Lợi ích kép từ việc truy xuất nguồn gốc nông sản
Doanh nghiệp và người tiêu dùng đều hưởng lợi Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản sử dụng mã Qrcode |
Thực tế cho thấy, hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng chú trọng việc minh bạch nguồn gốc của sản phẩm. Thay vì tin tưởng vào những thông tin được in đơn giản trên bao bì sản phẩm hay những lời quảng cáo "có cánh" của người bán, người tiêu dùng đã có cách làm thông minh bằng việc tìm kiếm xuất xứ sản phẩm qua việc truy xuất nguồn gốc.
Là một người luôn chú trọng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình, chị Lê Thị Loan (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) luôn tìm kiếm những thực phẩm minh bạch về nguồn gốc để sử dụng trong các bữa ăn gia đình. Theo đó, chị Loan đã tải và sử dụng phần mềm quét mã VietCheck để kiểm tra nguồn gốc các sản phẩm. Theo chị Loan, việc sử dụng phần mềm quét mã rất thuận tiện, chỉ cần mất vài giây để loại bỏ nguy cơ về hàng giả, hàng nhái.
Sản phẩm ổi lê Đài Loan được anh Nguyễn Thế Lâm dán tem QR Code để chứng minh nguồn gốc của sản phẩm, qua đó giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng. |
Để tránh việc làm giả thương hiệu, tạo sự yên tâm cho khách hàng, những năm gần đây, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã trên địa bàn Thành phố đã dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Anh Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong (huyện Mê Linh) cho biết: Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong được thành lập vào năm 2017 và sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi liên kết. Hiện tại, Hợp tác xã đang trồng một số loại cây ăn quả như: Táo, bưởi, mít, nhiều nhất phải kể đến ổi lê Đài Loan.
Các sản phẩm của Hợp tác xã đều được giám sát chặt chẽ từ khâu trồng, chăm sóc tới khâu đóng gói sản phẩm đưa ra thị trường. Khi tới kỳ thu hoạch, các sản phẩm nông sản sẽ được đóng gói và dán tem QR Code để người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, chất lượng thông qua điện thoại, máy tính bảng có kết nối internet.
“Ngay từ khi bắt đầu sản xuất, Hợp tác xã đã định hướng sản xuất sản phẩm an toàn. Để chứng minh điều đó với người tiêu dùng, đầu năm 2018, Hợp tác xã đăng ký dán truy xuất nguồn gốc QR Code để khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trong quá trình sử dụng, việc cập nhập quá trình chăm sóc vào hệ thống rất dễ dàng, không có hạn chế. Việc đăng ký dán tem QR Code cũng là hình thức quảng bá và giới thiệu tới người tiêu dùng, chứng minh được sự an toàn của sản phẩm”, anh Lâm cho hay.
Không chỉ có Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong, việc dán tem truy xuất nguồn gốc cũng được nhiều hợp tác xã trên địa bàn Thành phố áp dụng và đã đưa lại hiệu quả cao. Một trong những Hợp tác xã sản xuất các sản phẩm nông sản tại huyện Đông Anh đã và đang triển khai tốt việc dán tem truy xuất nguồn gốc phải kể đến Hợp tác xã Ba Chữ (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).
Theo Giám đốc Hợp tác xã Ba Chữ Nguyễn Thị Huyền, từ năm 2018, Hợp tác xã Ba Chữ đã dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Các loại rau ăn lá sau khi thu hoạch sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc trước khi đến tay người tiêu dùng để tránh việc hàng giả, hàng nhái, người dùng yên tâm sử dụng. Không những vậy, việc dán tem truy xuất được hỗ trợ hoàn toàn chi phí nên các xã viên cũng cũng phần nào yên tâm sản xuất mà không quá lo lắng về đầu ra.
Khẳng định về tầm quan trọng của việc dán tem truy xuất nguồn gốc, chị Nguyễn Thu Thoan, Chủ trang trại gà vi sinh Thu Thoan (huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) cho biết, việc dán tem truy xuất nguồn gốc sẽ giúp người tiêu dùng được hưởng đúng giá trị của sản phẩm với số tiền bỏ ra. Ngoài việc dám tem truy xuất nguồn gốc, với mỗi con gà được xuất ra thị trường đều được chị Thoa gắn dây niêm phong để đảm bảo không thể đánh tráo sản phẩm. Theo chị Thoan, việc bảo đảm bảo xuất xứ hàng hóa chính là bảo vệ sản phẩm của mình và lợi ích cho người tiêu dùng.
Có thể khẳng định, việc dán tem truy xuất nguồn gốc là việc làm thiết yếu mà các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các hộ kinh doanh cần phải làm để bảo vệ thương hiệu cho chính mình và quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để hướng tới việc ngăn chặn việc làm hàng giả, hàng nhái, người tiêu dùng cũng phải khắt khe hơn trong việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và các thành viên trong gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Tin khác
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 7/11
Tiêu dùng 07/11/2024 15:30
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30