Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận, cùng sự nỗ lực của các phòng, ban, ngành công tác cải cách hành chính (CCHC) tại quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng điểm trên nhiều phương diện.
Hà Nội: Cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 đã có chuyển biến tích cực Cải cách hành chính liên tục, không để xảy ra tình trạng “năm nay cao, sang năm lại thấp” Nhân rộng mô hình sáng kiến, cách làm hay trong cải cách hành chính

Chỉ số cải cách hành chính không ngừng được nâng lên

Làm việc tại một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, anh Nguyễn Văn Chung (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) thường xuyên tới Bộ phận Một cửa Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm để làm các thủ tục liên quan tới lĩnh vực đất đai. Lần nào đến đây, anh Chung cũng được các cán bộ Bộ phận Một cửa đón tiếp niềm nở và hướng dẫn tận tình. Không chỉ nhiệt tình tiếp đón, các thủ tục hành chính của anh cũng được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời.

“Tôi thường xuyên đến Bộ phận Một cửa UBND quận Bắc Từ Liêm để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng cũng như cho tặng. Các cán bộ tại đây đều có kĩ năng xử lý hồ sơ tốt, am hiểu pháp luật. Đối với các trường hợp hồ sơ công dân đến hỏi và trao đổi, cán bộ hướng dẫn rất nhiệt tình và giải quyết một cách nhanh gọn, hợp lý, đúng theo quy định”, anh Chung cho biết.

Tương tự như anh Chung, chị Trần Ngọc Ánh (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) một người đến để chứng thực bằng đại học và bảng điểm cũng tỏ ra hài lòng với khâu tiếp đón và giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn của các cán bộ ở đây. Chị Ngọc Anh cho hay, theo phiếu xếp hàng tự động, chị là người thứ 15, sẽ được lấy kết quả ngay trong buổi sáng.

Cùng với anh Chung, chị Ngọc Ánh, nhiều công dân đến làm thủ tục cho biết, quận bố trí bộ phận “một cửa” với nhiều ghế ngồi, rộng rãi, có điều hòa mát mẻ và nước uống phục vụ công dân rất chu đáo. Và điều quan trọng hơn cả là thái độ hòa nhã, đúng mực của từng cán bộ khi tiếp xúc với công dân khiến người dân cảm thấy hài lòng.

Chia sẻ về những thay đổi tích cực trong thời gian qua, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên cho biết, ngay từ đầu năm 2024, quận Bắc Từ Liêm đã ban hành Kế hoạch CCHC trong đó xác định rõ các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm của các phòng ban, các phường trên địa bàn trong công tác CCHC, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, nền công vụ chuyên nghiệp, kỷ luật, kỷ cương, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhân dân và xã hội.

Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm
Công tác CCHC tại quận Bắc Từ Liêm được quan tâm, chú trọng.

Trong năm 2023, theo công bố và đánh giá của UBND Thành phố Chỉ số CCHC của quận Bắc Từ Liêm đạt 94,27%, tăng 0,64% so với năm 2022, xếp thứ 10/30 quận, huyện, thị xã. Ngay sau khi có kết quả, UBND quận đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số CCHC quận năm 2024. Hội nghị phân tích làm rõ các mặt mạnh, mặt yếu trong công tác CCHC của từng cơ quan, đơn vị và kịp thời có giải pháp khắc phục.

Đặc biệt, để đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, toàn diện, thống nhất, đồng bộ công tác CCHC gắn với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Thành phố; UBND quận đã ban hành Quyết định số 1031/QĐ-UBND ngày 2/4/2024 hợp nhất Ban Chỉ đạo CCHC, Chuyển đổi số và Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ thành Ban Chỉ đạo CCHC, Chuyển đổi số và Đề án 06 Thành phố do đồng chí Chủ tịch UBND quận là Trưởng Ban Chỉ đạo.

UBND quận kịp thời ban hành Khung Chỉ số và Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số CCHC áp dụng trong nội bộ quận Bắc Từ Liêm năm 2024, ngay sau khi UBND Thành phố ban hành Khung Chỉ số CCHC áp dụng đối với các phòng chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp huyện và Khung Chỉ số CCHC áp dụng đối với Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội.

Quận đồng thời triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội.

