Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ cao
Giúp nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất Chuyện những nông dân làm giàu từ nông nghiệp sạch |
Đa dạng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai mô hình trồng rau thủy canh, Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát (xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì) đã triển khai có hiệu quả mô hình trồng rau thủy canh, cung cấp nguồn rau sạch cho các bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện Thanh Trì. Ông Nguyễn Mạnh Hồng – Giám đốc Hợp tác xã cho biết: “So với rau truyền thống, rau thủy canh rút ngắn ngày hơn và được trồng trong nhà lưới là môi trường hoàn toàn sạch không nhiễm khuẩn cũng như không có thuốc bảo vệ thực vật. Rau có thể trồng được quanh năm vì không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, gió, bão, nắng nôi, có thể canh tác cho năng suất cao hơn rau truyền thống, đặc biệt là an toàn hơn”.
Mô hình rau thủy canh của Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát (huyện Thanh Trì) đưa lại hiệu quả kinh tế cao. |
Không chỉ có mô hình trồng rau thủy canh của Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát, trên địa bàn huyện Thanh Trì còn có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đưa lại hiệu quả kinh tế như: mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp An Phát; mô hình trồng rau an toàn không sử dụng phân bón hóa học, chỉ sử dụng phân hữu cơ, có hệ thống phun sương bằng nước sạch của Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp Đại Lan...
Một trong những Hợp tác xã tiêu biểu của huyện Đan Phượng trong nông nghiệp công nghệ cao phải kể đến Hợp tác xã rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý. Ấp ủ mong ước có một mô hình trồng rau an toàn, đưa lại giá trị kinh tế cao, vợ chồng ông bà Cuối Quý đã không ngừng đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất nông nghiệp. Theo bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc Hợp tác xã rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý: Với vốn đầu tư gần 7 tỷ đồng, trên diện tích hơn 5ha, Hợp tác xã đã xây dựng khoảng 7.000m2 nhà màng, hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động, được lọc qua bể lọc. Cùng đó, áp dụng kỹ thuật mới trong các bước làm đất, gieo trồng, chăm sóc các loại rau hữu cơ... Số vốn ban đầu tuy lớn nhưng giá trị nhận lại cao và bền vững cho nhiều năm sau. Từ khi áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới, mỗi năm Hợp tác xã đạt doanh thu gấp 3 lần so với gieo trồng theo phương pháp truyền thống. Hiện nay, đơn vị đang cung cấp rau cho nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, các trường mẫu giáo...trên địa bàn huyện Đan Phượng.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện nay có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (105 mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, 39 mô hình về chăn nuôi, 15 mô hình về thủy sản và 1 mô hình kết hợp trọt và chăn nuôi); giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện nay chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố. Trong đó công nghệ, thiết bị lựa chọn ứng dụng chủ yếu là thông minh trong việc quản lý, điều khiển môi trường nuôi trồng giúp giảm nhân công lao động, tăng chất lượng và sản lượng nông sản... Với những số liệu thống kê trên có thể khẳng định các mô hình ứng dụng công nghệ cao đang ngày càng "nở rộ" và đưa lại hiệu quả cho nền nông nghiệp Thủ đô.
Tháo gỡ khó khăn trong phát triển nông nghiệp thông minh
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp. Theo đó, các ngành Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản đã ứng dụng nhiều mô hình công nghệ cao như: trong ngành Trồng trọt đã ứng dụng công nghệ xây dựng nhà màng, nhà lưới có hệ thống tự động hóa trong điều khiển hệ thống tưới; ứng dụng công nghệ kết nối vạn vật IoT, công nghệ canh tác không sử dụng đất, công nghệ Blockchain truy xuất nguồn gốc; trong ngành Chăn nuôi đã ứng dụng chăn nuôi trong chuồng kín, có hệ thống làm mát giúp ổn định nhiệt độ, độ ẩm, chuồng nuôi, dây chuyền cho ăn tự động, uống nước tự động, công nghệ thụ tinh nhân tạo, tinh phân ly giới tính; trong ngành Thủy sản ứng dụng công nghệ sông trong ao, sử dụng chế phẩm sinh học và máy tạo oxy tự động, công nghệ biofloc...
Mô hình trồng đào cảnh được áp dụng công nghệ tưới tự động, giảm chi phí thuê nhân công cho người trồng. |
Bên cạnh đó, Hà Nội đã đẩy mạnh triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ và thiết bị thông minh ở hầu hết các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp; tập trung nhiều tại các huyện (Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…), đặc biệt là các trang trại, gia trại nuôi trồng rau sạch, hoa cây cảnh, nuôi cấy mô hoa lan và lan VAR...
Mặc dù có đa dạng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, số lượng mô hình nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có. Một phần nguyên nhân đến từ năng lực sản xuất của hộ nông dân còn nhiều hạn chế. Người sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu còn theo cách làm truyền thống, việc tiếp thu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao gặp nhiều khó khăn về vốn và kỹ năng công nghệ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được coi là đầu tầu dẫn dắt nông dân sản xuất nhỏ, nhưng trên địa bàn Hà Nội hiện còn quá ít.
Theo TSKH Trần Duy Quý, Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam việc phát triển nông nghiệp thông minh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là việc làm rất quan trọng. Chia sẻ về vai trò của các loại hình công nghệ tiến tiến với sự phát triển các sản phẩm nông nghiệp, TSKH Trần Duy Quý cho biết: “Hiện nay, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ, chúng ta nên tận dụng những ưu điểm của các loại công nghệ này để giải quyết những khó khăn trong sản xuất. Với những thành phố đông dân như Hà Nội, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ giúp nền nông nghiệp chuyển mình từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp thông minh, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết vấn đề thiếu đất, cải tạo cảnh quan môi trường sống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...”
Để hướng tới nền nông nghiệp thông minh, một trong những vấn đề cần được quan tâm hiện nay chính là đầu tư về chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, lao động ngành Nông nghiệp đang thiếu khá nhiều kỹ năng về quản lý, quản trị, kết nối trong sản xuất và tiêu thụ, tính tuân thủ quy trình sản xuất nông sản sạch, đặc biệt là việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều này dẫn tới giá trị của nông sản thấp, chất lượng chưa cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ, càng khó mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Theo ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để chủ động trong quá trình tiếp cận nông nghiệp thông minh là vấn đề mà Hà Nội cũng như các địa phương cần quan tâm, đẩy mạnh. Công tác khuyến nông cũng nên tập trung vào đào tạo kỹ năng thay đổi mô hình kinh doanh số cho các hợp tác xã, doanh nghiệp; xây dựng các mô hình chuyển đổi số thử nghiệm ở cấp cơ sở dựa trên kiến trúc nền tảng thống nhất chung.
Ngoài ra, để tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp thông minh, Chính phủ cần tiếp tục ban hành những chính sách phù hợp với thực tiễn sản xuất, có tính khả thi cao; từ đó huy động các nguồn lực để thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp thông minh. Đồng thời, hình thành mạng lưới doanh nghiệp, công nghệ số, dịch vụ đầu tư phục vụ nông nghiệp và nông thôn thông minh; xem xét tham gia mạng lưới đô thị thông minh quốc tế; thúc đẩy hợp tác giữa ngành nông nghiệp và công nghệ thông tin để nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10