Luật Cư trú như cuộc cách mạng nhỏ trong đổi mới, quản lý về cư trú
Dự án Luật Cư trú (sửa đổi): Có còn xét các điều kiện liên quan đến hộ khẩu? Đề xuất bỏ sổ hộ khẩu, cân nhắc xóa đăng ký thường trú Công an có được quyền vào nhà kiểm tra cư trú hay không? |
Liên quan đến điều kiện đăng ký thường trú tại Điều 20, Luật Cư trú (sửa đổi), tại Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, nhiều ý kiến nhất trí với nội dung dự thảo Luật là cần quy định mức diện tích bình quân về chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng ký thường trú.
Tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn bởi việc giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức diện tích bình quân về chỗ ở có thể sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền cư trú của người dân giữa các địa phương.
Qua thảo luận, hiện có 2 luồng ý kiến về vấn đề này, thứ nhất tán thành quy định một trong các điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ là phải bảo đảm diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Đoàn đại biểu Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận. |
Mức diện tích nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người cũng là chỉ tiêu được xác định cần hoàn thành trong năm 2020 được nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và mức tối thiểu 8m2 sàn/người hoặc cao hơn cũng được đưa thành chỉ tiêu phấn đấu của hầu hết các địa phương trong cả nước. Đây cũng là ý kiến của Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị quy định ngay trong Luật diện tích nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người là điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ mà không giao cho Hội đồng nhân dân quy định mức diện tích nhà ở tối thiểu cụ thể áp dụng ở từng địa phương để bảo đảm quyền cư trú của người dân được thực hiện đồng đều, thống nhất giữa các địa phương trên cả nước.
Về ý kiến thứ hai, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, không nên quy định diện tích nhà ở tối thiểu là điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ vì không bảo đảm bình đẳng về quyền có điều kiện sống thiết yếu giữa người thuê, mượn, ở nhờ nhà với người đăng ký thường trú theo diện sở hữu nhà ở hoặc chuyển về ở cùng người thân vì các đối tượng này lại không bị giới hạn bởi điều kiện về diện tích nhà ở.
Vì vậy, loại ý kiến này đề nghị lựa chọn tiêu chí là có thời gian tạm trú từ 1 năm trở lên tại địa bàn là điều kiện xem xét đối với các trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ để phù hợp với định nghĩa về nơi thường trú, thể hiện ý định gắn bó, sinh sống lâu dài, ổn định của công dân đối với nơi đăng ký thường trú.
Nêu ý kiến về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan – Đoàn đại biểu Hà Nội cho biết, dự thảo luật lần này cũng đã thay thế việc quản lý cư trú từ hình thức thủ công bằng giấy, sang quản lý bằng hình thức hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là áp dụng mã số định danh cá nhân, truy cập, điều chỉnh trên dữ liệu Quốc gia. Sự đổi mới này mang lại nhiều lợi ích, tiện lợi cho người dân, giúp người dân giảm thiểu các thủ tục hành chính, cũng như việc công chứng, chứng thực giấy tờ, lưu dữ... giảm thiểu sự bất tiện cho người dân.
“Dự thảo Luật Cư trú lần này, chúng ta giảm được nhiều các thủ tục hành chính về quy trình, trình tự thủ tục đăng ký cư trú, đã bãi bỏ được một phần các thủ tục liên quan đến đăng ký thường trú, lưu trú của công dân…Tôi cho rằng đây là cuộc cách mạng nhỏ trong việc đổi mới quảy lý nơi cư trú, phù hợp với xu thế chuyển đổi số”, đại biểu Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.
Mặc dù nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), tuy nhiên theo đại biểu Nguyễn Thị Lan, để hoàn thiện thêm Luật Cư trú cần phải chỉnh sửa một số nội dung để phù hợp; cụ thể, tại điểm b, khoản 2, Điều 20, đại biểu đoàn Hà Nội cũng tán thành với báo cáo giải trình của Chính phủ theo phương án 1 với quy định, đảm bảo điều kiện quy định về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.
Theo đại biểu Đoàn Hà Nội, những điều kiện thường trú tại cơ sở cho thuê, ở nhờ, phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định với 2 lý do: Thứ nhất diện tích 8m2 sàn/người, thì đây cũng là mục tiêu và được xác định hoàn thành trong năm 2020 và được nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; với mức tối thiểu đảm bảo 8m2/người, đảm bảo điều kiện sống, phù hợp với mức sống đa số của người dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ hai, với cách tiếp cận phân cấp, phân quyền, Quốc hội trao quyền cho các địa phương quy định mức tối thiểu diện tích đăng ký thường trú là hợp lý.
Về nội dung tại Điều 38 về điều khoản thi hành, đại biểu Nguyễn Thị Lan tỏ ra băn khoăn với cả 2 phương án, đối với phương án 1 thì cho đến hết ngày 31/12/2020 mới áp dụng đổi mới, toàn bộ phương thức quản lý theo phương thức mới, đại biểu Đoàn Hà Nội e ngại đến thời điểm đó sẽ quá muộn và không theo kịp sự hội nhập quốc tế; chuyển đổi số, sự nhập cuộc của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và sự phát triển kinh tế theo chủ trương của Chính phủ và Quốc hội.
Đối với phương án 2, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, nếu làm được thì rất tốt và được coi là sự đột phá, bước tiến mới trong quản lý cư trú, phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhưng thách thức đặt ra rất lớn đó là khối lượng công việc rất lớn, cần phải hoàn thiện dữ liệu Quốc gia về dân cư, cơ sở hạ tầng...
“Tôi đề nghị, Chính phủ, Bộ Công an cần rà soát lại nguồn nhân lực để xác định thời điểm áp dụng cho phù hợp, đảm bảo tính khả thi cao nhất của Luật. Đồng thời, cần nỗ lực, quyết tâm cao để đổi mới tạo sự đột phá, sớm áp dụng phương thức trong quản lý dân cư, qua đó mới theo kịp sự phát triển xã hội, sự đổi mới công nghệ... đảm bảo an ninh trật tự, quyền của công dân”, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25