Giải bài toán nguồn nhân lực

Trước nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh Đông Nam Bộ cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn kinh tế lớn và sự chuyển đổi sản xuất.
Sửa Luật Việc làm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong kỷ nguyên mới

Nhu cầu lao động chất lượng cao

Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM, Thành phố là địa phương có hoạt động kinh tế năng động, cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Theo số liệu thống kê, TP. HCM có trên 220.000 doanh nghiệp và 416.474 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đang hoạt động. Lực lượng lao động trên địa bàn khoảng 4,84 triệu người, trong đó số lao động đang làm việc là 4,66 triệu người. Bên cạnh lực lượng lao động là người Việt, còn có 28.668 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động. Chất lượng nguồn cung lao động vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu lao động đối với thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2023 đạt 87,27%, nhưng số lao động không có bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ lao động chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, chưa khắc phục nghịch lý thừa lao động không phù hợp với những ngành nghề trong định hướng phát triển nhưng lại thiếu nhân lực chất lượng cao ở những ngành quan trọng. Để nâng cao hiệu quả chuyển đổi kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, đòi hỏi Thành phố cần hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách; doanh nghiệp chủ động tham gia vào quá trình đào tạo; người lao động chủ động nâng cao nhận thức, trau dồi kỹ năng; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi xanh.

Giải bài toán nguồn nhân lực
Tỉnh Bình Dương đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong khi đó, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai dự báo, khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn 1) đi vào hoạt động sẽ cần khoảng 14.000 lao động với trình độ học vấn và tay nghề khác nhau từ lao động phổ thông đến đại học và trên đại học. Ngoài ra các khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn cũng cần một lượng lao động rất lớn. Điều này đòi hỏi tỉnh Đồng Nai phải chuẩn bị một nguồn lao động chất lượng cao lớn trong thời gian tới.

Còn tỉnh Bình Dương hiện có hơn 53.000 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký hơn 515.000 tỷ đồng và hơn 4.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 37 tỷ USD. Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại. Phấn đấu đến năm 2030 tỉnh Bình Dương sẽ trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước nên sẽ cần một lượng lớn lao động có trình độ cao. Do đó cũng sẽ cần một nguồn lao động chất lượng cao rất lớn.

Phải chuẩn bị từ sớm, từ xa

Nhằm chuẩn bị cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, UBND TP. HCM dự kiến trong năm 2025 sẽ tổ chức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), chương trình đào tạo theo các chuẩn quốc tế và khu vực ASEAN cho ít nhất 10% cơ sở GDNN công lập, và tỷ lệ này đạt ít nhất 30% vào năm 2030. Hiện trên địa bàn TP. HCM có 380 cơ sở GDNN. Chỉ tính trong 7 tháng đầu năm 2024, các cơ sở GDNN đã đào tạo và cung cấp cho thị trường sức lao động 54.735 người. Tổng số lao động đã qua đào tạo của TP. HCM đến tháng 7/2024 là 4.312.342/4.905.886 người, đạt tỷ lệ 87,90%, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2023. Cũng trong 7 tháng đầu năm, có 12 cơ sở GDNN thực hiện kiểm định với 22 chương trình đào tạo và 1 đơn vị thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở GDNN.

Hiện TP. HCM đang tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố. Do đó, thời gian tới, nguồn nhân lực sẽ được đào tạo gắn kết chặt chẽ với xu hướng của quốc tế, trong đó các ngành trọng yếu là: Công nghệ thông tin - truyền thông, cơ khí - tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản trị doanh nghiệp, tài chính - ngân hàng, y tế, du lịch, quản lý đô thị và mô hình đại học chia sẻ. Đồng thời, tạo sự kết nối giữa đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học và GDNN.

Ngoài ra, TP. HCM cũng lựa chọn, đầu tư phát triển một số cơ sở GDNN nghiệp công lập theo định hướng trường chất lượng cao. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp hạng cơ sở GDNN trên địa bàn Thành phố làm cơ sở để tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; khuyến khích, ưu đãi trong thực hiện chính sách xã hội hóa GDNN.

Giải bài toán nguồn nhân lực
TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ đang đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng cho các nhà đầu tư.

