Làng nghề mây tre đan Phú Vinh hôm nay

(LĐTĐ) Từ lâu làng nghề sản xuất mây tre đan thuộc thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ được biết đến như một trong những làng nghề truyền thống có tiếng của Hà Nội. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, nhiều vật liệu mới ra đời mang tính tiện ích cao nên một số sản phẩm mây tre đan không còn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để tồn tại và phát triển, người dân nơi đây đã năng động, đa dạng hoá sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ đảm bảo thu nhập ổn định, duy trì và phát triển nghề truyền thống.
lang nghe may tre dan phu vinh hom nay Làm giàu từ nghề truyền thống
lang nghe may tre dan phu vinh hom nay Nghệ nhân khuyết tật trọn đời "giữ lửa" làng nghề mây tre đan Phú Vinh
lang nghe may tre dan phu vinh hom nay Độc đáo làng nghề mây tre đan Phú Vinh

Nét đẹp của nghề truyền thống

Làng Phú Vinh được coi là “xứ mây”, nổi tiếng về nghề mây tre đan với lịch sử phát triển nghề hơn 400 năm. Mỗi sản phẩm mây tre đan là một tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật tinh xảo, công phu của những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo. Nét đặc trưng truyền thống trong sản phẩm mây tre đan Phú Vinh là hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng kỹ thuật sản xuất lại rất tinh xảo.

lang nghe may tre dan phu vinh hom nay
Người dân Phú Vinh tạo ra những sản phẩm mây tre đan (Ảnh: Lương Hằng)

Theo các cụ cao niên trong làng, cách đây chừng 400 năm, Phú Hoa Trang (nay là Phú Vinh) có một địa danh là bãi Cò Đậu do ở đây có rất nhiều cò, sau gọi chệch là Gò Đậu. Lông cò thường rụng trắng một vùng gò, có người thấy thích nhặt về tết thành mũ, nón rất xinh xắn. Ban đầu họ dùng thấy đẹp, bền liền làm thành quà tặng người thân, bạn bè, dần dần được yêu thích và nhiều người đến tìm mua.

Lâu dần, lông cò có hạn, người dân tìm thêm cỏ lác, cỏ lau mọc sẵn ngoài đồng và lên rừng tìm các thứ vật liệu mềm dẻo như tre, mây, giang… để sản xuất thành các đồ gia dụng như rổ, rá, rế, làn… Qua thời gian, nhiều vật liệu mới được bổ sung, đến nay các mẫu mã sản phẩm được cải tiến, kỹ thuật đan mây tre của người làng được nâng cao để sản phẩm ngày càng tinh xảo và có giá trị kinh tế hơn.

Các công đoạn sản xuất mây tre đan của làng rất cầu kỳ, bao gồm chọn nguyên liệu rồi tuốt, phơi, chẻ nan, sấy… Sau đó, nguyên liệu sẽ được luộc trong nước sôi hoặc sấy khói rơm để có màu đẹp tự nhiên, cuối cùng mới đến tay người thợ đan thành sản phẩm. Có thể khẳng định rằng sản phẩm mây tre đan Phú Vinh ngày càng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật mây tre đan.

Đến với làng nghề Phú Vinh, được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất hàng thủ công mây tre đan mới thấy hết sự đa dạng trong kiểu dáng và mẫu mã. Những sản phẩm mây, tre đan với đủ màu sắc được tạo ra dưới những đôi bàn tay lành nghề của các nghệ nhân trong làng khiến chúng tôi không khỏi thích thú, tò mò. Từ những cây mây, nan tre, các nghệ nhân đã thổi hồn vào chúng, tạo ra những sản phẩm tinh xảo làm mê đắm lòng người. Không chỉ làm ra những vật dụng gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê như khay, đĩa, rổ, rá, dần sàng, túi xách, cơi trầu… mà các nghệ nhân còn nhận làm những sản phẩm nội thất, đồ trang trí rất hấp dẫn như bàn ghế, bình hoa, chao đèn, khung ảnh…

Nói về điểm khác biệt của sản phẩm mây tre đan Phú Vinh so với các vùng khác, bà Nguyễn Thị Cảng (chủ cửa hàng mây tre đan Thực Cảng) cho hay: “Làng nghề mây tre đan Phú Vinh nổi tiếng bởi vì các yếu tố như chất liệu, kỹ thuật. Với khả năng sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, các nghệ nhân Phú Vinh đã tạo ra hàng trăm cách đan khác nhau như đan xương cá, kết hình hoa và kết màu sắc, tạo hình hoa văn nổi trên nhiều mẫu sản phẩm tinh xảo… có tính thẩm mỹ cao và tạo nên sự khác biệt hoàn toàn so với các sản phẩm mây tre đan các vùng khác”.

