Mùa Trung thu đặc biệt
Mùa Trung thu giãn cách lại nhớ những món đồ chơi dân gian Những người giữ nét đẹp Trung thu |
Nhớ những “mùa trăng” cũ
Mọi năm, trước Tết Trung thu khoảng 1 tháng, các mặt hàng đồ chơi trẻ em đã được bày bán rất nhiều trên các tuyến phố của Thủ đô. Đặc biệt, là tại phố Hàng Mã, phố Lương Văn Can (quận Hoàn Kiếm), nơi nổi tiếng nhộn nhịp với hoạt động mua bán các mặt hàng đồ chơi truyền thống. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khác với vẻ nhộn nhịp mọi khi, phố Hàng Mã rơi vào cảnh vắng vẻ, ảm đạm chưa từng có, các cửa hàng đều đóng cửa để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Khung cảnh có phần trầm lắng của Thủ đô khiến nhiều người bồi hồi khi nhớ về những hình ảnh đông vui các năm trước.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền gắn bó với nghề làm đèn kéo quân truyền thống gần hết một đời. (Ảnh chụp khi chưa xảy ra dịch Covid-19) |
Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền (thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một trong những người đã dành cả đời để lưu giữ nét văn hoá truyền thống, “giữ lửa” cho Tết Trung thu Hà Nội thông qua những chiếc đèn kéo quân. Mọi năm, cách Trung thu khoảng vài tháng, căn nhà của ông Quyền tràn ngập những chiếc đèn kéo quân đủ các kích cỡ như một “bảo tàng” thu nhỏ.
Ông Quyền cho biết: “Như mọi năm, những ngày này, gia đình tôi phải tất bật chia nhau mang đèn kéo quân truyền thống đi trưng bày, giới thiệu với mọi người tại các chương trình: Trung thu Phố cổ; Tết Trung thu tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Năm nay, do dịch bệnh nên các hoạt động vui chơi đều không được tổ chức”.
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm, chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống. Do vậy, những năm trước, các cơ quan, đơn vị đều liên kết với các nghệ nhân tổ chức sắp đặt, giới thiệu không gian Tết Trung thu truyền thống; giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi Trung thu tại các bảo tàng, điểm di tích trong lòng phố cổ. Bên cạnh mục đích giữ gìn các giá trị văn hóa, các hoạt động vui Trung thu còn nhằm tuyên truyền đến người dân Thủ đô cùng chung tay tôn vinh nét đẹp truyền thống, các nghệ nhân, thợ thủ công - những người đã hết lòng với nghề, đem tới cho các em thiếu nhi những mòn đồ chơi ý nghĩa.
Để đảm bảo vui Tết Trung thu trong mùa dịch, nghệ nhân làm đèn kéo quân truyền thống Nguyễn Văn Quyền (thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai) cho rằng: “Trung thu trong mùa dịch, tuyệt đối chúng ta hãy tuân thủ 5K, an toàn với dịch bệnh trước, sau đó vui chơi sau. Tôi mong rằng, tất cả các bậc phụ huynh, trong thời điểm này hãy bảo vệ cho con, cháu mình sức khỏe. Những năm sau, khi dịch Covid-19 được đẩy lùi, chúng ta sẽ tổ chức Tết Trung thu thật lớn để bù cho năm nay”. |
Trong trí nhớ của ông Quyền, khu Phố cổ là một trong những nơi vui chơi, tập trung buôn bán các loại đồ chơi Tết Trung thu, đặc biệt là các loại đồ chơi truyền thống như: Đèn ông sao, đèn kéo quân, trống, mặt nạ, đầu sư tử... Năm nay do dịch bệnh phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu trên cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn, thậm chí “dậm chân tại chỗ”. Lấy ví dụ, ngay tại làng nghề truyền thống của xã Cao Viên, năm nay hầu như các gia đình làm nghề chỉ tranh thủ làm và bán các đèn kéo quân đang làm dang dở trong năm cũ chứ không làm thêm các sản phẩm mới.
