“Lên sống ở Thủ đô, tôi mới là Quang Thọ”
Quán Thanh xuân tháng 4: Tiếng còi tầm Lương, thưởng là thước đo giá trị của doanh nghiệp Sự tri ân những người đi trước |
Trong chương trình Quán Thanh xuân tháng 4 với chủ đề “Tiếng còi tầm”, Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ xuất hiện với tư cách khách mời và ca sĩ thể hiện ca khúc gắn với tên tuổi của mình “Tôi là người thợ lò” của nhạc sĩ Hoàng Vân. Dễ dàng nhận thấy ông có vẻ gầy hơn, nước da xấu hơn nhưng giọng hát thì vẫn thật đầy năng lượng.
Thực ra, ông mới thoát “cửa tử” sau 33 ngày tai biến. Đó là một cơn tai biến nhẹ đã xảy ra với ông vào sáng sớm ngày 1/11/2020 - sau buổi biểu diễn tại huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng). Với sự nỗ lực của bản thân, cùng sự chăm sóc tận tình của các “thiên thần áo trắng” tại A9 Bệnh viện Bạch Mai, cộng với sự động viên khích lệ của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, khán giả nên ông đang dần trở lại trạng thái bình thường và vừa mới đón sinh nhật tuổi 72 (ngày 3/12/2020).
Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ thể hiện ca khúc “Tôi là người thợ lò” |
“Ở tuổi này, nhờ sự luyện tập hằng ngày nên giọng hát của tôi vẫn giữ được phong độ. Mỗi lần cất tiếng hát, tôi vẫn có cảm xúc nguyên vẹn như những lần đầu vậy. Và để giữ được giọng hát, cảm xúc như vậy phải có một sức khỏe tốt. Nếu có ước muốn tôi mong cho thời gian trở lại. Tôi mong muốn được khỏe mạnh để tiếp tục công việc, sự nghiệp ca hát, tiếp tục cống hiến, tiếp tục thấy sự trưởng thành của học sinh, tiếp tục vui cùng con cháu và bạn bè đồng nghiệp”, nam ca sĩ nổi tiếng cho biết.
Chia sẻ trong chương trình, Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ đã kể về bước chuyển mình từ một người thợ lò đến một ca sĩ. Trong suốt 7 năm làm thợ lò với ông là những tháng ngày không thể nào quên. Ông kể, ông sinh ra trong một gia đình có đông anh em ở Hạ Long (Quảng Ninh). Năm ông lên 4 tuổi, cả gia đình chuyển đến sống tại thành phố Cẩm Phả. Vừa học hết lớp 8 (hệ 10 năm), gia đình khuyên ông nghỉ học để đi làm, đỡ đần bố mẹ nuôi các em. Là anh trai cả trong nhà, ông tạm gác việc học, xin việc tại phòng Cơ điện của Mỏ than Cọc Sáu.
Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ kể, những năm tháng làm việc tại mỏ than Quảng Ninh là khoảng thời gian tài năng ca hát của ông được chắp cánh. Ông trở thành hạt giống của phong trào văn nghệ vùng mỏ. Tiếng hát của ông cất cao trong những căn hầm tối, giữa màn đêm, dưới làn “mưa bom bão đạn”.
Những ngày bom Mỹ đánh phá miền Bắc, công nhân không được thắp điện, băng chuyền ngừng hoạt động, thợ mỏ vẫn phải dùng cuốc, xẻng khai thác, đảm bảo tiến độ. Trong đêm tối, ca sĩ Quang Thọ thức trắng, say sưa hát, làm vơi đi những nhọc nhằn của họ. Nắng, gió, bụi than đất mỏ tôi luyện giọng ca, con người Quang Thọ. Từ hầm lò, tiếng hát ông bay đến chiến trường.
Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ chia sẻ trong chương trình |
Đầu năm 1971, khi đang là công nhân bậc 4, Nghệ sĩ Quang Thọ bỏ nghề, rời Quảng Ninh, theo bước chân của những đoàn quân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ông khoác ba lô trên vai, gia nhập đoàn văn nghệ xung kích vùng mỏ. Vác đàn guitar trên vai, ông đi dọc chiến trường, biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sĩ đóng quân ở miền Nam, Lào và Campuchia. Mưa bom, bão đạn càng rèn giũa thêm tinh thần, ý chí của giọng ca đất mỏ. Sau 2 năm hoạt động văn nghệ tích cực, Nghệ sĩ Quang Thọ được cử đi đào tạo tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Trong chương trình Quán Thanh xuân, Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ đã kể về vụ tai nạn trong quãng đời làm công nhân mỏ của mình. “Hôm ấy mưa đổ xối xả, sấm sét ầm ầm, tôi phải trèo lên cao để gỡ mối dây điện. Rất cẩn thận, tôi lấy kìm gõ vào dây điện rồi mới yên tâm trèo lên móc dây an toàn vào cột điện. Đang gỡ dây thì trên đồi thấy nhoàng một cái như quán tính tôi buông hai tay ra nhưng không kịp vì nó diễn ra quá nhanh. Tôi như bị quả búa tạ đánh vào ngực. Tôi rơi xuống ngay, rất may là đã đeo dây an toàn và treo lơ lửng coi như không biết gì nữa. Sau đó mọi người đã đưa tôi đi bệnh xá cấp cứu”, Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ kể lại.
Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ còn kể những lần đi hát cùng anh chị em, đứng trên xe thùng đi trên những con đường dốc, xóc đến các mỏ từ Mông Dương đến Uông Bí. Có những hôm ông và các ca sĩ mỏ vừa đi vừa hát 11 show trong ngày, từ 6h cho đến 22h. Những năm vừa làm công nhân mỏ vừa say sưa ca hát sôi nổi ấy đã đưa ông đến với con đường ca hát chuyên nghiệp sau này như một cái duyên trời định. Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ tự hào vì mình từng là công nhân mỏ và cảm thấy hào hứng với biệt danh mà nhiều người yêu quý đặt cho ông: “Người công nhân mỏ hát hay nhất”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13