Mở rộng lưới an sinh cho người cao tuổi

(LĐTĐ) Việc giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi sẽ giúp mở rộng đối tượng thụ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thêm khoảng 800 nghìn đến 1 triệu người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm y tế.
Cử tri huyện kiến nghị nhiều vấn đề dân sinh Để lao động di cư được tiếp cận chính sách an sinh Tập trung tháo gỡ vướng mắc các chỉ tiêu an sinh xã hội

Thêm khoảng 800 nghìn người cao tuổi được vào lưới an sinh

Mới đây, Chính phủ đã có Tờ trình gửi Quốc hội về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). So với Luật Bảo hiểm xã hội 2014, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có một số nội dung thay đổi. Trong đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có đề xuất bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống Bảo hiểm xã hội đa tầng. Theo Tờ trình của Chính phủ, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội tự nguyện và Bảo hiểm hưu trí bổ sung. Do vậy, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung chương III về trợ cấp hưu trí xã hội (từ Điều 27 đến Điều 31).

Mở rộng lưới an sinh cho người cao tuổi
Việc giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi sẽ giúp mở rộng đối tượng thụ hưởng

Trong đó quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước đảm bảo. Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ. Dự thảo Luật cũng giao Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.

Việc giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi sẽ giúp mở rộng đối tượng thụ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thêm khoảng 800 nghìn đến 1 triệu người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm y tế.Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và cũng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động; đồng thời trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

Như vậy, quy định này giúp gia tăng thêm đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng mà ngân sách Nhà nước không phát sinh tăng nhiều (ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ bảo hiểm y tế, còn trợ cấp hằng tháng do quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo từ thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động). Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500 nghìn đồng/người/tháng, nguồn lực chi trả từ ngân sách.

Phù hợp với nguyện vọng của người cao tuổi

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, độ bao phủ an sinh cho người già sau tuổi nghỉ hưu của cả nước mới đạt 35%, trong đó 2,7 triệu người hưởng lương hưu, 630 nghìn người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và hơn 1,8 triệu người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Chính vì vậy, đề xuất hạ độ tuổi nhận trợ cấp xã hội đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình từ giới chuyên gia, người dân... Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đề xuất giảm tuổi trợ cấp hưu trí xã hội tại Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi từ 80 xuống 75 tuổi là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của cử tri, người dân, thậm chí thời gian tới nếu nguồn lực có đủ, nên tiếp tục hạ xuống 70 tuổi. Cùng với hạ tuổi thì việc đề xuất nâng mức hỗ trợ từ 360 nghìn đồng lên 500 nghìn đồng/tháng cũng xác đáng trong lúc giá cả, chi phí sinh hoạt tăng cao như hiện nay.

Trợ cấp hưu trí xã hội là khoản tiền ngân sách Nhà nước cấp cho người già trên 80 tuổi không có lương hưu cũng như trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Tổ chức Lao động quốc tế dự báo nếu không có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thì năm 2030, Việt Nam sẽ có hơn 16 triệu người cao tuổi không có lương hưu do tốc độ già hóa xảy ra nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.

Trước thông tin này, ông Nguyễn Văn An (Hoài Đức, Hà Nội) rất phấn khởi cho biết, với nhiều người số tiền trợ cấp hằng tháng 500 nghìn đồng rất nhỏ nhưng với những người cao tuổi không lương hưu thì đó là “món quà” có ý nghĩa rất lớn. “Nếu như đề xuất giảm độ tuổi nhận trợ cấp xuống còn 75 tuổi thì sang năm mỗi tháng hai vợ chồng tôi sẽ có thêm 1 triệu đồng, ngoài ra còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đây thực sự là món quà rất có ý nghĩa với chúng tôi” - ông An bày tỏ.

Góp ý vào Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho rằng, quy định lộ trình giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là phù hợp với quy định tại Hiến pháp 2013, công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội. Những người cao tuổi từ 60 - 69 tuổi sẽ là nhóm đông nhất có nhu cầu về trợ cấp hưu trí xã hội, trong khi lại không đủ điều kiện để hưởng.

Còn theo Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, hiện nay, các chính sách an sinh xã hội như bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội vẫn chưa bao phủ hết. Thêm vào đó, việc quy định 80 tuổi dẫn đến một nhóm đối tượng đã hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu, chưa nhận được hỗ trợ an sinh thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc hạ tuổi, sẽ giúp các chính sách an sinh xã hội bao phủ rộng hơn.

Tú Anh

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn so với mức sống tối thiểu của người lao động dự kiến đến hết năm 2024 và cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.
Chuyển đổi số phục vụ người dân hiệu quả

Chuyển đổi số phục vụ người dân hiệu quả

(LĐTĐ) Với quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, thời gian qua, song song với nỗ lực mở rộng lưới an sinh để ngày càng có nhiều người dân được đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khỏe từ các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH đã không ngừng hiện đại hóa công tác quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động gắn với tăng chất lượng phục vụ và chỉ số hài lòng của người dân đối với chính sách BHXH, BHYT.
Cần có căn cứ xác định mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương

Cần có căn cứ xác định mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở (1,8 triệu đồng). Tuy nhiên, khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 tới, cần có hướng dẫn để xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất...
Xây dựng chính sách trọng dụng nhân tài

Xây dựng chính sách trọng dụng nhân tài

(LĐTĐ) Góp ý xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều doanh nhân cho rằng, xây dựng chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô là đúng đắn, cần thiết, và kỳ vọng, dự Luật được thông qua sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Thủ đô sẽ có những điều kiện tốt hơn.
Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.
Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công 29,2% từ 1/7/2024

Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công 29,2% từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng, thực hiện từ 1/7/2024.
Đề xuất nâng mức trợ cấp xã hội với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội

Đề xuất nâng mức trợ cấp xã hội với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội

(LĐTĐ) Để đảm bảo đời sống cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ nâng mức trợ cấp xã hội đối với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội.
TP.HCM: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu người chưa tham gia BHXH

TP.HCM: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu người chưa tham gia BHXH

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các quận huyện, thành phố Thủ Đức, các sở ngành liên quan quyết liệt triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 trên địa bàn.
Từ 1/7/2024, có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới

Từ 1/7/2024, có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới

(LĐTĐ) Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động