Ma nhai Ngũ Hành Sơn được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Khoa cử Việt Nam xưa trong Di sản Tư liệu thế giới Về Bắc Giang thăm chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm |
Dự Lễ đón bằng có đồng chí Hà Kim Ngọc - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO; đồng chí Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO; đồng chí Lê Trung Chinh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; các đồng chí nguyên là lãnh đạo các cơ quan Trung ương và thành phố Đà Nẵng, cùng đông đảo người dân địa phương.
Tại buổi lễ, bà Miki Nozawa, Trưởng Ban Giáo dục của Văn phòng UNESCO cho biết: “Trong kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Ký ức Thế giới khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, được tổ chức tại Audong, Hàn Quốc, từ ngày 24 đến ngày 26/11/2022, chín hạng mục mới đã được ghi danh vào Danh mục MOWCAP cấp khu vực, đây chính là những di sản tư liệu vô cùng có ý nghĩa đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ma nhai là một trong số đó, cần bảo tồn và phát huy tốt những giá trị của di sản này ”.
Bà Miki Nozawa, Trưởng Ban Giáo dục của Văn phòng UNESCO phát biểu tại buổi lễ. |
Cũng tại buổi lễ, ông Nguyễn Hoà - Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn bày tỏ niềm vui mừng khi danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn được đón nhận thêm bằng công nhận. "Đây là niềm vui và niềm tự hào rất lớn đối với chúng tôi. Quận Ngũ Hành Sơn rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, các cơ quan Trung ương, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng để chuẩn bị đệ trình UNESCO công nhận Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản văn hoá thế giới trong thời gian tới".
Ông Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhận Bằng công nhận của UNESCO. |
Ngũ Hành Sơn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên bản đồ thế giới. Thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan thắng cảnh. Đặc biệt, nơi đây nổi bật với dấu tích của một thời vàng son được thể hiện qua nguồn di sản tư liệu văn khắc Hán Nôm trên vách đá hang động, hay còn được gọi là “Ma nhai”.
So với các địa phương khác trên lãnh thổ đất nước Việt Nam, hệ thống “văn khắc Hán Nôm” trong các hang động ở Ngũ Hành Sơn là vượt trội về số lượng gồm 78 bia đá có khắc chữ đa dạng về hình thức, thể loại như: ngự bút, bia ký, tán, thơ văn, đề từ, đề danh, câu đối… của các vị vua, quan triều đình nhà Nguyễn, các cao tăng, cùng bao thế hệ trí thức đã từng dừng chân lưu đề trên vách đá hang động.
“Ngũ Uẩn Sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc” tại động Vân Thông - Ngũ Hành Sơn. Rong rêu bám trên những cổ tích thể hiện thời gian lâu năm tại hang động này. |
Với niên đại trải dài từ nửa đầu thế kỷ XVII đến tận những thập niên 60 của thế kỷ XX, mỗi tư liệu văn khắc Hán Nôm trên vách đá, hang động ở danh thắng Ngũ Hành Sơn có thể được xem là một tác phẩm nghệ thuật, tiêu biểu cụ thể là hai tác phẩm “Ngũ Uẩn Sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc” và “Phổ Đà Sơn linh trung Phật”.
Tác phẩm “Ngũ Uẩn Sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc” nằm tại động Vân Thông. Bia được trang trí hình mái chùa. Phía dưới được trang trí hình khung, có 9 khung, mỗi khung được khắc một đại tự và đây chính là đề tên trong văn bia. Phía đế bia cũng kẻ khung được trang trí một hoa thị. Lòng bia có 14 dòng, mỗi dòng có 20 chữ được khắc tinh xảo.
Tác phẩm “Phổ Đà Sơn linh trung Phật” (Phật trong hang thiêng núi Phổ Đà) nằm trong động Hoa Nghiêm được khắc trực tiếp trên vách đá vào năm Canh Thìn (1640). Bia có mặt hình chữ nhật, từ đỉnh xuống chân cao 96cm, rộng 59cm, trán bia cung tròn (mặt nguyệt) và tua lửa, diềm hai bên bia khắc hình dây leo, mỗi bên dây leo có 14 lá nhọn. Ngoài tiêu đề gồm 6 chữ lớn nằm ngang “Phổ Đà Sơn linh trung Phật”, bia có 23 dòng chữ. Đây là tác phẩm chứa nhiều tài liệu, sử liệu quý về danh xưng Ngũ Hành Sơn, danh xưng các làng xã đất Quảng, về ngôn ngữ, văn tự, quan hệ Việt - Hoa, quan hệ Việt - Nhật, sử liệu Phật giáo…
Ma nhai “Phổ Đà sơn linh trung Phật” được khắc năm Canh Thìn (1640) được đánh giá là có giá trị nhất, nhì trong hệ thống ma nhai Ngũ Hành Sơn, nằm tại động Hoa Nghiêm. |
Cả hai văn bia đều do Thiền sư Huệ Đạo Minh (trụ trì chùa Phổ Đà) biên soạn. Nội dung hai văn bia này vừa mang đậm dấu ấn thời chúa Nguyễn, có ý nghĩa rất lớn về mặt sử liệu, giúp các nhà nghiên cứu xác định được những mốc thời gian quan trọng, trong quá trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển. Ngoài ra, còn mang giá trị trên nhiều mặt như tôn giáo, địa lý, văn học, ngôn ngữ, nghệ thuật tạo hình và giáo dục…..
Sau nhiều năm nghiên cứu, lập và đệ trình hồ sơ đề nghị công nhận lên Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ma nhai Ngũ Hành Sơn đáp ứng các tiêu chí mà UNESCO đưa ra như: tính xác thực và vẹn toàn, có ý nghĩa khu vực, ý nghĩa về giới, có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị bền vững và khoa học lâu dài.
Lễ đón nhận Bằng công nhận Ma nhai Ngũ Hành Sơn là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã diễn ra long trọng trong niềm hân hoan và tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng nói chung và bà con quận Ngũ Hành Sơn nói riêng.
Giờ đây, bia Ma nhai được công nhận là di sản Chương trình Ký ức thế giới khu vực, danh thắng Ngũ Hành Sơn có thêm cơ hội để thu hút khách thập phương tìm đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa và trí tuệ của con người Việt Nam.
Trần Phong - Thu Hiền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”
Tin khác
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11