Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đôn đốc tiến độ 2 dự án trọng điểm ở quận Ba Đình, Đống Đa
Báo cáo về Dự án xây dựng đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, quận có 658 phương án giải phóng mặt bằng thuộc địa bàn 4 phường: Cát Linh, Láng Hạ, Láng Thượng, Ô Chợ Dừa. Ngày 29/12/2023, UBND Thành phố có văn bản 4434/UBND-TNMT chấp thuận chính sách đặc thù.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra thực địa dự án đường Vành đai 1. |
Đến nay, quận đã hoàn thành công tác điều tra khảo sát và xác nhận nguồn gốc đất 658/658 phương án; tổ chức bốc thăm cho 270/658 phương án bố trí 301 căn tái định cư. Dự kiến trong tháng 4/2024, quận cưỡng chế thu hồi 1.901/48.062m2 đất của hợp tác xã Nông nghiệp Hoàng Cầu; tiếp tục thẩm tra, công khai dự thảo phương án và phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư đối với 470 phương án còn lại.
Đối với vướng mắc về quy hoạch đối với 138 hộ/6.083m2 tại phường Ô Chợ Dừa, ông Lê Tuấn Định kiến nghị UBND Thành phố tiếp tục xem xét, chỉ đạo giải quyết.
Bên cạnh đó, lãnh đạo quận Đống Đa tiếp tục đề nghị UBND Thành phố xét bán căn hộ tái định cư bổ sung cho các trường hợp thu hồi đất không được bồi thường về đất theo giá đất ở nhưng được hỗ trợ về đất theo giá đất ở, thực tế có đông nhân khẩu, nhiều cặp vợ chồng sinh sống tại nơi giải phóng mặt bằng. Có chính sách trả dần trong vòng 10 năm đối với số tiền mua nhà tái định cư còn thiếu, nếu hộ gia đình không có khả năng nộp ngay 1 lần. Có chính sách hỗ trợ đối với các trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc của hợp tác xã Nông nghiệp Hoàng Cầu tại ngõ 217 và ngõ 371 La Thành (105 hộ).
Còn tại quận Ba Đình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, tổng số trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận dự kiến 1.337 trường hợp (1.316 hộ dân và 21 tổ chức). Quận đã thực hiện công tác đo đạc hồ sơ kỹ thuật thửa đất được 1.327/1.337 trường hợp; đã điều tra khảo sát được 1.327/1.327 trường hợp; xác nhận nguồn gốc đất 1.266/1.327 trường hợp; đã thẩm định 1.021/1.240 phương án; thông qua 708/1.021 dự thảo phương án. Quận đã ban hành Quyết định phê duyệt 564/708 phương án với tổng tiền bồi thường, hỗ trợ 1.889,4 tỷ đồng; 434 phương án đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ với tổng tiền chi trả 1.247,02 tỷ đồng; đã thu hồi mặt bằng của 69 phương án với tổng diện tích 5.801m2.
Lãnh đạo quận Ba Đình đề nghị Sở Xây dựng bố trí đủ quỹ nhà tái định cư của dự án để tiến hành bốc thăm nhà tái định cư cho các hộ dân và sớm trình UBND Thành phố ban hành các quyết định bán nhà mà UBND quận và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố đã trình để các hộ dân nhận nhà, bàn giao mặt bằng thực hiện dự án…
Về dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Đống Đa thông tin, đối với công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện xây dựng ga ngầm S10 và S11, ngày 14/10/2021, quận đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đối với 121 phương án (102 hộ dân và 19 tổ chức) và 8 phương án tái định cư tại chỗ đối với nhà 23 Quốc Tử Giám trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án và bàn giao cho Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội.
Tháng 9/2022, quận và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội hoàn thành việc ban hành các quyết định phê duyệt, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và đã ký cam kết bàn giao mặt bằng theo tiến độ khoan hầm của chủ đầu tư đối với các hộ dân.
Còn theo Chủ tịch UBND quận Ba Đình, địa phương này đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án. Cụ thể, đối với Nhà Ga S8, quận đã hoàn thành công tác thu hồi mặt bằng của một tổ chức là Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội với tổng diện tích 152,1m2 và bàn giao cho Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, đơn vị thi công năm 2013.
