Masan tăng tốc nhân rộng mô hình, hiện thực hóa chiến lược Point-of-Life thành công
98% hộ gia đình Việt có ít nhất 1 sản phẩm của Masan |
Masan đang tăng tốc hiện thực hóa chiến lược Point of Life (POL) thông qua mô hình mini-mall
Nền tảng Point-of-life sẽ mang đến trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online, là điểm đến “tất cả trong một” phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe, chiếm đến 80% chi tiêu của người tiêu dùng.
Hiện nay, hệ sinh thái “Point of Life” đang giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong một lần có thể mua sắm mặt hàng nhu yếu phẩm (WinMart+), thức uống trà+cafe (Phúc Long), dịch vụ tài chính ngân hàng tự động (Techcombank), chăm sóc sức khỏe (Phano Vmart) và mạng di động (Reddi).
Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí |
Dẫn đầu giá trị vốn hóa trong ngành tiêu dùng, Masan sở hữu nền tảng vững chắc thúc đẩy chiến lược Poin-of-life bài bản và đang tăng tốc. Sau 2 năm được Masan mua lại, chiến lược tái cấu trúc và cải thiện hiệu quả hoạt động của WinCommerce đã mang lại “trái ngọt”. WinCommerce (WCM) đạt doanh thu thuần 30.900 tỷ đồng năm 2021. EBITDA của WCM năm 2021 đã cải thiện 2.334 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020. WCM đã có lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng cuối năm 2021, đánh dấu nửa năm đầu tiên có lãi.
Sau khi thí điểm thành công mô hình mini-mall tích hợp đa tiện ích tại WinMart+, Masan đã thực hiện nhượng quyền chuỗi bán lẻ này. Masan đặt mục tiêu phát triển 20.000 cửa hàng nhượng quyền, 10.000 cửa hàng tự sở hữu, phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng vào năm 2025. Cuối tháng 12/ 2021, các cửa hàng nhượng quyền đầu tiên đã được khai trương tại Hà Nội & Bắc Giang.
Khách hàng mua sắm tại cửa hàng WinMart+ tại Hà Nội - edit |
Tính hiện thực và tiềm năng thể hiện rõ nét qua kết quả kinh doanh
BCKQKD năm 2021 của Masan được công bố với con số ấn tượng 88.629 tỷ đồng doanh thu, tăng 14,8%. Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông tăng 593,9%, đạt 8.563 tỷ đồng, tăng cao gấp 7 lần. The CrownX đạt doanh thu thuần 58 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 6,9% cùng kì năm 2020.
Không đơn giản khi các quỹ đầu tư sừng sỏ đã liên tục góp vốn vào hệ sinh thái của Masan. Chỉ tính riêng năm 2021, tổng số vốn mà Tập đoàn Masan nhận được từ như SK Group hay nhóm đầu tư Alibaba và Baring Private Equity Asia, cho đến cả các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới khác như TPG, ADIA, SeaTown (thuộc Temasek), ước tính gần 2,3 tỷ USD. Con số này gần bằng tổng vốn đầu tư Masan nhận được trong suốt 11 năm kể từ khi lên sàn chứng khoán (2009 - 2020) – khoảng 2,4 tỷ USD.
Sau vòng gọi vốn gần đây nhất vào cuối năm 2021, The CrownX được định giá 8,2 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu. Mức định giá này cho thấy giá trị The CrownX đã tăng 12% so với vòng huy động vốn trước đó. Được thành lập vào nửa đầu năm 2020, đến nay hệ sinh thái này đã thu hút nguồn vốn hơn 1,5 tỷ USD từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới.
Xét trên quy mô toàn cầu, các khoản đầu tư gần đây của TPG và ADIA vào JIO, Reliance Mart và Indonesia Tech càng cho thấy rõ nét tầm nhìn chiến lược và thực tiễn đầy tiềm năng của The CrownX chính là lý do khiến các quỹ đầu tư sừng sỏ này không ngần ngại rót tiền vào The CrownX. Đặc biệt, với ADIA, nhiều khả năng đây không phải là đợt đầu tư duy nhất của họ tại Masan.
Khách hàng mua sắm tại cửa hàng WinMart+ nhượng quyền tại Bắc Giang |
Tổng Giám Đốc Masan Group, ông Danny Le cho biết: "Trong hơn 7 năm qua, Masan đã hoạch định tầm nhìn chiến lược Point of Life. Thỏa thuận hợp tác với TPG, ADIA và SeaTown một lần nữa khẳng định khả năng hiện thực hóa chiến lược này của Masan. Hiện nay, chúng tôi đã hoàn tất huy động vốn tại The CrownX và sẽ tập trung tăng tốc mở rộng nền tảng Point of Life tích hợp offline và online trên toàn quốc. Chúng tôi đặt mục tiêu sẽ IPO The CrownX trên sàn chứng khoán quốc tế vào năm 2023 - 2024 với 3 KPIs chủ chốt: Tăng thị phần trong chi tiêu tiêu dùng bằng cách mở rộng hệ thống; Số hóa toàn bộ nền tảng để trở thành công ty tiêu dùng công nghệ; Đạt biên lợi nhuận hai chữ số."
Những mảnh ghép hoàn hảo
Động thái gần đây, sau khi hàng loạt thương vụ như: Công bố lấn sân sang lĩnh vực viễn thông với thương vụ mua lại 70% Mobicast (sở hữu mạng MVNO Reddi); mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long với giá 110 triệu USD, nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%... các mảng kinh doanh mới như Phúc Long, Reddi… đang rất được Masan kỳ vọng.
Cửa hàng WinMart+ tích hợp Kiosk Phúc Long |
Chuỗi Phúc Long dự kiến đạt doanh thu 2.500 - 3.000 tỷ đồng, nhờ mở rộng mạng lưới cửa hàng riêng và kiosk trong hệ thống WinCommerce cũng như việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm trà và cà phê’. Sau chưa đầy 1 năm hợp tác với Masan, Phúc Long đã nâng tổng số cửa hàng lớn và kiosk lên tới 721 cửa hàng, đứng đầu về số lượng tại Việt Nam trong mảng F&B.
Reddi đặt mục tiêu sẽ thu hút 500.000 - 1.000.000 thuê bao. Ở mảng viễn thông này, tiềm năng tăng trưởng còn khá lớn. Reddi có thể mở rộng sang lĩnh vực thanh toán và hướng đến đối tượng người dùng chưa có tài khoản ngân hàng trong bối cảnh mobile money vừa được cấp phép hoạt động.
Mới đây, Mirae Asset công bố báo cáo ngày 18/2 khuyến nghị MUA với cổ phiếu MSN, giá mục tiêu 195.000 đồng trên cơ sở KQKD Q4/2021 tốt hơn kỳ vọng và số dư tiền mặt tăng mạnh. Trước đó, báo cáo mới nhất của VCSC và HSBC đưa ra mức giá mục tiêu của cổ phiếu MSN lần lượt là 186.000 đồng và 200.000 đồng. Bank of America (BofA) khuyến nghị mua MSN với giá mục tiêu 198,600 đồng/cp. PetroVietnam Securities khuyến nghị tại mức 197.000 đồng. Japan Securities khuyến nghị tại mức 195.000 đồng. Các công ty khác dự phóng giá mục tiêu MSN dao động ở mức từ 171.000 - 186.000 đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 7/11
Tiêu dùng 07/11/2024 15:30
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30