Kết quả, công tác tuyên truyền về CCHC được tăng cường về số lượng trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông, đến tháng 7/2024, Cổng Thông tin điện tử quận đã đăng tải được 180 tin, bài viết; xây dựng và đăng tải 40 video; cập nhật trên 500 văn bản. Công tác tuyên truyền được đổi mới về chất lượng và đa dạng cách thể hiện, giúp người dân dễ dàng nắm bắt.

Chú trọng cải cách hành chính trên mọi lĩnh vực

Không chỉ chú trọng vào tuyên truyền CCHC, công tác kiếm tra công vụ cũng được quận Bắc Từ Liêm quan tâm. Trong 7 tháng năm 2024, quận đã đi kiểm tra công vụ đột xuất tại 15 đơn vị thuộc quận (4 phòng chuyên môn, 10 phường và 1 đơn vị sự nghiệp). Đặc biệt, kiểm tra công vụ chuyên đề đối với 3 đơn vị: Phòng Tài nguyên và Môi trường; UBND phường Thụy Phương và Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận; kiểm tra công vụ việc triển khai thực hiện Đề án 6, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của 13 phường và 1 đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn.

Từ đầu năm đến nay, quận đã triển khai thực hiện tập trung trên nhiều lĩnh vực như: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Để làm tốt công tác CCHC, các cơ quan, đơn vị và UBND các phường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch CCHC theo tinh thần "5 rõ" (gồm, rõ người, rõ việc, rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, rõ thời gian, rõ trách nhiệm).

Các cơ quan chủ trì phụ trách các lĩnh vực CCHC đã ban hành các văn bản hướng dẫn đến các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các phường để thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được giao phụ trách. Từ đó, đã đạt được một số kết quả quan trọng trong thực hiện công tác CCHC.

Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm
Quận Bắc Từ Liêm khen thưởng các tập thể, cá nhân có sáng kiến hay trong CCHC.

Về công tác cải cách TTHC được quận Bắc Lừ Liêm xác định là nhiệm vụ trọng tâm gắn liền với nhiệm vụ chính trị của mỗi phòng ban, đơn vị. Các TTHC từng bước được đơn giản hoá theo hướng tạo thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy phát kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Qua rà soát, quận hiện có 431 thủ tục, trong đó 276 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết cấp quận; 155 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết cấp phường. Quận đã rà soát, xây dựng phương án đơn giản hoá, uỷ quyền giải quyết 209 thủ tục hành chính nội bộ. Thực hiến cắt giảm, đơn giản hoá TTHC nội bộ đối với 35 TTHC nội bộ. Tăng cường rà soát, cắt giảm, tiết giảm đơn giản hóa TTHC nội bộ theo đúng tiến độ và lộ trình đảm bảo các chỉ tiêu tại Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 4/5/2024 của UBND Thành phố.

"Từ đầu năm tới nay, tổng số hồ sơ TTHC quận tiếp nhận là 55.582, giải quyết được 54.513 hồ sơ, đạt tỷ lệ 98.08%; Hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn: 54.513 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100%; số hồ sơ đang giải quyết là 1.069 hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trên địa bàn Quận tiếp tục tiến hành lấy phiếu khảo sát ý kiến người dân, tổ chức đến giao dịch hành chính, kết quả: 4.008/4.008 phiếu đánh giá hài lòng. Những con số trên là minh chứng cho thấy công tác CCHC tại quận Bắc Từ Liêm đang ngày càng được nâng nên", ông Nguyễn Hữu Tuyên nhấn mạnh.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nghiệp luôn đồng hành và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

Doanh nghiệp luôn đồng hành và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 7/10, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương chủ doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27/2/2012 về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sức hút từ cuộc thi “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Sức hút từ cuộc thi “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 7/10, Báo Hànộimới tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo về công tác tư pháp quý 3/2024 do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 7/10, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Trần Ngọc Hà đã thông tin về Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất.
Xây dựng quy chế tuyển sinh lớp 10 tránh tình trạng học lệch, học tủ

Xây dựng quy chế tuyển sinh lớp 10 tránh tình trạng học lệch, học tủ

(LĐTĐ) Chiều 7/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ đang trong quá trình xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10, đảm bảo học sinh có đủ phẩm chất, năng lực.
Tổng LĐLĐ Việt Nam hội đàm với Tổng Công đoàn Nhật Bản

