Thời điểm mùng 1/7 đang đến gần, rất cần thông tin thang bảng lương chính thức

(LĐTĐ) Đại biểu Dương Minh Ánh cho biết, cử tri kiến nghị cơ quan có thẩm quyền trước khi ban hành bảng lương chính thức, cần thông tin cho các đối tượng được hưởng lương biết một cách rõ ràng, chính xác.
Cần có căn cứ xác định mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương Khi thực hiện cải cách tiền lương, đối tượng nào bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề?

Thông tin cho các đối tượng được hưởng lương

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Thời điểm mùng 1/7 đang đến gần, rất cần thông tin thang bảng lương chính thức
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ sáng 23/5.

Thảo luận tại tổ, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, tại cuộc tiếp xúc cử tri gần đây nhất, cử tri phản ánh để thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7, việc dự thảo bảng lương cũng như chính sách khi thực hiện Nghị quyết 29, cử tri chưa thấy có bất kỳ tin chính thống nào được đưa ra, nhưng trên mạng xã hội lan truyền bảng dự thảo Tờ trình của Chính phủ về việc xây dựng chế độ tiền lương mới.

Qua tham khảo thông tin trên mạng, thì việc đưa ra phân cấp theo nhóm trong bảng lương trong vị trí việc làm chức danh lãnh đạo còn chưa thật sự tương xứng với công việc mà các đối tượng đang thực hiện. Việc tăng lương cũng chưa được thể hiện rõ trong bảng lương dự kiến mới.

Theo các thông tin trên mạng, đối tượng được tăng lương nhiều nhất lần này là ngành Y tế và Giáo dục. Do đó các chi phí dành cho việc này sẽ tăng cao. Cử tri nêu việc nâng lương cho đội ngũ cán bộ y tế và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và chất lượng giáo dục phổ thông công lập là đáng mừng.

Nhưng việc nâng lương cho 2 ngành này là từ ngân sách Nhà nước hay nguồn thu tự chủ? Nếu là nguồn thu tự chủ với ngành Y tế thì người bệnh sẽ phải đóng thêm số tiền lớn, với người không có bảo hiểm y tế sẽ càng khó khăn, thậm chí chờ chết chứ không có tiền đi bệnh viện, chất lượng giáo dục có nâng lên hay không.

Cải cách tiền lương: Cần thông tin về bảng lương chính thức trước khi ban hành
Đại biểu Dương Minh Ánh phát biểu

Với ngành Giáo dục, chi phí tự chủ nghĩa là học sinh phải đóng học phí theo quy định của các trường công lập, sẽ gây khó khăn cho phụ huynh bởi hầu hết là con em cán bộ, công chức, viên chức có lương, phụ cấp thấp. Với bậc đại học, tự chủ như hiện tại, nhiều cháu cũng phải bỏ giấc mơ vào đại học để đi kiếm sống vì gia đình không có điều kiện...

Theo đại biểu Dương Minh Ánh, cử tri kiến nghị cơ quan có thẩm quyền trước khi ban hành bảng lương chính thức, cần thông tin cho các đối tượng được hưởng lương biết một cách rõ ràng, chính xác quan điểm, thấy được việc cải cách tiền lương là đúng đắn, tránh việc gây hoang mang và không yên tâm công tác...

Cải cách tiền lương phải đi đôi với nâng cao năng suất lao động

Cùng quan tâm đến cải cách tiền lương, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) nhìn nhận, đây là vấn đề đang được dư luận rất quan tâm.

Theo đại biểu, điểm mới của cải cách tiền lương là thay đổi các tính lương cho người lao động khu vực công. Trước đây, cách tính lương truyền thống dựa trên ngạch, bậc và 3 năm tăng 1 lần, còn bây giờ thì trả lương theo vị trí việc làm, và với cách tính lương mới thì tiền lương của người lao động nói chung tăng lên đáng kể, và tạo được sự công bằng hơn.

Thời điểm mùng 1/7 đang đến gần, rất cần thông tin thang bảng lương chính thức
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga.

