Loay hoay tìm việc làm trong bối cảnh dịch Covid-19

Trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhiều lao động đã rơi vào cảnh mất việc hoặc ngừng việc tạm thời. Đây là một trong những vấn đề xã hội, dân sinh nổi cộm và đòi hỏi phải có thêm nhiều giải pháp hơn nữa để giải quyết bài toán việc làm.
Việt Nam phê duyệt vắc xin phòng Covid-19 của hãng Pfizer Hà Nội tổ chức đón 286 người dân trở về từ Bắc Giang

Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, thu nhập từ nghề kế toán của chị Nguyễn Thị Linh (quận Cầu Giấy) dao động trong khoảng 10-12 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, dịch bệnh bùng phát hơn một năm qua đã tác động không nhỏ đến đời sống việc làm của chị.

Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ của ngành hàng không, những ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh đã khiến nhiều hoạt động của công ty chị phải tạm ngừng, dẫn đến thu nhập của người lao động giảm xuống hơn một nửa suốt một thời gian dài. Đến đợt dịch thứ 4 bùng phát, công ty chị Linh buộc phải cắt giảm nhân sự, cho nhân viên tạm ngừng việc chưa xác định thời hạn và “khuyến khích” người lao động tìm cơ hội việc làm mới.

“Từ mức thu nhập tương đối ổn định ban đầu, tôi bị giảm hơn một nửa còn khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Vừa qua, công ty đã có quyết định cho nhân viên ngừng việc. Tôi đang cố gắng kiếm công việc theo kinh nghiệm đã có nhưng rất khó để tìm được đúng như ý”, chị Linh tâm sự.

Loay hoay tìm việc làm trong bối cảnh dịch Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều người lao động tạm ngưng việc hoặc mất việc làm.

Cùng hoàn cảnh của chị Nga, anh Nguyễn Tuấn Anh từng làm lái xe tại một công ty dịch vụ vận chuyển trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công ty ít việc, lại đúng vào thời điểm anh kết thúc hợp đồng nên công ty cho anh thôi việc. Những ngày này, mặc dù đã mất nhiều thời gian tìm hiểu các đơn vị tuyển dụng nhưng vẫn chưa thể tìm được công việc phù hợp. Anh cho biết bản thân đã trải qua nhiều việc tạm thời như xe ôm công nghệ, bốc vác… nhưng thu nhập không ổn định. Gia đình anh vẫn chật vật khi vợ anh đang nghỉ chế độ thai sản.

"Tôi rất sốt ruột muốn tìm được một công việc phù hợp nhưng đã hơn 1 tháng rồi chưa tìm được", anh Tuấn Anh bày tỏ.

Không chỉ riêng người lao động, về phía doanh nghiệp, dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tuyển dụng lao động. Cũng đang tìm kiếm lao động nhiều tháng qua, cán bộ phụ trách tuyển dụng Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Minh cho biết, công ty có nhu cầu tuyển nhiều nhân viên ở các vị trí như, công nhân, chuyên viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhân viên kinh doanh, kế toán. Công ty cũng sẵn sàng đào tạo lại với nhân viên mới mà vẫn không thể tuyển đủ chỉ tiêu. Nhưng tìm lao động bình thường đã khó, nay dịch bệnh còn khó hơn.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, tính đến nay đã có 85 ca dương tính với SARS-CoV-2 là đoàn viên công đoàn, người lao động trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, có hàng nghìn F1, F2, F3 là công nhân, viên chức, người lao động.

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 1.203 doanh nghiệp bị ảnh hưởng, trong đó 233 doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, hơn 5.272 công nhân lao động mất việc làm. Ngoài ra, gần 43.000 công nhân lao động rơi vào tình trạng thiếu việc làm.

Loay hoay tìm việc làm trong bối cảnh dịch Covid-19
Đợt dịch thứ 4 bùng phát đã buộc nhiều người phải trở thành lao động có việc làm phi chính thức.

Trên cả nước, tình hình lao động thiếu việc, mất việc làm cũng diễn ra nhiều. Theo báo cáo điều tra của Tổng cục Thống kê, quý 1/2021, cả nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Trong đó, lao động khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Các doanh nghiệp buộc phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp; trong đó, có cả các biện pháp tinh giản lao động như cắt giảm, nghỉ luân phiên; tuyển dụng lao động thời vụ, lao động tạm thời để duy trì hoạt động.

Đại dịch Covid-19 đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.

Trước thực trạng này, từ cuối năm 2020, nhận định trước tình hình nếu dịch chưa kết thúc sẽ ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là việc làm của người lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố năm 2021 với chỉ tiêu 160.000 người.

Theo đó, Thành phố đã đưa ra tổng thể các nhóm giải pháp là: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo việc làm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm; tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyêt việc làm từ nguồn ngân sách thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố.

Tuy nhiên trên thực tế, để tìm được một công việc phù hợp là điều không hề dễ dàng đối với người lao động trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2021, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 78.629 lao động. Trung tâm Dịch vụ việc Hà Nội vẫn duy trì trung bình mỗi ngày các sàn kết nối trực tuyến được hơn 100 người lao động với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Mặc dù vậy, dịch bệnh đã hạn chế việc tiếp xúc, đi lại khiến cho việc kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp vẫn trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.
Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Trong hai ngày 31/3 và 1/4/2025, hàng nghìn lao động đã có mặt từ sớm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An để hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi tiếng Hàn theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài sang làm việc tại Hàn Quốc (EPS) đợt 1 năm 2025.
Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) và Hiệp hội Phi lợi nhuận We Are Asian (WAA) về việc tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong ngành Hộ lý tại Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab, thuộc Bộ Nội vụ) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn ứng viên năm 2025.
Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trong quý 1/2025, cả nước có hơn 37.000 lao động được đưa sang nước ngoài làm việc, đạt 28,4% kế hoạch năm.
Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Việc tiếp cận AI ngoài vấn đề công nghệ, còn liên quan đến các yếu tố chiến lược và chính sách. Trong các hội thảo gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng khi xây dựng chiến lược AI ở cấp quốc gia, thay vì chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ một cách rời rạc.
Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

2 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất gồm: Bán lẻ và thương mại, Bất động sản và xây dựng, Sản xuất Chế biến - chế tạo, chiếm gần 60% tổng số vị trí tuyển dụng.
Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Năm 2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 169.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3%. Ghi nhận 2 tháng đầu năm 2025, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 33.078 lao động, đạt 19,57% kế hoạch.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Nhằm cung cấp thông tin về lao động việc làm, xuất khẩu lao động cho người sử dụng lao động, người lao động, sáng 24/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hà Đông và Trường Đại học Đại Nam tổ chức “Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025”. Sự kiện thu hút 55 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh và cùng với gần 3.000 sinh viên, người lao động tham gia tuyển dụng, tìm kiếm cơ hội việc làm.
Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Ngày 23/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng và Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2025”; thu hút sự góp mặt của 60 doanh nghiệp, đơn vị; đăng ký tuyển dụng, tuyển sinh 1.585 chỉ tiêu, với đa dạng các vị trí, ngành nghề cùng mức lương hấp dẫn.
Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Lĩnh vực công nghệ thông tin được dự báo tiếp tục dẫn đầu về dự định tuyển dụng trong quý 2/2025, theo sau là tài chính và bất động sản; công nghiệp và vật liệu. Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng lên ở nhiều ngành nghề, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất...
Xem thêm
Phiên bản di động