Tổng LĐLĐ Việt Nam hội đàm với Tổng Công đoàn Nhật Bản

(LĐTĐ) Chiều 7/10, tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Nhật Bản (RENGO).
Giá nhà, căn hộ chung cư cao chót vót có yếu tố “thổi giá”

Giá nhà, căn hộ chung cư cao chót vót có yếu tố “thổi giá”

(LĐTĐ) Một trong những vấn đề nóng được các phóng viên đặt ra tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 7/10 với Bộ Xây dựng và một số bộ, ngành liên quan là vì sao giá nhà đất, đặc biệt giá chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội liên tục tăng cao, thậm chí tăng cao bất thường. Điều này làm ảnh hưởng đến “giấc mơ” có nhà của những người có thu nhập khá, thu nhập trung bình, thu nhập thấp.
Hỗ trợ phương tiện đưa đoàn viên, người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

Hỗ trợ phương tiện đưa đoàn viên, người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành kế hoạch số 138/KH-TLĐ về việc tổ chức hoạt động hỗ trợ phương tiện đưa đoàn viên, người lao động về quê đón Tết và quay lại làm việc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin khác

Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nông dân huyện Đan Phượng đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa; chỉnh trang những tuyến đường nông thôn sau cơn bão, thực hiện các mô hình nông nghiệp và gắn biển các công trình chào mừng sự kiện lịch sử ý nghĩa này.
Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập

Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập

Trên những dấu tích các cửa ô chứng kiến bước phát triển, đổi thay của Hà Nội sau 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. Cửa ô xưa là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long - Hà Nội qua bao thăng trầm, biến đổi; cũng là nơi ca khúc khải hoàn, hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Để từ đó Hà Nội từng bước thay da đổi thịt, ngày càng mở rộng phát triển, với những không gian, quy hoạch xứng tầm, với những con đường, đại lộ, cây cầu mới mọc lên, vươn xa.
Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô

Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm) đang thực sự trở thành “Hà Nội năm 1954” thu nhỏ với không gian trang trí tuyệt đẹp để chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Du khách trong, ngoài nước và người dân Thủ đô chỉ cần đến đây những ngày này cũng đủ cảm nhận về những công trình lịch sử, văn hóa như cầu Long Biên, Nhà hát Lớn, chợ Đồng Xuân và Cột cờ Hà Nội được tái hiện đầy ấn tượng. Nói ngắn gọn, không cần phải tỏa đi tứ phía do quỹ thời gian hạn hẹp, du khách vẫn có thể cảm nhận một Hà Nội "lắng hồn núi sông" ngay cạnh Hồ Gươm thơ mộng.
Phát triển Thủ đô hiện đại gắn với bảo tồn di tích và quần thể xanh

Phát triển Thủ đô hiện đại gắn với bảo tồn di tích và quần thể xanh

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Thủ đô phải đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước. Hà Nội đi nhanh vào hiện đại nhưng phải giữ được bản sắc của một Thủ đô hơn nghìn năm tuổi với những đặc sắc riêng có; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; phát huy ưu thế của Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, Thành phố văn hiến.
Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách

Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách

(LĐTĐ) Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phải xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách; là trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước. Hà Nội phải là hình mẫu của nỗ lực đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển
Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của các luật gia, những năm qua, các cấp Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã năng động, tích cực trong hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải... ở địa phương, góp phần hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật.
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

(LĐTĐ) “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của Thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”, thành phố Hà Nội đã giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.
Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” sáng 6/10, người dân Hà Nội được chứng kiến màn thực cảnh tái hiện thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng.
Thanh Trì: Chặng đường 70 năm giải phóng

Thanh Trì: Chặng đường 70 năm giải phóng

(LĐTĐ) Cách ngày này đúng 70 năm (6/10/1954), huyện Thanh Trì hoàn toàn giải phóng. Đây là sự kiện, dấu mốc quan trọng khẳng định bề dày lịch sử; niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về vùng đất giàu truyền thống anh hùng, địa linh nhân kiệt.
Xem thêm
Phiên bản di động