 12. Hầu hết trong số này đều sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học. Vì vậy, việc ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài thi được tất cả giáo viên dốc sức triển khai. Yêu cầu của Ban Giám hiệu nhà trường với giáo viên là ôn tập sát theo nhóm đối tượng, quan tâm bồi dưỡng học sinh khá, giỏi để các em có cơ hội trúng tuyển đại học ở các trường tốp cao; hỗ trợ, phụ đạo học sinh từ trung bình trở xuống để các em đủ điều kiện tốt nghiệp.

Hay như tại Trường THPT Tây Hồ (quận Tây Hồ), nhà trường đã tổ chức ôn tập bằng nhiều cách. Cụ thể, với các giờ học trên lớp, giáo viên củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm, hệ thống hóa kiến thức, tập trung vào ba môn bắt buộc của kỳ thi là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Cùng đó, căn cứ tổ hợp các môn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội do học sinh đăng ký, nhà trường tổ chức lớp học chuyên đề các môn tương ứng với từng tổ hợp. Nhà trường bám sát chương trình, trọng tâm là lớp 12 và theo cấu trúc đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đồng thời chú ý phân hóa năng lực học sinh để bảo đảm phù hợp với năng lực, không gây quá tải.

Trịnh Vy Khanh (học sinh lớp 12 Trường THPT Tây Hồ) cho biết, em luôn cố gắng dành thời gian nhiều nhất để ôn tập lại kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra vào cuối tháng 6. “Thời gian qua, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, em luôn cố gắng tiếp thu và tích lũy kiến thức. Ngoài thời gian lên lớp, em còn xây dựng thời gian biểu tự học cho mình ở nhà và lên các trang web uy tín về ôn thi do các thầy cô giáo giới thiệu để ôn luyện. Có gì không hiểu em sẽ trực tiếp hỏi bạn bè hoặc trao đổi với thầy cô giáo để được giải đáp. Em hy vọng sẽ đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới”, Vy Khanh chia sẻ.

Đối với các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các Trung tâm tiến hành khảo sát chất lượng để trên cơ sở đó phân loại học viên; xây dựng kế hoạch, bố trí giáo viên tổ chức phụ đạo cho học viên yếu kém, bồi dưỡng học viên giỏi. Các Trung tâm cũng tích cực tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, biên soạn đề cương ôn tập, xây dựng kế hoạch ôn tập, tổ chức ôn tập cho học viên...

Theo Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh Phan Thanh Dũng, Trung tâm hiện có 1.015 học viên, trong đó có 373 học viên lớp 12. Trung tâm luôn chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học và tổ chức đánh giá, xếp loại thực chất. Căn cứ vào kết quả xếp loại học lực lớp 11 và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12, Trung tâm đã tiến hành phân nhóm học viên, xây dựng kế hoạch ôn tập, hỗ trợ học viên trong quá trình học tập. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục củng cố nền nếp dạy học, tăng cường kiểm tra thực hiện nội quy của học viên; tiếp tục phân loại học viên yếu kém để phụ đạo…

Hỗ trợ tối đa cho học sinh

Năm 2022, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của Hà Nội đạt 99,1% (trong đó tỷ lệ tốt nghiệp hệ THPT đạt 99,46% và hệ giáo dục thường xuyên đạt 96,28%). Toàn Thành phố có 104 đơn vị, trường học có tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100%. Các trường ở khu vực ngoại thành có nhiều tiến bộ. Đơn cử như Trường THPT Bất Bạt (huyện Ba Vì) có tỷ lệ tốt nghiệp tăng 2,74%, số học sinh trượt giảm từ 13 học sinh xuống còn 3 học sinh. Trường THPT Đại Cường (huyện Ứng Hòa) có tỷ lệ tốt nghiệp tăng 1,65%, số học sinh trượt giảm từ 6 học sinh xuống còn 2 học sinh. Trường THPT Hoài Đức C (huyện Hoài Đức) lần đầu tiên có tỷ lệ tốt nghiệp 100%...

Tuy nhiên, dù tỷ lệ tốt nghiệp chung của toàn Thành phố cao, song còn thấp so với một số tỉnh, thành phố, đứng thứ 27 của cả nước. Xét theo điểm trung bình từng môn thi, có 41 trường có tất cả các môn thi đều thấp hơn mức trung bình của Thành phố. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt nghiệp còn hạn chế, trong đó có kể đến việc Hà Nội có số lượng thí sinh dự thi đông (hàng năm khoảng gần 100.000 em), nhiều thí sinh tự do; chất lượng “đầu vào” và điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng dạy học ở các trường còn có sự chênh lệch khá lớn... Để cải thiện điều này, giữa tháng 4 vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với sự tham gia của cán bộ quản lý 70 trường công lập, tư thục. Đây là những trường có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất Thành phố năm 2022. Đại diện các nhà trường đã lắng nghe, chia sẻ, thảo luận và thống nhất giải pháp, đặc biệt trong việc phụ đạo học sinh yếu, kém.

Bày tỏ quyết tâm cố gắng cải thiện chất lượng dạy học, đại diện Trường THPT Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức) cho biết, nhiều học sinh của trường ở miền núi, gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa nên ở một mình hoặc ở với ông bà. Vì vậy, ngoài các giải pháp chung như các trường bạn, nhà trường sẽ tập trung các nguồn lực hỗ trợ; phân công giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình từng học sinh, phụ đạo học sinh yếu, kém theo từng môn. Nhằm giúp học sinh không bị điểm liệt, các tổ chuyên môn xây dựng đề cương ôn tập cho đối tượng này ở mức cơ bản, đồng thời tổ chức cho học sinh tập dượt nhiều lần với các môn thi như kỳ thi thật.

Năm 2023, toàn Thành phố dự kiến có gần 100.000 thí sinh đăng ký dự thi (chưa kể thí sinh tự do) - số lượng thí sinh dự thi lớn nhất trong các địa phương trên cả nước. Điều này đòi hỏi ngành GD&ĐT Hà Nội phải chủ động, tích cực phối phợp với các sở, ngành liên quan bảo đảm tổ chức kỳ thi trung thực khách quan, công bằng, hiệu quả và cố gắng nâng tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn so với năm 2022. Hà Nội dự kiến điều động khoảng 19.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia phục vụ kỳ thi. Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, trường học đặc biệt quan tâm đến công tác tập huấn, phổ biến quy chế thi cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Từ nay tới trước ngày thi, cùng với việc tổ chức dạy học, ôn tập theo kế hoạch, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường đặc biệt quan tâm diễn biến tâm lý học sinh, phát huy hiệu quả các hoạt động tư vấn tâm lý; rà soát trang thiết bị, vật tư y tế; duy trì nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.

Tin khác

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động