Lý giải hiện tượng “giáo dục thần kỳ” Phần Lan

Từ một quốc gia không có tên trên bản đồ giáo dục thế giới, Phần Lan gây bất ngờ khi đứng đầu bảng xếp hạng của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) trong lần đầu khảo sát vào năm 2000 và liên tục nằm trong vị trí top đầu những kỳ khảo sát sau đó.
ly giai hien tuong giao duc than ky phan lan Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình GD Phần Lan
ly giai hien tuong giao duc than ky phan lan 14 lý do khiến cả thế giới ngưỡng mộ nền giáo dục Phần Lan

Đối với Phần Lan, điểm số của học sinh nước này trong các bài đánh giá quốc tế như PISA chỉ là kết quả phụ của hệ thống giáo dục chứ không phải mục tiêu chính. Từ hơn 40 năm trước đây, chính phủ Phần Lan bắt đầu chuyển đổi hệ thống giáo dục như là một lực đẩy chủ yếu của kế hoạch phục hồi kinh tế đất nước.

Theo tạp chí Smithsonian, cho đến tận cuối những năm 1960, hầu hết học sinh Phần Lan bỏ học trường công sau 6 năm học. Những em khác theo học ở các trường tư, trường chuyên hoặc trường làng, nơi bớt nghiêm khắc hơn. Chỉ có những con em gia đình khá giả hoặc may mắn mới được hưởng giáo dục chất lượng.

Vào năm 1963, chính phủ Phần Lan quyết định thực hiện kế hoạch táo bạo khi chọn lĩnh vực cải cách giáo dục công lập để phục hồi kinh tế. “Tôi gọi nó là Giấc Mơ Lớn của giáo dục Phần Lan”, Pasi Sahlberg - một nhà sư phạm làm việc cho Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan kể lại. “Đó đơn giản là ý tưởng rằng mọi trẻ em đều được theo học tại một ngôi trường công chất lượng. Nếu chúng tôi muốn trở nên cạnh tranh, chúng tôi cần phải phổ cập giáo dục cho tất cả mọi người. Điều này xuất phát từ nhu cầu tồn tại của con người.”

ly giai hien tuong giao duc than ky phan lan

Một quyết sách quan trọng được công bố vào năm 1979 khi các nhà cải cách giáo dục yêu cầu mọi giáo viên phải có bằng thạc sĩ 5 năm về lý thuyết và thực hành tại 1 trong số 8 trường đại học công. Toàn bộ học phí được chi trả bằng ngân sách nhà nước. Kể từ đó, vị thế của nghề giáo ở Phần Lan được đứng ngang bằng với hai nghề khác là bác sĩ và luật sư. Thí sinh dồn dập đăng ký các chương trình sư phạm, không phải bởi vì lương cao mà bởi nghề giáo trở nên hấp dẫn khi các giáo viên có quyền tự chủ và được tôn trọng.

Đến giữa những năm 1980, một loạt các sáng kiến giúp lớp học thoát khỏi những vết tích cuối cùng của những quy định từ trên xuống, việc kiểm tra và quản lý các chính sách giáo dục được bàn giao cho các chính quyền địa phương. Theo đó, chương trình giảng dạy quốc gia được tinh giản thành những chỉ dẫn chung. Ví dụ, sách giáo khoa môn Toán từ lớp 1 đến lớp 9 giảm xuống còn 10 trang. (Trước đó, bộ sách giáo khoa đầu tiên của Phần Lan được đưa vào giảng dạy trong thập niên 70 của thế kỷ trước dày tới 700 trang. Timo Heikkinen, người bắt đầu giảng dạy trong các trường công lập ở Phần Lan từ những năm 1980 nhớ lại rằng hồi đó, đa số giáo viên ở ngôi trường trung học nơi ông dạy chỉ ngồi bàn thuyết giảng cho học sinh chép bài răm rắp.)

Việc phân loại học sinh thành những nhóm có khả năng khác nhau được bãi bỏ. Tất cả học sinh dù giỏi hay kém đều được theo học cùng một lớp. Các lớp học được bố trí nhiều giáo viên đặc biệt có nhiệm vụ hỗ trợ các em và đảm bảo rằng không có học sinh nào bị tụt lại.

Kể từ đầu những năm 1990, bộ phận thanh tra giáo dục bị đóng cửa hoàn toàn, chuyển trách nhiệm giải trình và kiểm tra cho các giáo viên và hiệu trưởng.

ly giai hien tuong giao duc than ky phan lan

Hiện nay, Phần Lan không hề có một kỳ thi chuẩn hóa bắt buộc nào, trừ một kỳ thi cuối năm học ở bậc trung học phổ thông. Không hề có xếp hạng, so sánh hoặc cạnh tranh giữa các học sinh, trường học hay khu vực. Các trường học tại Phần Lan được tài trợ bởi chính phủ và được vận hành bởi các quan chức trong chính quyền, từ quan chức cấp nhà nước đến viên chức địa phương, chứ không phải các doanh nhân, tướng lĩnh quân đội hay chính trị gia. Mọi trường học đều có các mục tiêu quốc gia như nhau và các mục tiêu này đều được xây dựng từ các chuyên gia giáo dục có chứng chỉ ở các trường đại học.

