Mang “tri thức” đến trẻ em vùng xa
Nỗ lực vì tương lai phụ nữ và trẻ em gái được bảo vệ tốt hơn Nhiều quà tặng thiết thực đến với trẻ em khó khăn huyện Thanh Oai |
Được thành lập từ năm 2007 với tên gọi Chủ Nhật yêu thương, nhiều năm nay, nhóm bạn trẻ này đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người nghèo, người già neo đơn và trẻ em cơ nhỡ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác. Đều là những người trẻ mới đi làm, sinh viên, không giàu có về vật chất, cũng không dư dả về thời gian, thế nhưng vào mỗi cuối tuần họ lại cố gắng sắp xếp thời gian, cùng góp tiền đi mua tập vở, thức ăn về chế biến rồi mang đến tặng cho người vô gia cư, trẻ lang thang hoặc các cụ già neo đơn.
Tú Anh (ngồi giữa) cùng các tình nguyện viên của nhóm Chủ Nhật yêu thương ở thành phố Hồ Chí Minh đóng gói sách để đưa đến các bản làng xây dựng thư viện. |
“Chủ Nhật yêu thương của chúng mình ấy à, toàn làm những điều tuyệt vời thôi, mang sách vở, màu vẽ… và mang cả những cái loa lên khắp những ngôi trường tận bản xa đấy. Chúng mình còn mang cả những cái máy chiếu, máy tính, máy in nữa cơ... để các bé và thầy cô nơi ấy có điều kiện học tập... để các bé yêu cái chữ hơn, thầy cô có thiết bị dạy tốt hơn...”, Nguyễn Tú Anh người sáng lập và điều hành nhóm Chủ Nhật yêu thương vui vẻ cho biết.
Sinh ra và lớn lên tại Yên Bái, học tập ở Hà Nội, sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, làm việc ở Đồng Nai, Nguyễn Tú Anh đi nhiều nơi, gặp nhiều người, chàng trai có vóc dáng hơi nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy năng lượng để làm những điều tử tế, mang yêu thương và tri thức đến cho mọi người, đặc biệt là trẻ em sống ở những khu vực bản xa, núi sâu.
Trong căn nhà nhỏ của Tú Anh ở Sài Gòn luôn chất đầy sách, chắc chỉ dư chỗ để… ngả lưng. Dù công việc và cuộc sống hiện tại khá nhiều áp lực nhưng Tú Anh chưa bao giờ thấy nản với công việc thiện nguyện. Chàng trai trẻ này không chỉ truyền cảm hứng về tình yêu cuộc sống cho những người xung quanh mà cho cả những người chỉ tình cờ “gặp” trên facebook.
Tú Anh chia sẻ, ý tưởng về 1.001 thư viện thì nung nấu đã lâu nhưng đầu năm 2014, dự án “1.001 thư viện nơi bản xa” bắt đầu khởi động bằng việc xây dựng thư viện sách đầu tiên cho học trò nghèo tại tỉnh Bình Phước. Đến nay, hơn 200 thư viện đã được nhóm đặt tại các bản xa, khu vực giáp biên giới hoặc những địa phương hết sức khó khăn trên khắp cả nước với mong muốn giúp trẻ em nơi đây không xa lìa con chữ. Mỗi thư viện dao động từ 300 đến hơn 1.000 quyển sách tùy quy mô. Tạo thư viện xong, Tú Anh còn thường xuyên cùng các bạn đến bản xa tổ chức lễ hội sách, các hoạt động gắn kết, vui chơi và thiện nguyện.
Tú Anh cho biết, từ ngày xây dựng thư viện đầu tiên đến nay, mọi việc vẫn được nhóm thường xuyên chăm chút: “Không chỉ gửi sách một lần để lập thư viện mà chúng mình sẽ bổ sung sách thường xuyên. Mỗi năm chúng mình có 1-2 chuyến gửi sách bổ sung cho các thư viện để bù vào nguồn sách mất mát và có thêm những đầu sách mới. Trong cùng một huyện, xã, khu vựa hay trong cùng một trường học chúng mình sẽ liên kết các cụm thư viện trao đổi sách cho nhau để tạo nguồn sách mới, giúp các bé ham học hơn, giúp thư viện hoạt động hiệu quả hơn”.