Trong khi đó, tính đến gần cuối 2024, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tuyển mới đào tạo cho gần 60.000 người. Trong đó, các cơ sở GDNN tuyển mới được gần 5.000 sinh viên hệ cao đẳng, tuyển mới được gần 15.000 học sinh trung cấp. Đối với hệ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, toàn tỉnh tuyển được trên 40,5 ngàn học viên (đạt trên 85% so với kế hoạch). Theo đánh giá của UBND tỉnh Đồng Nai, hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 67,51% vào cuối năm 2023 lên 68,28% vào tháng 9/2024. Hiện tỉnh Đồng Nai đang phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 70% vào năm 2025, trong đó tỷ lệ tuyển sinh từ trung cấp trở lên là 28% trong tổng số lao động được tuyển mới đào tạo nghề.

Còn UBND tỉnh Bình Dương khẳng định, thực tế cho thấy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành nghề mới, do đó tác động đến cung cầu lao động và sự dịch chuyển cơ cấu nguồn lao động, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao gia tăng, đặc biệt là các địa phương thuộc vùng trọng điểm phía Nam, trong đó có Bình Dương. Trong khi đó hiện nay xã hội đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ chuyên môn sâu để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.

Nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI có yêu cầu "Phát triển nguồn lao động có tay nghề đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó có văn bằng chứng chỉ là 35% (tăng trung bình 1%/năm). Hằng năm, giải quyết việc làm tăng thêm khoảng 35.000 lao động".

Đông Nam Bộ là trung tâm kinh tế lớn của đất nước, cùng với đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cơ sở, trong kỷ nguyên mới, các địa phương này đang phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nói ngắn gọn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được xem là “chìa khóa” bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hải Liên

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Ngày 30/3, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thành công Ngày hội thể thao lần thứ hai với sự tham gia của hơn 400 vận động viên là đoàn viên, người lao động của Công ty.

Tin khác

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) và Hiệp hội Phi lợi nhuận We Are Asian (WAA) về việc tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong ngành Hộ lý tại Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab, thuộc Bộ Nội vụ) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn ứng viên năm 2025.
Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trong quý 1/2025, cả nước có hơn 37.000 lao động được đưa sang nước ngoài làm việc, đạt 28,4% kế hoạch năm.
Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Việc tiếp cận AI ngoài vấn đề công nghệ, còn liên quan đến các yếu tố chiến lược và chính sách. Trong các hội thảo gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng khi xây dựng chiến lược AI ở cấp quốc gia, thay vì chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ một cách rời rạc.
Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

2 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất gồm: Bán lẻ và thương mại, Bất động sản và xây dựng, Sản xuất Chế biến - chế tạo, chiếm gần 60% tổng số vị trí tuyển dụng.
Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Năm 2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 169.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3%. Ghi nhận 2 tháng đầu năm 2025, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 33.078 lao động, đạt 19,57% kế hoạch.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Nhằm cung cấp thông tin về lao động việc làm, xuất khẩu lao động cho người sử dụng lao động, người lao động, sáng 24/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hà Đông và Trường Đại học Đại Nam tổ chức “Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025”. Sự kiện thu hút 55 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh và cùng với gần 3.000 sinh viên, người lao động tham gia tuyển dụng, tìm kiếm cơ hội việc làm.
Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Ngày 23/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng và Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2025”; thu hút sự góp mặt của 60 doanh nghiệp, đơn vị; đăng ký tuyển dụng, tuyển sinh 1.585 chỉ tiêu, với đa dạng các vị trí, ngành nghề cùng mức lương hấp dẫn.
Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Lĩnh vực công nghệ thông tin được dự báo tiếp tục dẫn đầu về dự định tuyển dụng trong quý 2/2025, theo sau là tài chính và bất động sản; công nghiệp và vật liệu. Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng lên ở nhiều ngành nghề, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất...
Nghỉ việc sau tinh gọn bộ máy, người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Nghỉ việc sau tinh gọn bộ máy, người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, người lao động phải nghỉ việc, thôi việc vẫn tiếp tục nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương.
Hà Nội: Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025

Hà Nội: Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025

Ngày 24/3/2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Phòng Nội vụ quận Hà Đông tổ chức Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động