Lễ hội Làng Sen 2022 lan tỏa các giá trị văn hóa
Dâng Người câu hát quê hương Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2015 |
Lễ hội Làng Sen tiền thân là Liên hoan "Tiếng hát từ Làng Sen" tổ chức lần đầu tiên vào năm 1981. Đây là một trong những hoạt động thể hiện lòng biết ơn, thành kính của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An cũng như nhân dân cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
![]() |
Các tiết mục đặc sắc sẽ được trình diễn tại Lễ Hội làng Sen. |
Trong năm nay, chương trình lễ hội sẽ có lễ dâng hoa trước Tượng đài Bác Hồ ở Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh); lễ diễu hành về quê Bác, dâng hoa, dâng hương ở Khu Di tích Kim Liên và Đền Chung Sơn (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An); lễ rước ảnh Bác; lễ khai mạc và bế mạc...
Bên cạnh đó nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí được tổ chức như: Liên hoan Tiếng hát Làng Sen; trưng bày chuyên đề ảnh; trình diễn dân ca Ví, Giặm và biểu diễn nghệ thuật; thi đấu bóng chuyền và võ cổ truyền tỉnh Nghệ An; trình diễn áo dài sen; trưng bày, giới thiệu văn hóa ẩm thực, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Nghệ An…
Các chuỗi hoạt động đi kèm như tổ chức cuộc thi ảnh online "Hello Nam Đàn"; hội trại, chiếu phim và trò chơi dân gian… Đặc biệt Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc cũng sẽ được tổ chức tại tỉnh Nghệ An đúng vào dịp diễn ra Lễ hội Làng Sen.
Lễ hội Làng Sen quy mô cấp tỉnh được tổ chức hàng năm, vào đúng ngày sinh nhật Bác; quy mô cấp quốc gia được tổ chức 5 năm một lần. Thông qua các hoạt động tại lễ hội nhằm tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh quê hương Nghệ An với cả nước và bạn bè quốc tế.
Cũng trong dịp này, công trình Cổng Tam quan tại Khu Di tích Kim Liên sẽ được khánh thành và các công trình: Thác 9 tầng tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan; Khu du lịch văn hóa thuộc Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt - Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên Nam Đàn sẽ được khởi công xây dựng.
Chương trình cũng là cơ hội để nhân rộng và phát triển các hạt nhân phong trào nghệ thuật quần chúng cả nước trên bình diện sáng tác, biểu diễn, khai thác và phổ biến nhằm giữ gìn di sản văn hóa - văn nghệ ở từng địa phương. Trên cơ sở đó góp phần bổ sung lực lượng nòng cốt cho phong trào văn nghệ quần chúng và cho hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.
Nhiều thế hệ ca sĩ trưởng thành từ hoạt động văn nghệ đặc sắc này như nghệ sĩ ưu tú Tiến Dũng, Lệ Thanh, Ngọc Hà, Hồng Lựu, Thu Hiền... có những ca khúc đã đi vào lòng công chúng được sáng tác phục vụ liên hoan như "Người là niềm tin tất thắng" của nhạc sĩ Thuận Yến, "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác" của nhạc sĩ An Thuyên, "Ngày hội bên sông Lam" - "Ru con giữa mùa sen nở" của nhạc sĩ Hồ Hữu Thới, "Ngôi sao tháng năm” của nhạc sĩ Ánh Dương, “Ngày hội Làng Sen” của nhạc sĩ Đặng Nhất Mai, "Người mẹ Làng Sen" của nhạc sĩ Lê Hàm, "Tình quê Nam Đàn" của nhạc sĩ Mai Cường…
Ngoài Liên hoan Tiếng hát Làng Sen, Lễ hội Làng Sen còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính lễ nghi đặc trưng khác. Có thể kể đến lễ rước ảnh Bác Hồ theo hành trình từ quê ngoại về quê nội của Bác, lễ chào cờ, dâng hương, dâng hoa, báo công với Bác của chính nhân dân quê hương Nam Đàn tổ chức, biểu thị lòng ngưỡng vọng của nhân dân Nam Đàn nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Thông tin với báo chí tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý có đề xuất việc nâng tầm "Lễ hội Làng Sen" thành "Lễ hội văn hóa Hồ Chí Minh"; hỗ trợ tỉnh Nghệ An xây dựng Khu du lịch Kim Liên (huyện Nam Đàn) sớm trở thành Khu du lịch quốc gia.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định Nghệ An đã đi đúng hướng, chọn được những điểm nhấn, phát huy được giá trị văn hóa, phẩm chất tốt đẹp của con người xứ Nghệ…
Theo đó, địa phương cần tập trung xây dựng và phát triển văn hóa theo hướng chú ý nhiều hơn đến phát huy, giữ gìn giá trị văn hóa quê hương, con người xứ Nghệ. Cần chọn điểm ưu tiên di sản trước như phát huy dân ca Ví, Dặm thành một trong những trụ cột; xây dựng các sản phẩm du lịch, phát triển loại hình du lịch MICE, trong đó kết hợp lễ hội, sự kiện, nghỉ dưỡng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam
Văn hóa 02/04/2025 13:14

Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích "drama" Thùy Tiên và ViruSs
Văn hóa 01/04/2025 16:49

Từ drama tình ái ViruSs, Pháo và Ngọc Kem: Một bộ phận giới trẻ, họ đang nghĩ gì?
Văn hóa 01/04/2025 09:41

Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm
Văn hóa 29/03/2025 15:53

Nắng xuân gọi những yêu thương
Văn hóa 29/03/2025 10:07

Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Văn hóa 24/03/2025 18:28

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025
Văn hóa 22/03/2025 06:32

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng
Văn hóa 20/03/2025 14:20

Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố
Văn hóa 20/03/2025 11:18

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn
Văn hóa 18/03/2025 11:25