“Những năm trước đây, các loại đèn kéo quân được làm và chuyển đi các tỉnh khá nhiều nhưng nay do dịch bệnh nên gần như không được làm. Gia đình tôi vốn nhiều đời gắn bó với nghề làm đèn kéo quân truyền thống nhưng năm nay cũng chỉ làm và tiêu thụ khoảng 100 chiếc. Số lượng không đáng kể so với mọi năm”, nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền cho biết.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Bé (sinh năm 1957 tại thôn Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) gắn bó gần 40 năm với Trung thu Hà Nội cũng cho rằng Tết Trung thu năm nay thật khác lạ với người dân Thủ đô.
“Tôi sinh ra và lớn lên tại làng có truyền thống làm đèn ông sao Báo Đáp. Ngay từ thủa 15, 16 tuổi, tôi đã theo mẹ lên Hà Nội bán đèn ông sao ở phố Hàng Mã mỗi dịp Trung thu về. Đối với tôi, Trung thu ở Phố cổ Hà Nội như một phần của cuộc sống. Năm nay do dịch bệnh, mọi hoạt động gần như ngừng trệ, không thể lên Thủ đô dịp Tết Trung thu cũng cảm thấy một chút bâng khuâng”, bà Bé chia sẻ.
Để đón những Tết Trung thu trọn vẹn
Theo đánh giá của các chuyên gia, dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, Thành phố cũng đang từng bước nới lỏng một số hoạt động. Song theo ghi nhận, người dân Thủ đô cũng không vì thế mà chủ quan, lơ là, tinh thần phòng, chống dịch nghiêm túc luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Bà Hồ Thị Thanh Tâm (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm), chia sẻ, Tết Trung thu được người Việt Nam rất coi trọng và xem đây là dịp để đoàn viên.
Tuy nhiên, cũng theo bà Tâm, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhịp sống thay đổi và người dân dường như đã thích ứng với điều ấy, vì vậy Trung thu cũng không phải ngoại lệ. Năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp mỗi người, mỗi nhà sẽ có những cách đón Tết Trung thu riêng nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Tôi được biết, có những gia đình vui Trung thu online, có nhiều gia đình tự làm bánh Trung thu, tự tổ chức cho các con rước đèn ông ngay tại nhà, tránh tụ tập đông người.
“Tôi tin rằng, thay thế cho tiếng trống, cho tiếng reo hò của những đứa trẻ rồng rắn theo những đoàn múa lân rộn ràng hoạt náo khắp các ngõ xóm mỗi mùa Trung thu về thì năm nay sự bình yên, an toàn trong mỗi mái nhà chắc chắn là điều mà mỗi người dân Thu đô đều cảm thấy biết ơn và trân trọng”, bà Tâm xúc động bày tỏ.
Trung thu năm nay, các cháu không được phá cỗ tại địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng do các tổ dân phố phối hợp tổ chức, nhưng “tinh thần” Trung thu vẫn lan tỏa khắp mọi nhà. |
Chị Nghiêm Thúy Trang - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Liễu Giai (quận Ba Đình) cũng cho rằng, sẽ có nhiều mùa Trung thu khác, khi cả nước kiểm soát và chiến thắng được đại dịch Covid-19. Năm nay, mọi ưu tiên vẫn đang tập trung dành cho công tác phòng chống dịch. Tết đoàn viên, khi rất nhiều người trong chúng ta vẫn được đón Trung thu yên bình bên nhau, nhưng còn hàng nghìn y bác sĩ vẫn đang trên tuyến đầu chống dịch, nhằm nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Tất cả đều đang chung sức để cùng nhau đón những mùa trăng sau an lành, trọn vẹn đúng nghĩa. Những ngày qua, trên địa bàn Thành phố các tổ dân phố đã tiến hành phát quà Trung thu đến từng hộ gia đình cho các cháu… phần nào cũng mang lại “không khí” cho mùa Trung thu giữa đại dịch.
Đêm Tết Trung thu năm nay các làng, các tổ dân phố sẽ không tổ chức lễ hội múa lân, rước đèn ông sao, tiếng trống râm ran, phá cỗ kèm theo các trò chơi cho các cháu. Phố xá cũng không có cảnh tấp nập người bán, người mua, hàng hóa phong phú, dồi dào…nhưng các em vẫn được gia đình tổ chức một đêm Trung thu đầm ấm./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23