Điều mà Tú Anh cùng các thành viên quen thuộc của Chủ Nhật yêu thương cảm thấy ấm lòng là bất kỳ hoạt động thiện nguyện nào ngay khi nhóm giới thiệu đến cộng đồng đều được hưởng ứng nhiệt tình.Từ lạ đến quen, các bạn cùng góp tiền, chung sức đi mua sách, xin sách, đóng gói rồi tổ chức các chuyến lên thăm trẻ em vùng cao.
Những cuối tuần thảnh thơi cà phê, dạo phố của các thành viên trong nhóm từ 2 năm nay thành các đợt khẩn trương gom và phân loại sách hoặc vận động sự ủng hộ từ nhiều nguồn để sớm lập xong thư viện cho nhiều vùng đất mới. Mọi mệt nhọc tan biến khi họ nhìn thấy những người bạn tí hon của mình háo hức lật từng trang sách, hít hà mùi giấy mới trong sự ngạc nhiên, thích thú. Niềm vui của những em nhỏ nơi bản xa khi lần đầu thấy quyển sách đẹp hay khi được các anh chị tặng cho góc học tập xinh xắn khó có thể diễn tả bằng lời.
Nguyễn Thị Hoa Tranh, một thành viên của nhóm chia sẻ: “Cái hay nhất của dự án này theo tôi chính là ý nghĩa về chặng đường lâu dài mà nhóm mang lại cho các em nhỏ. Mục đích mà nhóm hướng đến không phải là góp gạo, chia sẻ thức ăn, quần áo để lo cho nhu cầu trước mắt của các bạn nhỏ. Chúng tôi hướng các em đến tư tưởng lâu dài là sau này tụi có thể trở thành người tài giỏi hơn để đem lại sự giàu có cho gia đình và cho mảnh đất mà tụi em đang sinh sống”.
Mang văn hóa đọc và cả tình thương yêu đong đầy trong từng trang sách, điều mà các bạn trẻ trong nhóm nhận được chính là tiếng cười giòn tan của những đứa trẻ mái đầu khét nắng khi hè sang, lạnh sương khi đông về. Thấm thía sự thiệt thòi của trẻ em vùng cao, từ đây đến năm 2020, nhóm đặt mục tiêu sẽ hoàn thành 1.001 thư viện với mong muốn trẻ em ở bất cứ nơi đâu cũng có đủ sách để đọc mỗi ngày. Theo kế hoạch này, số sách nhóm phải kiếm được là rất lớn, các chuyến đi sẽ dày dặn hơn, phần việc mỗi thành viên phải làm sẽ tăng đáng kể nhưng ai cũng thoải mái cống hiến vì họ biết mình đang làm có ích cho đời.
Phạm Thị Như Thùy, một thành viên khác bộc bạch: “Vốn dĩ mình cũng đến từ một vùng quê nên cảm thấy bản thân và những người bạn ngày trước rất thiếu thốn về việc đọc sách. Cho nên khi đến với trẻ em ở những vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh như vậy mình thấy chương trình này rất ý nghĩa. Việc này mang lại ánh sáng mới, ánh sáng văn hóa cho nhiều em đồng bào dân tộc thiểu số”.
Sách của nhóm Chủ Nhật yêu thương không chỉ xuất hiện trong trường học, nhà văn hóa thôn xã, các tụ điểm văn hóa, thư viện gia đình mà còn có cả ở nhà chùa, nhà thờ và sắp tới là nhà tù. Các thành viên trong nhóm cho biết họ sẽ nỗ lực kết nối cộng đồng nhằm tạo ra mạng lưới thư viện cho người nghèo ở khắp Việt Nam chứ không chỉ dừng ở con số cổ tích 1.001. Khi từ bản xa đến núi sâu được phủ đầy bởi những thư viện sách thì việc tiếp cận với con chữ, với văn hóa đọc của trẻ em và cả người lớn nơi đây sẽ không còn là câu chuyện quá xa vời như hiện tại.
Vào những ngày cuối năm 2021, Chủ Nhật yêu thương đang sắp xếp và chuyển hàng ngàn cuốn sách để lấp đầy các thư viện nơi bản xa. Không chỉ có sách, Chủ Nhật yêu thương còn gửi rất nhiều máy tính để phục vụ cho việc học tập của các em học sinh. Luôn vui vẻ và đầy lạc quan, Tú Anh và những bạn trẻ nhóm Chủ Nhật yêu thương đang từng ngày mang yêu thương và tri thức tới những vùng đất còn khó khăn để các em nhỏ không còn thấy xa lạ với con chữ và những cuốn sách quý./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31