“Ví dụ cùng một vị trí việc làm, cùng một trình độ, cùng một năng lực thì lương nhận được là như nhau, bất kể là ở tuổi nào, bất kể đã vào công chức, viên chức lâu hay chưa. Điều này sẽ tạo sự động viên người lao động. Những quy định liên quan đến Quỹ khen thưởng của chế độ lương mới cũng rất hợp lý”, đại biểu phân tích.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng nhấn mạnh, cải cách tiền lương phải đi đôi với việc đẩy mạnh, sắp xếp lại bộ máy làm sao cho tinh gọn thật sự. Vì bộ máy tinh gọn, làm việc hiệu quả thì mới có nguồn lực để tiếp tục cải cách tiền lương, còn nếu duy trì bộ máy cồng kềnh, có những bộ phận làm việc không hiệu quả thì khó có nguồn lực để tiếp tục cải cách.

Bên cạnh đó, cải cách tiền lương phải đi đôi với đổi mới cách đánh giá khen thưởng, đánh giá hàng năm, vì chỉ có đổi mới thì mới có căn cứ để thực hiện khen thưởng. Khi cải cách, cách tính tiền lương đã tương đối công bằng rồi nhưng cách đánh giá chưa tương xứng thì chưa đạt mục tiêu đề ra.

“Đồng thời, cải cách tiền lương phải đi đôi với việc nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, chúng ta đã tiết kiệm được một khoản ngân sách để cải cách tiền lương, nhưng đó là nguồn tiết kiệm trong thời gian qua, còn trong thời gian tới, nếu không nâng cao năng suất lao động thì sẽ rất khó khăn trong tạo nguồn lực để dành cho cải cách lương mới”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 24/6, với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Hà Nội thu phí giữ xe không dùng tiền mặt: Tiền đề xây dựng bản đồ giao thông thông minh

Hà Nội thu phí giữ xe không dùng tiền mặt: Tiền đề xây dựng bản đồ giao thông thông minh

(LĐTĐ) Sau 2 tháng triển khai, thành phố Hà Nội đã có 64 điểm ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt tại 9 địa phương. Đây là tiền đề để xây dựng bản đồ số thông minh về các bãi trông giữ xe trên toàn thành phố, từ đó hướng tới hệ thống giao thông thông minh, Thủ đô thông minh.
Dập tắt nhanh đám cháy ở ngõ Chợ Khâm Thiên

Dập tắt nhanh đám cháy ở ngõ Chợ Khâm Thiên

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra do cháy bình nóng lạnh tại nhà vệ sinh tầng 4 nhưng không gây thiệt hại về người và tài sản…
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm, cùng với hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, các cấp Công đoàn quận Hoàn Kiếm chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), qua đó đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Viettel là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ ISO cao nhất về nhận diện khuôn mặt

Viettel là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ ISO cao nhất về nhận diện khuôn mặt

(LĐTĐ) Vừa qua, hệ thống nhận diện khuôn mặt - Viettel eKYC của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) nhận chứng chỉ quốc tế ISO 30107-3 về nhận diện khuôn mặt (FaceID) cấp độ 2. Viettel là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đến nay tại Việt Nam nhận được chứng chỉ cấp độ 2, cũng là cấp độ cao nhất.
Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Mức điều chỉnh chung là tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Đại biểu Quốc hội: Tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1/7 là giải pháp trước mắt tốt nhất

Đại biểu Quốc hội: Tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1/7 là giải pháp trước mắt tốt nhất

(LĐTĐ) Theo Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga, việc tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1/7 tới là giải pháp trước mắt tốt nhất.

Tin khác

Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Mức điều chỉnh chung là tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

(LĐTĐ) Sáng 24/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), với 94,25% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Công dân Thủ đô số (iHaNoi): Ứng dụng cung cấp thông tin toàn diện

Công dân Thủ đô số (iHaNoi): Ứng dụng cung cấp thông tin toàn diện

Theo kế hoạch vận hành một số ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ, Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ ra mắt ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi) vào ngày 28/6/2024.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 60/CĐ-TTg về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 và việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè.
Đề xuất cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 1/7

Đề xuất cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho biết Bộ Tư pháp sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1/7/2024.
Việc mang bảo vật quốc gia ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định

Việc mang bảo vật quốc gia ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Đáng quan tâm, Luật quy định việc mang tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 21/6, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã ký Chương trình phối hợp triển khai công tác ngoại giao kinh tế đóng góp thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2024 - 2026.
Quốc hội quyết nghị giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường

Quốc hội quyết nghị giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Quốc hội quyết định giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.
Quy hoạch Thủ đô: Trục sông Hồng trở thành trung tâm hội tụ

Quy hoạch Thủ đô: Trục sông Hồng trở thành trung tâm hội tụ

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô đã được tiến hành rất công phu, bài bản và khoa học.
Xem thêm
Phiên bản di động