Đoạn dốc hạ ngầm (đoạn Thủ Lệ, từ ngã ba Voi Phục đến phố Nguyễn Văn Ngọc), quận đã hoàn thành xong công tác thu hồi mặt bằng của một tổ chức là Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội với tổng diện tích 3.545,3m2 và bàn giao cho Ban Quản lý đường sắt Hà Nội, đơn vị thi công năm 2017.
Đối với Ga ngầm S9, quận đã hoàn thành xong công tác thu hồi mặt bằng của 15 phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư bao gồm 2 tổ chức, cơ quan và 13 hộ dân với tổng diện tích 11.482,4m2 cho Ban Quản lý đường sắt Hà Nội quản lý, tổ chức thi công dự án phần diện tích lần 1 vào năm 2016 và phần thu hồi bổ sung để mở rộng công trường phục vụ thi công 8/2018 và toàn bộ vào năm 2022.
Đối với đoạn thi công tuyến ngầm, trên địa bàn phường Kim Mã có 18 trường hợp bị ảnh hưởng. Quận và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã hoàn thành công tác phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đối với 18 trường hợp với tổng số tiền hơn 8,2 tỷ đồng. Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã tổ chức chi trả xong tiền bồi thường hỗ trợ đối với 18/18 hộ gia đình năm 2022. Đối với 18 hộ này, hiện đang chờ thời gian thi công để thông báo tới các hộ dân di chuyển theo quy định.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra thực địa dự án Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. |
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến thống nhất với các ý kiến và nhấn mạnh, đây là 2 dự án trọng điểm của Thành phố, được cả Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo chủ chốt của Trung ương quan tâm. Tuy nhiên, đến nay, tiến độ dự án còn chậm so với yêu cầu về công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết kiến nghị của 2 địa phương cũng như của người dân còn chậm.
Đối với Tuyến đường sắt số 3, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội phối hợp với hai quận Ba Đình, Đống Đa quản lý tốt phần diện tích đã giải phóng mặt bằng, người dân đã nhận tiền tạm cư. Đến giai đoạn triển khai hệ thống đoạn ngầm, phải theo dõi sát hệ thống quan trắc đánh giá tác động của hơn 3.000 hộ, từ ga S9-S12, để không ảnh hưởng đến đời sống người dân để người dân yên tâm và chủ đầu tư, nhà thầu có trách nhiệm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, vận hành tuyến đường sắt trên cao đoạn Nhổn - Thủ Lệ, trước thời điểm ngày 10/10, để chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, cố gắng vào tháng 6, tháng 7.
Đối với Tuyến ngầm từ S9-S12, Thành phố đã có cơ chế cho Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị ứng ngân sách theo ý kiến đồng ý của Thường trực Chính phủ. Có thể nghiên cứu áp dụng đến cả S12. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị nghiên cứu hướng xử lý vừa linh hoạt, tiết kiệm, không lãng phí, rút ngắn thời gian hoàn thành tuyến đường sắt số 3.
Còn về dự án đường Vành đai 1, Hoàng Cầu - Voi Phục, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, đây là dự án “trọng điểm của trọng điểm”. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến song tiến độ giải phóng mặt bằng còn chậm, một số nội dung vẫn còn tồn tại. Đề nghị Quận ủy Ba Đình, Đống Đa quyết liệt chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng. Đối với diện tích đã giải phóng mặt bằng xong bàn giao ngay cho chủ đầu tư để triển khai thi công, có mặt bằng đến đâu thi công đến đó.
Bên cạnh đó, khẩn trương thực hiện công tác đo đạc, kiểm đếm xác định nguồn gốc đất đai, phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng còn lại trong tháng 4/2024. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư công trình dân dụng nhận bàn giao mặt bằng, tiến hành xác định mốc giới và tiến hành thi công theo tiến độ.
Về quỹ nhà tái định cư, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp triển khai. Đề nghị Sở Xây dựng sớm trình UBND Thành phố ban hành các quyết định bàn giao nhà tái định cư khi đã đủ điều kiện, ưu tiên cho dự án này. Vừa thực hiện giải phóng mặt bằng vừa triển khai dự án trọng điểm và đảm bảo an sinh xã hội để có phương án giải quyết phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04