Nâng chất thiết kế để tăng sức cạnh tranh

Trước đây, sản phẩm từ mây tre đan chủ yếu là đồ dùng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đến nay, các nghệ nhân trong làng đã mang đến sức sống mới cho làng nghề bằng việc sáng tạo được hàng trăm mẫu sản phẩm mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, từ đĩa mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây… cho đến đồ trang trí, chao đèn, rèm cửa, tranh phong cảnh, chân dung, hoành phi, câu đối, bàn ghế, nội thất khách sạn, nhà hàng. Tất cả sản phẩm qua trí tưởng tượng và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng riêng biệt mà không đâu có được ngoài Phú Vinh.

Hiện nay, sản phẩm của Phú Vinh được chia thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau gồm sản phẩm nội thất như bàn ghế, kệ, giá để đồ; sản phẩm trang trí nội thất như khung tranh, khung gương; sản phẩm gia dụng như khay, đĩa các loại, lọ hoa... Việc mỗi doanh nghiệp của Phú Vinh hướng đến sản xuất chuyên biệt một dòng sản phẩm là điều tất yếu bởi xu hướng của người tiêu dùng trong và ngoài nước hiện nay đều coi trọng cái “tinh tế”, cái “độc đáo” của sản phẩm.

Sản phẩm mây tre đan Phú Vinh có mẫu mã đẹp, tính ứng dụng cao và phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Các cơ sở sản xuất tại đây vẫn luôn trau dồi kiến thức trao đổi kinh nghiệm với các nghệ nhân trong và ngoài nước qua các cuộc hội thảo về mây tre đan để sản phẩm ngày càng sáng tạo, hiện đại và hoàn thiện được những yếu điểm của sản phẩm, từ đó đưa nghề truyền thống mây tre đan đến với các thị trường khó tính và gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc. Cùng với những sự khởi sắc mới đó, nghề mây tre đan đã tạo ra việc làm, thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động khu vực trong vùng.

Đáng chú ý, trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường đặc biệt là nhu cầu của thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp làng nghề của Phú Vinh đã bắt đầu hướng đến sản xuất những dòng sản phẩm chuyên biệt. Hiện nay, sản phẩm của Phú Vinh được chia thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau gồm sản phẩm nội thất như bàn ghế, kệ, giá để đồ; sản phẩm trang trí nội thất như khung tranh, khung gương; sản phẩm gia dụng như khay, đĩa các loại, lọ hoa...

Việc mỗi doanh nghiệp của Phú Vinh hướng đến sản xuất chuyên biệt một dòng sản phẩm là điều tất yếu bởi xu hướng của người tiêu dùng trong và ngoài nước hiện nay đều coi trọng cái “tinh tế”, cái “độc đáo” của sản phẩm. Mặc dù sản xuất những dòng sản phẩm chuyên biệt này đòi hỏi phải chăm chút kỹ lưỡng hơn nhưng giá trị kinh tế của những sản phẩm này lại rất cao.

Với những sự thay đổi đó, điều dễ dàng nhận thấy nhất là sản phẩm mây tre đan hiện nay không còn là hàng đan mây, tre với nghĩa thông thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật, giá trị văn hóa kết tinh ở trong đó. Với bàn tay khéo léo, sự mày mò, sáng tạo từ nguyên liệu là mây, tre người thợ, người dân làm nghề đã tạo ra những sản phẩm mang nét tự nhiên hết sức quyến rũ, vừa mang giá trị sử dụng vừa coi trọng yếu tố thẩm mỹ.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Người nổi tiếng tiếp tay tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý

Người nổi tiếng tiếp tay tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, không ít người nổi tiếng, nghệ sĩ đã tham gia giới thiệu, mời chào hoặc quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi cũng như gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng điều trị bệnh dù chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

(LĐTĐ) Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Sắp diễn ra Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Techfest Quảng Nam 2024, từ 14/5 đến 18/5/2024, tỉnh Quảng Nam, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức chuỗi các chương trình trong Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024.
Man City và Arsenal cả hai cùng bị loại

Man City và Arsenal cả hai cùng bị loại

(LĐTĐ) Real biến Man City thành cựu vương Champions League. Trong khi đó, Arsenal cũng bị loại bởi Bayern.
Nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

(LĐTĐ) Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển.
Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội thông tin, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ngân hàng do mua, bán để thực hiện các giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, rồi rửa tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.

Tin khác

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Xem thêm
Phiên bản di động