Kết quả là, một học sinh Phần Lan dù đến từ thành thị hay nông thôn đều được hưởng nền giáo dục như nhau. Khoảng cách giữa các học sinh giỏi nhất và yếu nhất ở nước này là nhỏ nhất thế giới, theo một kết quả cuộc thăm dò của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). “Bình đẳng là từ quan trọng nhất trong nền giáo dục Phần Lan”, Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Phần Lan Olli Luukkainen cho biết.

Ở Phần Lan, chính phủ cho phép các bà mẹ được nghỉ phép 3 năm sau khi sinh và trợ cấp dịch vụ trông trẻ ban ngày cho các bậc cha mẹ. Khi những đứa trẻ lên 5 tuổi, các em sẽ được đến trường mẫu giáo mà không phải đóng góp bất kỳ khoản tiền nào, ở đây, trẻ em được tập trung vào việc vui chơi và tương tác xã hội. Các trường học cung cấp đồ ăn, chăm sóc sức khỏe, tư vấn và dịch vụ taxi nếu học sinh cần. Chương trình chăm sóc sức khỏe cũng được miễn phí với toàn bộ học sinh. Đối với các bậc phụ huynh, trong một tháng họ sẽ nhận được khoảng 150 euro từ nguồn ngân sách nhà nước để chăm sóc và nuôi nấng mỗi một người con cho đến khi chúng bước sang tuổi 17.

ly giai hien tuong giao duc than ky phan lan
Trẻ mẫu giáo ở Phần Lan.

Sau gần 40 năm kể từ khi chính phủ Phần Lan quyết định thực hiện kế hoạch táo bạo khi chọn lĩnh vực cải cách giáo dục công lập để phục hồi kinh tế, vào năm 2000, cộng đồng giáo dục quốc tế mới bất ngờ với những thành quả của giáo dục Phần Lan khi biết kết quả xếp hạng PISA của học sinh Phần Lan.

Năm 2000 đánh dấu lần đầu tiên tổ chức OECD thực hiện chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) để đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Chương trình được thực hiện từ năm 2000 và cứ 3 năm lặp lại một lần. Mục đích của chương trình là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. Chương trình hướng vào việc đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. Kết quả cho thấy trẻ em Phần Lan sở hữu khả năng đọc hiểu tốt nhất trong số các học sinh cùng lứa tuổi.

Trong các kỳ khảo sát PISA sau đó, học sinh Phần Lan cũng liên tục nằm trong vị trí top đầu.

Đối với Phần Lan, điểm số của học sinh nước này trong các bài đánh giá quốc tế như PISA chỉ là kết quả phụ của hệ thống giáo dục chứ không phải mục tiêu chính. “Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách học như thế nào, chứ không phải cách để thi”, nhà sư phạm Pasi Sahlberg lý giải.

Theo Xuân Vũ/Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-01S

Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-01S

(LĐTĐ) Quá trình điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai xác định Trần Minh Lợi có liên quan đến sai phạm trong công tác nghiệm thu cải tạo xe tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ gới 60-01S. Các Quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai phê chuẩn.
Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan bày tỏ: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai mãi mãi ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã không tiếc máu xương vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa

Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa

(LĐTĐ) Theo Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh, vấn đề mang tính thời sự hiện nay, đó chính là tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người lao động, cũng như tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động, các cơ quan đơn vị có liên quan là rất cần thiết.
LĐLĐ quận Đống Đa: Thành lập công đoàn Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko

LĐLĐ quận Đống Đa: Thành lập công đoàn Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới - Cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp”.
Khen thưởng đội bóng xuất sắc đoạt giải Nhì Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2024

Khen thưởng đội bóng xuất sắc đoạt giải Nhì Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 6/5, LĐLĐ quận Hà Đông đã tổ chức khen thưởng 20 cá nhân có thành tích xuất sắc đã đoạt giải Nhì Giải bóng đá Công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) - Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024.
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Chiều ngày 6/5, trong quá trình thi công phần móng cột đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), 3 công nhân đã tử vong do bị đất đá sạt lở vùi lấp.

Tin khác

Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025

Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 2329/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2024

Danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024.
Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Academic tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024.
Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức bế mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

(LĐTĐ) Trước mùa tuyển sinh năm 2024, hơn 1.000 học sinh Hà Nội đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Sức khỏe - Ngôn ngữ” để được tháo gỡ băn khoăn về việc chọn ngành, chọn nghề…
Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thành phố (TP) Hồ Chí Minh chỉ đạo Trường Quốc tế ISHCMC thu hồi toàn bộ sách có nội dung nhạy cảm, không phù hợp với lứa tuổi đã được phát cho học sinh. Đồng thời yêu cầu trường nghiêm túc khắc phục và kiểm điểm phê bình giáo viên.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động