Mở cửa di tích, danh lam gắn với an toàn chống dịch

(LĐTĐ) Sau thời gian tạm đóng cửa, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, đến nay, một loạt di tích nổi tiếng trên địa bàn Thủ đô, như: Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn... đã mở cửa trở lại. Sau khi mở cửa trở lại, lượng khách tham quan tại các di tích chưa đông song các biện pháp phòng dịch bệnh được thực hiện nghiêm túc.
Hà Nội tạm dừng mọi hoạt động tại di tích, danh lam

Nhiều di tích mở cửa trở lại

Theo ghi nhận, tại Văn Miếu - Quốc tử Giám, sau khi mở cửa trở lại du khách tham quan được cán bộ, nhân viên Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu sử dụng dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang ngay cổng vào, đồng thời nhắc nhở thực hiện giãn cách trong suốt quá trình tham quan.

Mở cửa di tích, danh lam gắn với an toàn chống dịch
Người dân được kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn rửa tay khử khuẩn trước khi vào thăm quan các khu di tích.

Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, sau khi được phép mở cửa trở lại, trung tâm đã phun thuốc khử trùng toàn bộ không gian di tích. Việc này đã được duy trì hằng tuần trước đó để bảo đảm các điều kiện, sẵn sàng đón khách trở lại, ngay khi có quyết định của cơ quan chủ quản. Trung tâm cũng đã bố trí điểm quét mã QR code để du khách tiện khai báo y tế trước khi tới điểm di tích.

“Công tác truyền thông các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tới du khách cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng, trung tâm cũng đã đặt pano tuyên truyền tại các vị trí thuận tiện, dễ thấy, đồng thời cho phát băng liên tục nhắc nhở du khách thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch” - ông Lê Xuân Kiêu thông tin.

Tại Hoàng thành Thăng Long, quận Ba Đình, các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 cũng đã được hoàn tất vào trước thời điểm mở cửa đón khách trở lại. Hệ thống máy cung cấp dung dịch sát khuẩn, đo thân nhiệt, khai báo y tế... được trang bị ở ngay cổng vào di tích. Toàn bộ người ra vào di tích phải tuân thủ quy định đeo khẩu trang, duy trì giãn cách.

Tương tự, tại các khu di tích khác như Nhà tù Hỏa Lò, đền Ngọc Sơn, Tổ đình Phúc Khánh... du khách đều được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào thăm quan. Tại các khu vực cửa vào, du khách đều được cung cấp dung dịch sát khuẩn, khai báo y tế. Theo Ban quản lý các khu di tích, toàn bộ người ra vào di tích phải tuân thủ quy định đeo khẩu trang, duy trì giãn cách.

Theo tìm hiểu, nhằm đảm bảo tốt công tác phòng dịch tại các khu di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có Công văn số 509/SVHTT-NSVH gửi Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ động xây dựng phương án chi tiết vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa bảo đảm nhu cầu văn hóa tâm linh tại các cơ sở di tích, danh lam thắng cảnh phù hợp với từng địa phương, đơn vị. Trường hợp du khách đông, không bảo đảm phương án phòng, chống dịch cần tạm dừng mở cửa đón khách cho tới khi các điều kiện được bảo đảm thì mở cửa trở lại.

Phải đảm bảo an toàn chống dịch

Là một trong những điểm đến tiêu biểu của Thủ đô, chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức mang đặc thù về không gian rộng lớn, thời gian trẩy hội kéo dài, với lượng người hành hương đông. Chính vì vậy, việc bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác tổ chức và quản lý các hoạt động tại đây.

Theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban Quản lý khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn, để công tác chuẩn bị đón khách tham quan được triển khai chặt chẽ, đồng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức đã làm việc với Đoàn kiểm tra liên ngành của Uỷ ban nhân dân thành phố, gồm: Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Sở Y tế, Ban Tôn giáo thành phố về việc triển khai kế hoạch phòng, chống dịch tại di tích; xây dựng phương án bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, với nhiều biện pháp tăng cường.

Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức sẽ bố trí đủ lực lượng, điều kiện phòng, chống dịch 24/24 giờ tại các điểm chốt, để phục vụ du khách kiểm tra thân nhiệt, vệ sinh diệt khuẩn tay, khai báo y tế bằng điền phiếu hoặc quét mã QR code (trong trường hợp đoàn đi đông người, trưởng đoàn sẽ đại diện khai báo y tế, cung cấp thông tin, số điện thoại để thực hiện truy vết khi cần thiết). Giảm số lượng người chuyên chở trên mỗi chuyến đò qua lại trên suối Yến. Rút ngắn thời gian hành lễ tại các điểm di tích cũng như bố trí điểm đón, trả lễ một chiều, bảo đảm giãn cách. Tổ chức các phòng cách ly y tế dự phòng làm nơi khai báo y tế chi tiết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở... Trường hợp xuất hiện ca nghi ngờ, sẽ tiến hành cách ly y tế tại phòng cách ly ở Trạm Y tế (cách khu di tích 1km).

Nhằm đảm bảo phục vụ cho nhân dân tham quan và nhu cầu tâm linh tại các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, nơi thờ tự trên địa bàn Thành phố, Hà Nội đã cho phép các cơ sở di tích, danh thắng trên địa bàn Thành phố mở cửa hoạt động trở lại, đón khách tham quan (không bao gồm việc tổ chức lễ hội) nhưng phải bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo thông điệp 5K của Bộ Y tế. Các đơn vị chủ động xây dựng phương án chi tiết vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa bảo đảm nhu cầu văn hóa tâm linh tại các cơ sở di tích, danh lam thắng cảnh phù hợp với từng địa phương, đơn vị. Trường hợp nếu du khách đông, không bảo đảm phương án phòng, chống dịch cần tạm dừng mở cửa đón khách cho tới khi các điều kiện được bảo đảm thì mở cửa trở lại.

Bên cạnh đó, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở ăn uống phải thường xuyên vệ sinh khử khuẩn, bố trí dung dịch sát khuẩn ngay trước cơ sở. Khu vực ăn uống cũng đã được chỉ đạo lắp đặt vách ngăn giọt bắn, giữ khoảng cách giữa các bàn, cơ sở lưu trú tuân thủ quy định ghi chép thông tin của khách lưu trú.

Tương tự, tại khu vực lên cáp treo bố trí nhiều lọ dung dịch sát khuẩn tay, ban quản lý sẽ duy trì việc phun khử khuẩn 10-12 lần/ngày tại các cabin vận chuyển khách. Đặc biệt, công tác tuyên truyền vận động sẽ được duy trì trong suốt thời gian di tích mở cửa dưới nhiều hình thức, như: Đặt pano tuyên truyền, duy trì hệ thống truyền thanh tại nhiều điểm có nguy cơ tập trung đông người (bến xe, đền Trình, chùa Thiên Trù, ga cáp treo, động Hương Tích)...

“Từng cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên và người làm dịch vụ tại di tích chùa Hương đều có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở khách tham quan tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế cũng như các quy định về phòng, chống dịch của Trung ương và Thành phố” – ông Nguyễn Bá Hiển chia sẻ.

Huyện Mỹ Đức xác định, chỉ khi các điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch được triển khai, thực hiện đầy đủ, mới mở cửa di tích để đón khách tham quan. Bên cạnh nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc đáp ứng nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của khách thập phương, rất cần có sự ủng hộ của người dân. Huyện Mỹ Đức kêu gọi người dân khi về tham quan, vãn cảnh chùa Hương phối hợp với chính quyền địa phương, Ban Quản lý khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn chấp hành đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của Trung ương và Thành phố, để hoạt động du xuân đầu năm diễn ra an toàn, thuận lợi, ngăn chặn tối đa nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng./.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động